Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 37)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá chung về tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới huyện Tam Nông tiến hành chọn 02 xã là xã Dậu Dương, xã Thọ Văn để nghiên cứu, phân tích từ đó có những kết quả tình hình thực hiện nông thôn mới tại 2 xã.

- Xã Dậu Dương là xã đầu tiên đạt chuẩn Nông thôn mới trên địa bàn cả huyện vào tháng 05/2016 vừa rồi. Đến cuối năm 2015 xã đã thực hiện đầy đủ 19/19 tiêu chí, trong đó có 01 tiêu chí về chợ xã không thực hiện do quyết định của Tỉnh không yêu cầu thực hiện.

- Xã Thọ Văn gần như là xã khó khăn nhất trên địa bàn cả huyện. Trước khi thực hiện xây dựng nông thôn mới năm 2011 xã mới chỉ có 02 tiêu chí đạt chuẩn NTM.

3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp được kế thừa, thu thập từ các phòng ban trong huyện và trong xã, từ các công trình đã được được nghiên cứu công bố.

- Số liệu sơ cấp: Thực hiện điều tra ngẫu nhiên mỗi xã 50 người về các vấn đề lien quan đến quá trình thực hiện NTM tại địa phương được chọn, khảo sát các thông tin, tư liệu, số liệu phục vụ xây dựng quy hoạch nông thôn mới tại các xã; Các chỉ tiêu điều tra được xây dựng dựa trên 19 chỉ tiêu nêu trong Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, gồm 5 nhóm tiêu chí là: quy hoạch, hạ tầng kinh tế xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa - xã hội - môi trường và hệ thống chính trị. Điều tra thực địa để bổ sung các số liệu cần thiết. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM được đánh giá thông qua các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và quy hoạch sản xuất.

3.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập được xử lý và phân loại theo các chỉ tiêu nghiên cứu. Sau đó sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel.

- Phương pháp thống kê: Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp (số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân) để mô tả và phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội xây dựng Nông thôn mới.

phương trước khi thực hiện xây dựng nông thôn mới (năm 2011) và sau khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới (năm 2015). So sánh, đánh giá giữa kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới thực tế tại địa phương với bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (PB2-2).

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI HUYỆN TAM NÔNG TAM NÔNG

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, môi trường

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tam Nông nằm ở phía đông nam của tỉnh Phú Thọ, có tọa độ địa lý từ 210 13΄ đến 210 24΄ độ vĩ bắc, 1050 09΄ đến 1050 21΄ độ kinh đông. Trung tâm của huyện là thị trấn Hưng Hóa cách thành phố Việt Trì 30 km đường bộ theo quốc lộ 32A, 32C, quốc lộ 2. Phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Thanh Thủy và Thanh Sơn, phía Đông giáp huyện Lâm Thao và thành phố Hà Nội, phía Tây giáp các huyện Thanh Ba, Cẩm Khê và Yên Lập.

Huyện có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội vì gần thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; Có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận tiện nối liền với các tỉnh miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng trong việc trung chuyển hàng hoá và nối liền hệ thống kinh tế giữa các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ với Thành phố Hà Nội.

Huyện có diện tích tự nhiên 15.559,69 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Hưng Hoá. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 19 xã và 1 thị trấn: Vực Trường, Hiền Quan, Hương Nha, Xuân Quang, Thanh Uyên, Tam Cường, Văn Lương, Tứ Mỹ, Phương Thịnh, Hùng Đô, Quang Húc, Tề Lễ, Cổ Tiết, Hương Nộn, Dị Nậu, Thọ Văn, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà và thị trấn Hưng Hoá.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện Tam Nông tương đối phức tạp, thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn địa, đất đai có núi, đồi, ruộng, đồng, sông, ngòi, hồ, đầm,…Dạng địa hình thể hiện chính của huyện Tam Nông là dốc, bậc thang, lòng chảo, hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn chung địa hình, địa mạo của huyện chia làm 2 dạng chính:

+ Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồi đắp bởi sông Hồng, sông Đà, sông Bứa tập trung ở ven sông thuộc các xã: Hương Nha, Vực Trường, Hiền Quan, Thanh Uyên, Tam Cường, Hương Nộn,

Hưng Hoá, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà, Quang Húc, Hùng Đô và Tứ Mỹ. Độ dốc thường dưới 30, còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng, độ dốc từ 3 - 50.

+ Địa hình đồi núi: Tập trung ở các xã: Dị Nậu, Thọ Văn, Phương Thịnh, Văn Lương, Xuân Quang, Cổ Tiết và Tề Lễ. Địa hình, địa mạo ở đây chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn.

Địa hình này gây ra nhiều khó khăn hơn cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. Vì thế ở đây các loại cây trồng thích hợp và có điều kiện phát triển hơn cả là các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả,… ví dụ như cây chè, sơn, keo lá tràm, bạch đàn, xoài, vải, nhãn… Đồng thời địa hình này cũng gây không ít khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển và giao lưu hàng hóa của người dân.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu có những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành hai mùa là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với nhiệt độ trung bình thời gian này là 26,6°C. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là 19,4°C. Vào mùa nóng thường xảy ra mưa lớn, gây úng lụt cục bộ, mưa lốc xoáy, mùa lạnh thường xảy ra hạn hán.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình của toàn huyện khá cao 23,6°C, số ngày mưa trong năm là 134 ngày với lượng mưa trung bình là 1215,4 mm. Với điều kiện khí hậu như vậy nhìn chung là tương đối thích hợp, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên, vào mùa mưa ở những vùng thấp trũng dễ gây nên tình trạng ngập úng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, làm giảm hiệu quả kinh tế sản xuất. Còn tại các vùng đất dốc, đặc biệt là các khu vực không có thảm thực vật che phủ thì quá trình xói mòn diễn ra mạnh (UBND huyện Tam Nông 2015).

4.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn huyện có 3 con sông chảy qua là sông Hồng, sông Đà và sông Bứa.

Sông Hồng chảy qua huyện từ xã Tứ Mỹ đến xã Hồng Đà, với chiều dài 34km, chảy qua hầu hết các xã trên địa bàn huyện nên sông Hồng có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân; đồng thời cũng cung cấp một lượng phù sa mới cho đồng ruộng góp phần vào

việc cải thiện độ phì đất. Sông Đà chảy qua xã Hồng Đà có chiều dài khoảng 4,1 km, đây cũng chính là đoạn hợp lưu của sông Đà và sông Hồng.Sông Bứa chảy qua địa phận huyện Tam Nông bắt đầu từ xã Tề Lễ đến xã Tứ Mỹ đổ ra sông Hồng, có chiều dài 12 km, cũng góp phần tích cực vào việc tưới, tiêu và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng. Tuy nhiên, do lòng sông hẹp và chảy qua địa hình đồi núi, độ dốc cao nên vào mùa mưa lũ lớn thường xảy ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo tài liệu thổ nhưỡng và kết quả điều tra bổ sung năm 2008 huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ thì huyện gồm 4 nhóm đất chính và được phân chi tiết làm 9 đơn vị cấp II và 21 đơn vị phụ cấp III, Toàn bộ diện tích đất đai của huyện được phân làm 2 vùng chính: Vùng đồng bằng - dộc ruộng trên cơ sở xác định theo địa hình tương đối và vùng đồi núi được xác định bằng độ dốc địa hình.

* Nhóm đất phù sa: Diện tích là 3.724,85ha, chiếm 31,44% diện tích đất điều tra; phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Nhóm đất phù sa phân làm 2 đơn vị đất cấp II là: Đất phù sa trung tính ít chua: Diện tích là 3 539,08 ha, chiếm 95,01% diện tích đất phù sa. Đất có độ phì trung bình nhưng đây là loại đất thích hợp với nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, lạc, đậu đỗ, các loại rau… và là đất tốt nhất của huyện, góp phần tích cực vào việc bảo đảm an toàn lương thực. Đất phù sa chua: Diện tích là 185,77 ha, chiếm 4,99% diện tích đất phù sa; được phân ra làm 2 đơn vị phụ cấp III thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000.

* Nhóm Glây: Diện tích là 672,41 ha, chiếm 5,68% diện tích đất điều tra; phân bố ở dạng địa hình vàn thấp, thấp, trũng; được phân làm 2 đơn vị đất cấp II và 2 đơn vị phụ cấp III là: đất glây chua điển hình và đất glây chua có tầng hữu cơ bị vùi lấp, nhóm đất xám: Diện tích là 6796,62 ha, chiếm 57,37% diện tích đất điều tra và được phân bố trên 2 vùng sản xuất của huyện, cụ thể:Đất xám thuộc vùng đồng bằng - dộc ruộng của huyện: có diện tích là 894,48ha, chiếm 7,55% diện tích điều tra; phân bố ở dạng địa hình vàn, vàn cao chủ yếu là đất ruộng dộc. Đất xám thuộc vùng đồi núi của huyện: có diện tích là 5 902,14ha, chiếm 49,82% diện tích đất điều tra; phân bố ở độ dốc cấp I (<50), II (5 - 150), cấp III (15 - 250), cấp IV (>250). Các đơn vị đất này bị xói mòn mạnh và chỉ thuận lợi cho việc trồng cây dài ngày, đặc biệt ưu tiên cho phát triển cây ăn quả, cây chè, cây sơn, cây bản địa, cây có đốt và các loại cây có khả năng bảo vệ, cải tạo đất và cho hiệu quả kinh tế cao.

* Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích là 79,83 ha, chiếm 0,67% diện tích đất điều tra và chiếm 0,51% diện tích tự nhiên; phân bố ở dạng địa hình đồi dốc thoải, có độ dốc 5 - 150, 15-250 tập trung ở các xã: Hiền Quan, Cổ Tiết, Thanh Uyên, Quang Húc, Tề Lễ. Nhóm đất này rất xấu do bị xói mòn, rửa trôi mạnh; tuy nhiên vẫn còn có khả năng cải tạo để đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp nhưng với đầu tư ban đầu cao thì mới đem lại hiệu quả kinh tế (UBND huyện Tam Nông, 2015).

b. Tài nguyên nước

Nguồn nước ngầm khá phong phú có lưu lượng khoảng 30 lít/giây, nguồn nước này đang được khai thác dưới dạng giếng đào, giếng khoan. Nguồn nước mặt bao gồm rất nhiều các ao, hồ, kênh mương góp phần không nhỏ trong việc phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, việc tưới cho cây trồng vùng đồi hiện nay vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời, huyện đang xây dựng các dự án đầu tư hệ thống tưới chủ động vùng đồi vào giai đoạn 2015 - 2020.

c. Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của huyện Tam Nông hiện nay đang được phục hồi và ngày càng phát triển. Tài nguyên rừng đã góp phần giữ nước đầu nguồn, hạn chế quá trình xô lũ, cải thiện cảnh quan môi trường và cung cấp các loại gỗ nguyên liệu cho công nghiệp và chất đốt cho nhân dân.

d. Tài nguyên khoáng sản

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 9 loại mỏ khoáng sản và điểm quặng trong đó có 2 mỏ lớn vừa, 3 mỏ nhỏ và 4 điểm quặng gồm có: Than bùn tại Cổ Tiết 2 mỏ, trữ lượng khoảng 456.000 tấn; Mica tại Thọ Văn 01 mỏ, trữ lượng khoảng 5.000 tấn. Ngoài ra còn có 01 mỏ khác tại xã Dị Nậu, nhưng chưa được thăm dò trữ lượng của mỏ; Caolin - Fenpats tại Dị Nậu có trữ lượng Caolin khoảng 3.319.000 tấn, Fenspat khoảng 2.991.000 tấn. Cát xây dựng tại các dòng sông trữ lượng khoảng 3,5 triệu m3; Khoáng sản của huyện Tam Nông về trữ lượng mới chỉ ở cấp dự báo và phần lớn không tập mỏ có hệ số bóc đất cao làm tăng chi phí khai thác và giá thành sản phẩm chung.

e. Tài nguyên nhân văn

Tam Nông là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và có bề dày lịch sử văn hoá lâu đời. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn bảo tồn lưu giữ nhiều di sản văn hoá có giá trị bao gồm cả di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Di tích lịch sử

văn hoá: Toàn huyện có 70 di tích lịch sử văn hoá, trong đó 11 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 21 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 38 di tích chưa được xếp hạng.Lễ hội và giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu: Lễ hội Phết Hiền Quan, cầu trâu Hương Nha; Kéo lửa, nấu cơm thi ném Cầu Giỏ thôn Gia Dụ xã Vực Trường, giã bánh giầy Hưng Hoá, truyện cười Văn Lang, hát ghẹo Nam Cường - Thanh Uyên.

f. Thực trạng môi trường

Tam Nông có môi trường tự nhiên khá đa dạng, chất lượng môi trường tốt. Tuy nhiên do phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải khai thác tài nguyên, trong nông nghiệp sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, trong công nghiệp việc khai thác khoáng sản, phát triển các khu, cụm công nghiệp, phát triển giao thông, thuỷ lợi, phát triển thị trấn, thị tứ và thu gom rác thải chưa thành hệ thống đã làm suy giảm môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường. Tại nông thôn nhiều nơi còn thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh, việc sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật thiếu khoa học cũng làm suy giảm môi trường.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Về Kinh tế

Theo báo cáo tổng kết phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2015, nền kinh tế của huyện Tam Nông có những bước chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) trên địa bàn ước đạt: 1.195,2 tỷ đồng, đạt 41,5% kế hoạch, giảm 0,8% so với cùng kỳ.Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 408,4 tỷ đồng, đạt 56,8% kế hoạch, tăng 5% so với cùng kỳ, giá trị sản xuất ngành CN, TTCN - xây dựng ước đạt 593,3 tỷ đồng, đạt 38,7% kế hoạch, giảm 5,2% so với cùng kỳ, giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 193,5 tỷ đồng, đạt 30,7% kế hoạch, tăng 1,8% so với cùng kỳ. Đã thu hút vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn: 274,816 tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch, tăng 9,9% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 22.832,7 tấn, đạt 73,7% so với kế hoạch, tăng 2,3% so với cùng kỳ. Tổng thu NSNN trên địa bàn theo phân cấp quản lý ước thực hiện là: 21.048,19 triệu đồng, đạt 52,5% so với dự toán, bằng 155,9% so với cùng kỳ (UBND huyện Tam Nông 2015).

* Ngành nông, lâm, ngư nghiệp:

- Về trồng trọt: Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù thời tiết rét đậm, rét hại muộn và kéo dài làm trên 200 ha lúa gieo cấy bị chết và 258 ha bị ảnh hưởng,

song với sự chỉ đạo sát sao của BCĐ sản xuất các cấp, việc tăng cường chỉ đạo kiểm tra, hỗ trợ kịp thời của huyện và sự nỗ lực khắc phục của các hộ dân, diện tích lúa bị chết và ảnh hưởng đã được gieo cấy bổ sung, chăm sóc kịp thời phục hồi và sinh trưởng tốt. Vì vậy, diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất, sản lượng lương thực đạt cao hơn so với cùng kỳ và vượt kế hoạch, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 37)