Kết quả thực hiện tiêu chí NTM xã Dậu Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 87)

Stt Tiêu chí 2011 Kế hoạch Đánh giá

đến 2015

Kết quả đến 2015

1 Quy hoạch Chưa đạt Đạt Đạt Đạt

2 Giao thông 50% 70,34% 92,8% Đạt 3 Thủy lợi 54% 82,9% Đạt Đạt 4 Điện 95% 100% Đạt Đạt 5 CSVC Trường học 55% Đạt Đạt Đạt 6 CSVC Văn hóa 35% 75% Đạt Đạt 7 Chợ nông thôn * * * * 8 Bưu điện Đạt Đạt Đạt Đạt 9 Nhà ở dân cư 75% 94,7% Đạt Đạt 10 Thu nhập 65% Đạt Đạt Đạt 11 Hộ nghèo Đạt 3,34% 6,15% Đạt 12 Tỷ lệ LĐ có việc làm 70% 96% 98% Đạt 13 Hình thức TCSX 75% Đạt Đạt Đạt 14 Giáo dục 80% Đạt Đạt Đạt 15 Y tế 75% Đạt Đạt Đạt 16 Văn hóa Đạt 82,4% Đạt Đạt 17 Môi trường 45% Đạt Đạt Đạt 18 Hệ thống tổ chức CT Đạt Đạt Đạt Đạt 19 An ninh, trật tự xã hội Đạt Đạt Đạt Đạt

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Chú giải: “ * ” Không phải thực hiện vì xã không có quy hoạch chợ

theo Quyết định của UBND tỉnh.

Trước khi có đề án xây dựng NTM năm 2011 xã Dậu Dương đã có 6/19 tiêu chí đạt chuẩn, đó là các tiêu chí: Bưu điện, hộ nghèo, văn hóa, hệ thống tổ

chức chính trị, an ninh trật tự xã hội. Đặc biệt có tiêu chí không phải thực hiện đó là tiêu chí về chợ nông thôn theo quyết định của Tỉnh Phú Thọ.

Kết luận: Để có thể đạt được thành quả là xã đầu tiên trong toàn huyện Tam Nông đạt Nông thôn mới thì xã Dậu Dương cũng đã trải qua rất nhiều khó khăn từ vốn, đến cải thiện cơ sở vật chất thế nhưng bên cạnh đó cũng là những cố gắng được thấy rõ bằng các việc làm cụ thể như sau:

+ Thứ nhất: Xã đã có tinh thần đi lên ngay từ đầu thực hiện chương trình, có mục tiêu phấn đấu rõ ràng qua từng giai đoạn đã được soạn thảo từ trước

+ Thứ hai: Xã đã có những bước tự chuyển mình trong đời sống, trong sản xuất, trong phát triển kính tế đa ngành nghề cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao đời sống kinh tế, cơ sở vật chất cơ bản đã sẵn có

+ Thứ ba: Được sự ủng, cũng như có nhưng mối quan hệ thân thiết để thu hút các vốn đầu tư từ tư nhân cho đến nhà nước hay cũng chính là từ bản thân xã vận động các nguồn vốn nhỏ lẻ từ nhân dân trong xã cộng quỹ sẵn có để giải quyết các công trình nhỏ lẽ trong các tiêu chí để từng bước đạt Nông thôn mới

+ Thứ tư: Là sự đoàn kết của các cấp chính quyền địa phương cũng như người dân tại địa phương xã tạo nguốn lực tinh thần vững mạnh cùng phấn đấu trong quá trình thực hiện

+ Thứ năm: Xã Dậu Dương có vị trí địa lý khá thuận lợi khi ở vùng địa hình khá bằng phẳng, nằm liền kề với thị trấn Hưng Hóa là khu tập trung đông dân cư và là nơi giao thương nhộn nhịp với các đầu mối quan trọng, có quốc lộ 32A chạy qua là nơi chung chuyển hàng hóa đến các địa điểm như Hà Nội, Vĩnh Phúc…

Điểm tốt nhất mà xã Dậu Dương thực hiện được đó là việc huy đông nguồn vốn, xã rất linh hoạt và nhạy bén trong việc huy đông các nguồn vốn sẵn có cũng như là các nguồn vốn nhà nước để đưa vào thực hiện các tiêu chí nông thôn mới đạt được qua từng giai đoạn. Nông thôn mới cũng là chương trình được cả nước quan tâm ủng hộ trên con đường hội nhập nên được nhiều sự quan tâm từ trung ương cho tới địa phương

Trên đây là những thuận lợi ban đầu cũng như những bước chuyển mình vượt khó khăn của xã Dậu Dương để đi lên đạt Nông thôn mới.

Hình 4.1. Ủy ban nhân dân xã Dậu Dương.

Hình 4.3. Trạm y tế xã Dậu Dương

Hình 4.5. Trường tiểu học xã Dậu Dương

Hình 4.6. Giao thông nội đồng khu 3 xã Dậu Dương.

4.3.2. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Thọ Văn

4.3.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã Thọ Văn

Xã Thọ Văn là xã trung du miền núi nằm ở phía Tây huyện Tam Nông; cách trung tâm thị trấn huyện lỵ khoảng 0,6km, có tuyến đường quốc lộ 32A và tuyến huyện lộ số 9 chạy qua vì vậy rất thuận lợi để giao lưu, thông thương với các thị trường tiêu thụ lân cận về hàng hóa nông sản: lúa, rau màu, cây ăn quả... Đồng thời là điều kiện thuận lợi trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, giao lưu kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã. Diện tích đất tự nhiên toàn xã là: 1.412,99ha

Phía Bắc giáp xã Phương Thịnh huyện Tam Nông; Phía Tây giáp xã Tề Lễ, Sơn Hùng huyện Thanh Sơn; Phía Nam giáp xã Dị Nậu huyện Tam Nông;

Phía Đông giáp xã Cổ Tiết và xã Hương Nộn huyện Tam Nông.

Địa hình khu vực quy hoạch mang đặc trưng vùng trung du, chủ yếu là đồi xen kẽ là các khu ruộng thấp. Địa hình khu vực đã xây dựng các công trình nhìn chung xen kẽ cao thấp lẫn nhau, không đồng nhất, liên hệ giữa các khu tương đối khó khăn. Vị trí khu đất quy hoạch chủ yếu là đất đồi, một phần nằm trên vùng ruộng trũng nằm trong lưu vực thoát nước lớn nên ảnh hưởng ngập úng. Trong quá trình lập quy hoạch tuy chưa khoan thăm dò khảo sát địa chất nhưng qua quan trắc và các công trình đã xây dựng trong khu vực.

- Lợi thế: Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp, phát triển hướng theo mô hình canh tác vườn đồi. Khí hậu và lượng mưa thích hợp cho phát triển kinh tế đa dạng, canh tác. Có vị trí địa lý thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, buôn bán trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận.

- Hạn chế: Vào mùa mưa tại vài nơi trong xã còn xảy ra úng ngập cục bộ làm ảnh hưởng sản xuất vụ mùa và ngập úng vụ chiêm.

- Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 64%, tỷ trọng CN, TTCN, DV chiếm 36%, thu nhập bình quân/người/năm: 6,49 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 127 hộ trên tổng 885 hộ (chiếm 14,4%), tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 85%.

- Hình thức tổ chức sản xuất: Phát triển kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, trong đó trọng tâm là sản xuất lương thực, chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xã hội: Toàn xã Thọ Văn có 3.752 nhân khẩu, gồm 885 hộ được chia làm 09 khu dân cư; tổng số người trong độ tuổi lao động là 2.135 người, chiếm 56,9% dân số. Số lao động có tay nghề đã qua đào tạo chuyên môn còn ít, nguồn lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lao động phổ thông và tự tìm việc làm, công việc không ổn định, thu nhập thấp.

Do tính chất lao động mang tính thời vụ, người lao động có nhiều việc làm vào thời gian gieo trồng và thu hoạch nông sản. Thu nhập chủ yếu của người dân trong xã là nhờ vào kinh tế nông lâm nghiệp. Xã đang khuyến khích các mô hình vườn đồi, tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập người dân.

- Văn hoá - Giáo dục: Xã có tỷ lệ hộ gia đình đạt gia đình văn hoá : 80%, hu dân cư văn hoá đạt 66.6% (6/9khu), có 1/3 trường được công nhận chuẩn quốc gia mức độ 1, tỷ lệ lao động qua đào tạo (tính được cấp từ chứng chỉ trở lên) chỉ đạt khoảng 12,8%. Cần có hình thức đào tạo phù hợp để nâng cấp chất lượng nguồn lao động cho xã.

- Ngành trồng trọt và chăn nuôi đều có những chuyển biến tích cực. Cơ cấu chuyển dịch lao động theo xu hướng chung là tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp. Thu nhập chủ yếu của người dân trong xã là nhờ vào việc đẩy mạnh kinh tế nông, lâm nghiệp. Bên cạnh đó xã đang khuyến khích các mô hình vườn rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân.

- Lợi thế: Xã có nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của xã cũng được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận.

- Hạn chế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã chưa cao, cơ cấu ngành TMDV, công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm tỷ lệ không đáng kể, sản xuất vẫn mang tính thuần nông. Hiệu quả sử dụng đất chưa cao, chưa có quy hoạch rõ ràng. Sức cạnh tranh kinh tế yếu chưa có chiến lược thu hút thị trường. Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ kỹ thuật còn yếu kếm.

4.3.2.2. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Thọ Văn

a, Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất xã Thọ Văn được thực hiện từ đầu năm 2011 trong thời gian thực hiện quy hoạch 2011-2020 chia ra 2 giai đoạn từ 2011-2015 và giai đoạn còn lại. Việc so sánh quy hoạch được duyệt đến năm 2015 với diện tích thực hiện được năm 2015 để ta hiểu rõ thêm về công tác quy hoạch từ đó ta có thể rút ra nhiều nhận xét và bài học kinh nghiệm để đưa ra được thêm các phương án hữu ích cho quá trình thực hiện. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Thọ Văn được thể hiện tại bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 87)