Các hoạt động thu hút đầu tư vào khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 31 - 38)

Để tăng cường khả năng thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào các

khu công nghiệp, các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động khác nhau. Tựu chung lại những hoạt động chính có thể kể tới như sau:

2.1.3.1. Ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư

Chính sách và pháp luật luôn được coi là vấn đề rào cản trong các hoạt

động, công tác thu hút nguồn vốn. Phát triển, cập nhật thường xuyên, cung cấp

thông tin cho các nhà đầu tư về tiềm năng, cơ hội, môi trường, các thủ tục đầu tư,

các văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, các

bộ, ban ngành, các địa phương; quảng cáo, giới thiệu thông qua các ấn phẩm, các

phương tiện truyền thông các cấp.

Hệ thống các chính sách ưu đãi đầu tư là một trong những yếu tố rất quan

trọng để thu hút các nhà đầu tư. Đó là những ưu đãi về thuế, về tiền thuê đất, về

phương thức trả tiền thuê đất, về tín dụng,... chính sách hỗ trợ ở KCN nào càng

nhiều thì ở đó khả năng mời chào các nhà đầu tư càng lớn (Phan Hoàng Lan và Từ Minh Hiệu, 2017). Vềgiá đất: Giá thuê đất trong KCN sẽảnh hưởng rất lớn

đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư (nhất là các nhà đầu tư trong nước). Do

đó, nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp

khi thuê đất trong KCN để đảm bảo giá thuê đất hợp lý thì cũng là một cách tạo

thuận lợi cho các nhà đầu tư. Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

cũng là một yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Nếu có giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, các doanh nghiệp có thể dùng nó để huy động vốn, thế chấp khi cần vay tín dụng (Hoàng Văn Thái, 2012).

Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, các doanh nghiệp xây dựng và

kinh doanh hạ tầng KCN, Ban quản lý các KCN đều phải tuân thủquy định của pháp

luật như: Quy chế KCN, KCX, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật lao

động, Luật đất đai, Luật Bảo vệ môi trường,... Do vậy, nếu các luật này được ban hành với nội dung cụ thể, đồng bộvà được sử dụng có hiệu lực thống nhất giữa các cơ

quan thi hành luật thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trong KCN về môi

trường pháp lý cho việc thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN thì Việt Nam còn phải tiếp tục hoàn thiện nhiều đểtương đồng với các nước ASEAN.

Chúng ta phải nhanh chóng ban hành các chính sách có liên quan đến đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN nhằm tạo ra một hệ thống văn bản pháp quy

đồng bộ cho hoạt động đầu tư vào các KCN cũng như sự vận hành nền kinh tế

nói chung. Đó là việc ban hành các đạo luật còn thiếu và sửa đổi các đạo luật trái

với thông lệ quốc tế (Phan Hoàng Lan và Từ Minh Hiệu, 2017).

2.1.3.2. Công tác tổ chức quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các tỉnh, thành phố

Các tỉnh thành phố hình thành các KCN và mỗi một KCN được thành lập một Ban quản lý được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập. Đây là cơ

quan trực thuộc UBND các tỉnh thành phố và thực hiện chức năng quản lý Nhà

nước trực tiếp đối với các KCN. Chức năng quản lý nhà nước bao gồm chức

năng cung ứng các dịch vụhành chính công cũng như các dịch vụ hỗ trợ các hoạt

động đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN (Bộ Kế hoạch

và Đầu tư, 2005).

Ban quản lý các khu công nghiệp được cấp giấy phép đầu tư cho các loại dự

án. Phù hợp với quy hoạch của khu công nghiệp, Doanh nghiệp chế xuất có quy

mô vốn đến 40 triệu USD.

Các dự án dịch vụ công nghiệp có quy mô vốn đến 5 triệu USD.

Không thuộc danh mục các dự án có tiềm năng gây ảnh hưởng đến môi

trường. Ban quản lý khu công nghiệp, phải cố gắng hoạt động theo cơ chế một cửa, tại chỗ, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư vào

khu công nghiệp.

Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính là rất quan trọng. Để doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành sản xuất kinh doanh thì thời gian phê duyệt quyết

định cấp giấy phép đầu tư, cũng như thời gian thẩm định thiết kế kỹ thuật, thẩm

định môi trường cho các dự án trong khu công nghiệp phải nhanh chóng. Cải

cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian phê duyệt, sẽ là một yếu tố giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí giao dịch trong quá trình sản xuất kinh doanh (Bùi Tất Thắng, 2015).

2.1.3.3. Công tác quy hoạch đối với các khu công nghiệp

Quy hoạch phải nhất quán, có tính ổn định lâu dài. Nếu thay đổi quy hoạch

thường xuyên thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng trong việc tạo mặt bằng sản xuất. Do đó,

quá trình quy hoạch nếu được thực hiện công khai dân chủ và nhất quán thì thuận lợi cho quá trình giải phóng mặt bằng và thu hút đầu tư (Phan Hoàng Lan và Từ

Minh Hiệu, 2017).

Quy hoạch chi tiết về hạ tầng các KCN giữ vai trò vô cùng quan trọng để

thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tếcho các KCN cũng như các cụm công nghiệp ở các tỉnh thành phố. Sự ổn định về quy hoạch hạ tầng, hoàn thiện các công trình thiết yếu ở các KCN như đường giao thông, hệ thống xửlý nước thải tập trung... tạo ra sự hấp dẫn về việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN của các thành phần kinh tế. Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ghi rõ nội dung vềỦy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần rà soát quy hoạch, thành lập các hoạt động của các khu công nghiệp, tuân thủnghiêm túc điều kiện, trình tự, thủ tục về quy hoạch, thành lập mới mở rộng khu công nghiệp đảm bảo điểu kiện

thực tế của địa phương.

Nội dung quy hoạch đất đai về khu công nghiệp cũng được nêu rõ trong Chỉ

tư, thu hồi diện tích đã giao nhưng chủ đầu tư không có khả năng hoặc cố tình kéo dài không thực hiện dự án. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất đã có quyết định thu hồi khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Địa phương chỉđạo việc bố trí quỹđất, quy hoạch, xây

dựng các công trình tái định cư, nhà ởcho người lao động và các công trình phục

vụ khu công nghiệp phù hợp với tiến độ hoạt động của khu công nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3.4. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

Sau khi có quy hoạch ổn định về KCN và hạ tầng trong KCN, công tác đầu

tư xây dựng kết cấu hạ tầng giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động thu hút

đầu tư của các KCN. Ban quản lý các KCN sẽlà đơn vị tiến hành rà soát và trình

UBND các tỉnh thành phố về việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Đơn vị này

cũng tiến hành giám sát các chủđầu tư hạ tầng các KCN tổ chức triển khai đầu tư

đúng lộtrình đảm bảo tiến độđầu tư, phát triển các KCN.

Kết cấu hạ tầng trong KCN bao gồm kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào. Kết cấu hạ tầng trong hàng rào bao gồm: hệ thống cấp thoát nước, hệ thống

điện, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống thông tin,... tất cả các yếu tố này ảnh

hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN. Kết

cấu hạ tầng ngoài KCN liên quan đến quá trình vận chuyển, tiêu thụ, cung cấp

nguyên vật liệu,... cho các doanh nghiệp KCN.

Vấn đề đặt ra là kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào phải đồng bộ với

nhau, chất lượng phải đảm bảo, điều đó mới thúc đẩy nhanh tiến độ triển khai KCN và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cả sản xuất và tiêu thụ.

Các dịch vụ cho KCN: Một trong những yếu tố quan trọng làm hấp dẫn môi

trường đầu tư của KCN là điều kiện cung cấp dịch vụ ở KCN. Vị trí của các

KCN hầu như ở vùng ngoại ô thành phố, vì vậy muốn thu hút lao động (đặc biệt

là các lao động tay nghề cao ở nội thành) thì dịch vụ ở KCN phải đầy đủ như

dịch vụ nhà ở, trường học, chợ, ngân hàng,... Giá các loại dịch vụ cho KCN phải hợp lý, bởi chi phí quản lý KCN và cước dịch vụ này là một trong những yếu tố

tạo nên ưu thế cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư vào các KCN. Bên cạnh đó,

thông tin ngày càng trở nên là một yếu tố quan trọng trong việc củng cố và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tại các khu công

nghiệp cũng không đứng ngoài nhu cầu quản lý và trao đổi thông tin. Là một

chiếm một vị trí quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp. Hệ thống công nghệ thông tin tại doanh nghiệp sẽ hỗ trợ rất tích cực cho công tác quản lý này, giúp nhà quản lý có thểđạt hiệu quả tối đa (Hoàng Văn Thái, 2012).

Có một hệ thống công nghệ thông tin tốt, hiệu quả, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng ở mọi nơi, mọi lúc. Ngày nay với thời đại internet doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, mở rộng tầm hoạt động của mình

hơn và với chi phí thấp hơn nhiều.

Như vậy, internet là một dịch vụ và là nhu cầu không thể thiếu được, nó là cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất cung cấp

được cho doanh nghiệp khu công nghiệp các dịch vụ internet được coi là một ưu

đãi của Ban quản lý khu công nghiệp đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt

động trong khu công nghiệp.

2.1.3.5. Tổ chức công tác truyền thông, marketing (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để các chủđầu tư, các doanh nghiệp biết được tiềm năng phát triển của các KCN tại các tỉnh, thành phố; các KCN, các sở ban ngành của tỉnh, các cơ quan

truyền thông của tỉnh luôn tiến hành xúc tiến quảng bá hình ảnh và lợi thế của KCN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2005). Các hình thức quảng bá đa dạng, ví dụ từ

các website của tỉnh thành phố, các phương tiện nghe nhìn, các tạp chí, email,

diễn đàn... Quảng bá được những hình ảnh riêng có về những lợi thếkhi đầu tư

vào các KCN của tỉnh cũng là những hoạt động rất đáng quan tâm.

Hầu như hoạt động truyền thông, marketing ở các địa phương đang được

thực hiện một cách tự phát, chưa thể hiện được sự bài bản gắn với tư duy về

marketing, đặc biệt là hoạt động marketing gắn với thu hút đầu tư phát triển. Các

điều kiện và tiềm năng ở các địa phương chưa được gắn kết tạo thành một thể

thống nhất cùng với các chính sách thu hút đầu tư nhằm góp phần tạo nên những

sản phẩm địa phương hấp dẫn. Các nhân tốđó vẫn tồn tại một cách rời rạc và hầu

hết không được làm gia tăng lên giá trịđể tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Yêu cầu tiên quyết của tổ chức công tác truyền thông, marketing đó là các tỉnh thành phốđịnh vịđược môi trường kinh doanh địa phương trong chiến lược thu hút

đầu tư vào các khu công nghiệp của địa phương mình. Các địa phương định vịđược

những yếu tố lợi thế riêng biệt, độc đáo của địa phương, khắc sâu chúng vào trong

tâm trí nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư tiềm năng về chất lượng và cạnh tranh

nghiệp của địa phương còn được thể hiện qua cộng đồng doanh nghiệp hiện có trên

địa bàn, các tổ chức đoàn, hội và công chúng địa phương, khảnăng tuyên truyền sâu rộng của các cấp chính quyền. Các hoạt động như hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư,

phát triển website, quảng bá địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng

hoặc hiện đại đóng vai trò quan trọng (Nguyễn Huy Hoàng, 2016).

2.1.3.6. Công tác xúc tiến đầu tư

Xúc tiến đầu tư phát triển KCN là những hoạt động kinh tế - xã hội mà các chủ thể xúc tiến tiến hành nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thu hút các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các đơn vị, cá nhân trong và

ngoài nước đến để đầu tư phát triển các KCN. Hay nói cách khác, hoạt động xúc

tiến đầu tư phát triển KCN là hoạt động Marketing trong thu hút đầu tư phát triển

các KCN mà kết quả của hoạt động này chính là nguồn vốn đầu tư thu hút được

(Nghiêm Đình Hương, 2015).

Công tác xúc tiến đầu tư thông qua các buổi hội chợ thường niên tại các

KCN, công tác đón tiếp các nhà đầu tư tại mỗi KCN cũng là những hoạt động

nhằm thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp.

Các hoạt động xúc tiến đầu tư chính có thể kể tới ví dụ các hoạt động xây dựng hình ảnh nói chung; Các hoạt động tạo ra đầu tư và các hoạt động phục vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đầu tư. Mục đích của các hoạt động xây dựng ấn tượng không phải là thu hút các

công ty, những nhà đầu tư tiềm năng, mà là muốn gửi một thông điệp là đang chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư và đang cố gắng tạo những điều kiện thuận lợi cho

các nhà đầu tư. Các hoạt động xây dựng hình ảnh nói chung bao gồm: Quảng cáo

trên các phương tiện thông tin hoặc website; Tham gia vào các hội chợ đầu tư tổ

chức trong và ngoài nước; Cửcác phái đoàn tìm kiếm cơ hội, kêu gọi đầu tư. Các

hoạt động tạo ra đầu tư: Mục đích chính của hoạt động này không nhằm thu hút

các nhà đầu tư mà là muốn tạo sự hài lòng cho những nhà đầu tư đang có nhu

cầu, hạn chế họ lựa chọn một tỉnh, thành phố khác để đầu tư và thuyết phục họ

mở rộng quy mô đầu tư. Các hoạt động tạo ra đầu tư bao gồm: Tổ chức các chiến

dịch vận động thông qua thư, thư điện tử hoặc điện thoại; Tổ chức các hội thảo,

diễn đàn về đầu tư cả trong nước và nước ngoài; Xác định các nhà đầu tư tiềm

năng, thu thập thông tin về công ty và các vấn đề họ quan tâm vềđầu tư; Xúc tiến

đầu tư hướng tới các dự án có nhiều tiềm năng và tìm ra các nhà đầu tư được

đầu tư (giai đoạn trước khi được cấp giấy phép đầu tư); Thực hiện các quy trình xin và cấp giấy phép đầu tư; Các dịch vụsau khi được cấp giấy phép đầu tư. Chủ

thể xúc tiến đầu tư phát triển KCN là các cơ quan, tổ chức thực hiện Marketing các yếu tố của địa phương tới các nhà đầu tư nhằm phát triển KCN. Các yếu tố

này có thể là hạ tầng cơ sở, con người, hình tượng và chất lượng sống và các đặc

trưng hấp dẫn của địa phương. Chức năng xúc tiến đầu tư phát triển KCN là công

việc của mọi thành viên trong địa phương, bao gồm chính quyền, cộng đồng kinh

doanh và mọi người trong địa phương.

Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư như: Lập dự án đầu tư, hồ sơ xin

cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, đăng ký ưu đãi đầu tư, biên dịch phiên dịch

tiếng nước ngoài... Tư vấn triển khai dự án đầu tư: lập hồ sơ xin giao đất hoặc

thuê đất, phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, lập hồ sơ khảo sát thiết kế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 31 - 38)