Những thuận lợi, khó khăn của địa bàn nghiên cứu đối với việc thu hút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 49 - 51)

hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Bên cạnh những kết quảđạt được, quá trình xây dựng và phát triển KCN tại

các địa phương ở Việt Nam cũng bộc lộ một số hạn chế.

Một là, chất lượng nhiều dựán đầu tư còn thấp, hiệu quả kinh tế - xã hội tạo

ra chưa cao, chưa tương xứng với mức độ khai thác và sử dụng nguồn lực.

Hai là, một số doanh nghiệp KCN có năng lực quản trị, điều hành sản xuất kinh doanh yếu, khả năng tài chính khó khăn, công nghệ lạc hậu, chi phí giá thành sản phẩm cao nên khả năng cạnh tranh thấp, dẫn đến thua lỗ kéo dài, thậm chí giải thể, ngừng sản xuất kinh doanh.

Ba là, một số doanh nghiệp KCN ý thức chấp hành pháp luật và thực

hiện đạo đức kinh doanh cũng như trách nhiệm xã hội còn hạn chếnhư: không

thực hiện đầu tư các công trình bảo vệ môi trường hoặc có thực hiện đầu tư

xây dựng nhưng không đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt, tiết giảm chi phí dẫn đến xả thải trộm trực tiếp ra môi trường gây nên những bức xúc trong nhân dân; lợi dụng vào hợp đồng thử việc hợp đồng đào

tạo để trốn bảo hiểm hoặc cắt giảm tiền lương chính đáng của người lao động

trong thời gian thử việc,…

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật và quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển các KCN vẫn còn nhiều chồng chéo, trùng lắp, gây khó khăn cho các Ban

Quản lý khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, như: cơ chế ủy quyền

thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án

trong KCN chưa rõ ràng; cơ chế thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính

không được quy định trong Luật Thanh tra, Luật Xử phạt vi phạm hành chính,...

* Một số giải pháp phát triển bền vững các KCN

Theo Phạm Mạnh Cường (2016), một số giải pháp nhằm tăng thu hút đầu tư

vào phát triển các KCN ở Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng như:

- Về kinh tế:

Trong bối cảnh cân đối ngân sách còn khó khăn, cần phát huy, nhân rộng cơ

chế cho phép các chủđầu tư hạ tầng KCN sử dụng vốn ngân sách nhà nước được vận động và sử dụng toàn bộ tiền ứng trước tiền thuê đất có hạ tầng nộp một lần

50 năm của nhà đầu tư thứ cấp để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt

bằng, tạo quỹđất sạch gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộđể thu hút đầu

tư, kết hợp ưu tiên bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư,

nhà ở cho công nhân KCN.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển các KCN gắn với liên hệ

vùng và khảnăng liên kết kinh tế, rà soát đưa ra khỏi danh mục những KCN có

lợi thế so sánh kém, đề xuất bổ sung những KCN mới có lợi thế so sánh tốt và

thuận lợi trong triển khai để trình cấp có thẩm quyền bổ sung vào Danh mục các KCN Việt Nam; tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư từ khâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vận động, xúc tiến đầu tư, chuẩn bị đầu tư và đầu tư; tập trung tháo gỡ khó khăn

cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với mục tiêu cải thiện

môi trường đầu tư, nâng cao chỉ sốnăng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), xây dựng,

cho các doanh nghiệp tham gia, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững các KCN, tạo tác động lan tỏa tích cực từKCN đến các địa phương trong

tỉnh và ngoài vùng; xây dựng và ban hành cơ chế của địa phương để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ,

đầu tư đổi mới công nghệ, tạo sức cạnh tranh sản phẩm từ KCN; xây dựng và ban

hành cơ chế theo đặc thù của địa phương để hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện

thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. - Về xã hội

Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng lao động tại các địa phương trong tỉnh; tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xây dựng và phát triển mối quan hệlao động hài hòa giữa người sử dụng và nguồn lao động; hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đào tạo người lao động. Rà

soát, điều chỉnh, sửa đổi và bổsung cơ chế hỗ trợđào tạo chuyển đổi nghề cho nhân

dân vùng dự án, tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợtái định cư và nhà ở cho công nhân.

- Vềmôi trường

Tập trung rà soát, đánh giá hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường;

khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư hạ tầng KCN và doanh nghiệp thứ cấp đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá thường xuyên việc chấp hành pháp luật, môi trường của các chủđầu tư hạ tầng và doanh nghiệp. Rà soát, kiến

nghị, điều chỉnh các chế tài xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm luật môi

trường; tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để

các doanh nghiệp tích cực tham gia vào đầu tư sản xuất sạch, thân thiện với môi

trường; nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất thành lập quỹ bảo vệ môi trường các

KCN, các khu tái định cư, khu đô thị và khu nhà ở công nhân liền kề các KCN;

rà soát, đánh giá, kiến nghị và đề xuất các khu quy hoạch mới hoặc điều chỉnh

các khu quy hoạch xử lý chất thải tập trung, các khu đô thị, khu tái định cư và

nhà ở công nhân liền kề KCN cho phù hợp với đặc tính và chức năng của KCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 49 - 51)