Thực tế thu hút đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 45 - 46)

Theo Phạm Mạnh Cường (2016), tại Thái Nguyên, thông qua nhiều chương

trình, kế hoạch cụ thể về xây dựng, phát triển các KCN đã tạo nền tảng và động lực cho thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN. Đến nay, trong số 150 dựán đăng ký đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh, đã có gần 100

dựán đi vào hoạt động, bước đầu tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế -

xã hội. Từnăm 2013 đến 2016, Thái Nguyên được đánh giá thành công trong thu

hút vốn đầu tư vào các KCN, nhất là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

(FDI). Điển hình là dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên tại KCN

Yên Bình và hàng loạt các dự án có vốn đầu tư nước ngoài khác đầu tư vào KCN

Điềm Thụy đã tạo động lực để Thái Nguyên tiếp tục có những bước tăng trưởng,

phát triển mạnh mẽ, bền vững tiếp theo.

Thái Nguyên hiện có 6 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung với quy mô 1.420 ha. Đến nay có 4 KCN đang hoạt động, thu hút 150 dự án; trong đó có 76 dự án trong nước với số vốn đăng ký trên 11.000 tỷ đồng, 74 dự án FDI với số vốn đăng ký 7 tỷ USD, chiếm 97,2% vốn FDI đăng ký

trên toàn tỉnh; các dự án hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất điện, điện tử, công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo, sản xuất

luyện kim và các lĩnh vực đầu tư khác có lợi thế.

Trong số 150 dự án đăng ký đầu tư, đã có gần 100 dự án đi vào hoạt động,

bước đầu đã đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ: giải ngân vốn FDI gần 6

tỷ USD, đạt 85% tổng vốn đầu tư đăng ký và chiếm tỷ lệ 83,3% tổng vốn FDI

giải ngân trên toàn tỉnh; giải ngân vốn trong nước 7.100 tỷ đồng, đạt 64,5% vốn

đăng ký; kim ngạch xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 98,3% kim ngạch

xuất khẩu trên toàn tỉnh; nhập khẩu 11,4 tỷ USD; nộp ngân sách 2.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39,6% nguồn thu ngân sách trên toàn tỉnh; giải quyết việc làm cho gần 9 vạn lao động, chiếm tỷ trọng 53,6% lực lượng lao động làm việc trong khu vực công nghiệp - xây dựng (nhất là giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo và giải quyết các vấn đề an sinh, xã hội khác)... Các KCN đã thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng tăng tỷ trọng cơ cấu kinh tế dịch vụ, thương mại, giảm dần cơ

cấu kinh tế nông lâm nghiệp (Phạm Mạnh Cường, 2016).

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản từ

hoạt động của KCN đều có mức tăng trưởng trên 17% như: kim ngạch xuất khẩu

ngân sách 2.000 tỷđồng, tăng 25% so với cùng kỳ,...

Theo kế hoạch, khi 150 dự án tại các KCN đi vào sản xuất ổn định trong

năm 2018 và giải ngân 100% vốn đầu tư đăng ký, kết hợp với các dự án đầu tư

mới vào các KCN sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế

- xã hội gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa gắn với phát triển đô thị văn minh, hiện đại,… thay đổi cán cân thanh toán

thương mại quốc tế; tạo kim ngạch xuất khẩu khoảng 35 tỷ USD; nhập khẩu dự

kiến 33 tỷ USD; giải quyết việc làm khoảng 150.000 lao động, nộp ngân sách

ước trên 5.000 tỷđồng (Phạm Mạnh Cường, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 45 - 46)