Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 40)

2.2.1. Kinh nghiệm thu hút đầu tư từ thành phố Hồ Chí Minh

Việc thu hút FDI đã góp phần hình thành và phát triển hệ thống các khu chế

xuất (KCX), KCN của thành phố HồChí Minh. Để thực hiện được các mục tiêu

thu hút FDI vào các KCX, KCN đã đề ra, thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện

tích cực, đồng bộ 7 giải pháp sau (Cảnh Hưng, 2015):

Một là, ưu tiên các nhà đầu tư đến từcác nước phát triển, có các tiêu chuẩn

cao và quy định chặt chẽ về môi trường, có chế độ đào tạo và đối đãi tốt với

người lao động; các nhà đầu tư có tiềm lực vốn và công nghệ hiện đại từ châu

Âu, Mỹ, Nhật,... Sựđầu tư của các doanh nghiệp này sẽ kéo theo chuỗi các nhà cung ứng (công nghiệp phụ trợ) và dịch vụtương thích đi kèm.

Hai là, đổi mới cách thức xúc tiến đầu tư. Chuyển cách kêu gọi đầu tư từ

hình thức “nhà đầu tư có nhu cầu thì họ tựtìm đến” sang hình thức “lựa chọn và

mời gọi nhà đầu tư theo định hướng”. Cụ thể là chủ động phối hợp với các tổ

chức, cơ quan ngoại giao, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài để phân

loại, nghiên cứu kỹ các đối tác nước ngoài có nhu cầu hoặc quan tâm đến việc dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam. Việc phân loại đối tác cũng phải có trọng tâm,

trọng điểm, xem đối tác nào có khả năng đáp ứng mục tiêu muốn thu hút vào

KCX, KCN. Sau đó, không chỉ dừng ở việc tiếp cận, giới thiệu mà phải liên tục

tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu của nhà đầu tư, nhất là những đối tác đầu tư lớn, và

vận động đầu tư thông qua những mối quan hệ cá nhân, tổ chức có uy tín.

Ba là, tạo quỹđất sẵn sàng cho thu hút đầu tư. Theo đó, cần tăng cường sự

phối hợp với chính quyền địa phương và các công ty phát triển hạ tầng KCX,

KCN đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thực hiện tốt công tác tái định cư;

chuẩn bị sẵn sàng quỹđất để giới thiệu cho các nhà đầu tư tiềm năng; rà soát, thu

hồi quỹđất đối với những dự án không triển khai theo đúng tiến độ đăng ký để

triển khai các dự án khác, xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện

đại. Đặc biệt, cần hỗ trợ chủđầu tư hạ tầng các KCN dự kiến thành lập mới hoặc

mở rộng thực hiện nhanh các thủ tục đầu tư để sớm triển khai.

Bốn là, kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển KCX, KCN với quy hoạch phát triển đô thị, phân bốdân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ

công nhân trong KCX, KCN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ các hoạt

động dịch vụ (như nhà ở, khu vui chơi giải trí công cộng, dịch vụ cảng biển,

kho bãi, bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp nước, dịch vụ tài chính - ngân

hàng, các công trình phúc lợi và đào tạo,...). Hạ tầng kỹ thuật bên ngoài phải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được cải thiện và xây dựng để kết nối giữa các KCX, KCN với nhau, kết nối với trung tâm thành phố, cảng biển, sân bay... và kết nối với các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Năm là, chăm lo đời sống cho người lao động để tạo nguồn nhân lực bền

vững, điều đó cần phải được thực hiện tốt từ phía chủ doanh nghiệp (thông qua

chính sách về tiền lương, bữa ăn, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao

động) và từ phía các tổ chức Đoàn thể. Hiện nay, đa số lao động tại các KCX, KCN tại thành phố HồChí Minh là người nhập cư, ở độ tuổi thanh niên, nữ giới

chiếm đa số, nên gặp khó khăn về chỗ ở và thiếu thốn về đời sống vật chất, tinh

thần. Việc chăm lo đời sống, hỗ trợ và tạo điều kiện xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân sẽ tạo sựổn định nguồn nhân lực ở các KCX, KCN.

Sáu là, tăng cường xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các trung tâm giới

thiệu việc làm các doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong việc cung ứng lao động có tay nghềvà định hướng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và theo định hướng phát triển nền công nghiệp

hiện đại của đất nước.

Bảy là, xây dựng và phát triển các tổ chức chính trị - xã hội phải tiến hành

đồng bộ với xây dựng hệ thống quản lý nhà nước tại các KCX, KCN. Qua đó,

các tổ chức đoàn thể nhất là tổ chức công đoàn phối hợp chặt chẽ với chủ doanh nghiệp, chính quyền địa phương chăm lo tốt đời sống vật chất tinh thần cho

người lao động, đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, giáo dục ý

thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm trong sản xuất cho lực lượng lao động.

Từđó làm cho nhà đầu tư đồng tình ủng hộ khi chủ doanh nghiệp thấy được việc

hình thành hệ thống chính trị sẽ có ích cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong KCX, KCN Thành phố (Cảnh Hưng, 2015).

2.2.2. Kinh nghiệm thu hút đầu tư ởHưng Yên

Theo Phạm Xuân Khoa (2017), tỉnh Hưng Yên đã có những khởi sắc trong

thu hút đầu tư tại các KCN của tỉnh Hưng Yên. Trong đó, năm 2016, tổng vốn

4.141 tỷđồng, tăng 10% về vốn đầu tư nước ngoài và 124% về vốn đầu tư trong nước so với năm 2015. Trong đó, có 48 dựán đầu tư được cấp mới, tăng 78% so

với năm 2015, bao gồm 28 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 20 dự án có

vốn đầu tư trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 283,6 triệu USD và

4.044 tỷđồng; 28 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư, trong đó 24 dự án FDI và 4 dự án DDI, với tổng vốn đầu tư tăng thêm 78,4 triệu USD và 97 tỷ đồng. Tổng

diện tích đất thuê lại là 80 ha, tăng 42% so với năm 2015.

Trong số các dự án đầu tư vào các KCN năm 2016, KCN Thăng Long II

tiếp nhận 11 dự án; KCN Phố Nối A tiếp nhận 21 dự án, KCN Dệt may Phố Nối tiếp nhận 11 dựán và KCN Minh Đức tiếp nhận 05 dự án.

Các dự án mới tiếp nhận tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực: sản xuất linh kiện điện, điện tử (06 dự án); cơ khí chế tạo (08 dự án); sản xuất các linh kiện, phụ kiện ô tô, xe máy (03 dự án), vật liệu xây dựng (04 dự án); sản xuất, chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (04 dự án); dệt may và các sản phẩm phụ trợ cho ngành dệt may (06 dự án); bao bì các loại (06 dự án) và các ngành nghề khác (11 dựán). Trong đó, một số dự án có vốn đầu tư lớn, có trình độ công nghệ tiên tiến và có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước như: Dự

án sản xuất bảng mạch in dùng cho các thiết bị điện tử của nhà đầu tư NIPPON

Mektron.,Ltd với tổng vốn đầu tư đăng ký 100 triệu USD; dự án sản xuất máy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điều hòa không khí của Công ty Cổ phần Daikin Air Conditioning (Vietnam) với

tổng vốn đầu tư đăng ký 82,5 triệu USD; dự án sản xuất tôn mạ màu của Công ty

TNHH một thành viên tôn Hòa Phát với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.400 tỷđồng (Phạm Xuân Khoa, 2017).

Trong số các dự án FDI được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào

các KCN, có 20 dự án do các nhà đầu tư mới thực hiện với tổng vốn đầu tư

đăng ký 246 triệu USD, 8 dự án do các nhà đầu tư đã đăng ký thực hiện trong

KCN sau khi hoàn thành đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất, với tổng vốn đầu

tư đăng ký 37,6 triệu USD.

Các dựán FDI đến từ 7 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó Nhật Bản là quốc gia có số dự án và vốn đầu tư lớn nhất với 16 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là

247 triệu USD; tiếp theo là Hàn Quốc với 5 dự án, Trung Quốc là 3 dự án, còn lại là các quốc gia Ấn Độ, Campuchia, Ý, Singapore mỗi quốc gia có 01 dự án.

thực hiện, gồm 171 dự án FDI và 137 dự án DDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký

trên 2,788 tỷ USD và 15.827 tỷđồng.

Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê tại các KCN đang hoạt động

trên địa bàn tỉnh đến nay là 619 ha, bằng 68% tổng diện tích đất công nghiệp có

thể cho thuê của các KCN đang hoạt động. Trong đó, KCN Phố Nối A có 170 dự

án đầu tư, gồm 72 dự án FDI và 98 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là

818 triệu USD và 13.273 tỷđồng; KCN Thăng Long II có 77 dự án FDI với tổng

vốn đầu tư đăng ký là 1.840 triệu USD; KCN Dệt may Phố Nối có 31 dựán đầu

tư, trong đó 17 dự án FDI và 14 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 122

triệu USD và 1.256 tỷđồng; và KCN Minh Đức có 30 dựán đầu tư, trong đó 05

dự án FDI và 25 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 8,2 triệu USD và 1.298 tỷđồng (Phạm Xuân Khoa, 2017).

Chủđầu tư hạ tầng các KCN Phố Nối A và Dệt may Phố Nối đã nỗ lực tiếp

tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật KCN trên phần diện tích quy

hoạch, đảm bảo đầy đủ mặt bằng sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư. Trong

năm, tại các KCN đã có thêm khoảng 47 ha đất công nghiệp được hoàn thành đầu

tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (trong đó, KCN Phố Nối A khoảng 16,7 ha và KCN

Dệt may Phố Nối khoảng 30 ha).

Trong năm qua, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên tiếp tục duy trì và

thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động tại cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư

trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, triển khai dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Qua đó, các dự án đầu tư tại các KCN nhìn chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đều triển khai nhanh, đúng tiến độ và mục tiêu đăng ký, sử dụng đất có hiệu quả

(Phạm Xuân Khoa, 2017).

Năm 2016 đã có thêm 21 dự án đầu tư đi vào hoạt động sản xuất kinh

doanh, 10 dự án chấm dứt hoạt động và 01 dự án chuyển địa điểm đầu tư ra ngoài

KCN. Tổng số dự án đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN

trên địa bàn tỉnh đến nay là 250 dự án, chiếm trên 82% tổng số dựán đầu tư còn

hiệu lực. Tổng vốn đầu tư thực hiện trong năm 2016 ước đạt khoảng 260 triệu

USD và 2.000 tỷđồng, nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các dựán FDI đến hết

năm 2016 ước đạt 2.380 triệu USD (chiếm khoảng 84% tổng vốn đầu tư đăng ký)

và các dựán DDI đạt 12.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 77% tổng vốn đầu tư đăng

Các dự án đi vào hoạt động tạo giá trị doanh thu ước đạt 4.300 triệu USD, giá trị nhập khẩu là 1.600 triệu USD, giá trị xuất khẩu là 2.000 triệu USD, thu ngân sách nội địa khoảng 1.700 tỷđồng; giải quyết việc làm và thu nhập ổn định

cho trên 42.000 lao động.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật vềđầu tư, bảo vệmôi trường (BVMT), quy hoạch, xây dựng,... tiếp tục

được tăng cường. Trong năm, Ban Quản lý đã tổ chức kiểm tra, giám sát việc

thực hiện quy định về BVMT trong quá trình hoạt động đối với 13 dự án; phối

hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của

pháp luật về BVMT đối với 28 dự án; giám sát việc xây dựng theo quy hoạch, giấy phép xây dựng và công tác BVMT trên 50 lượt dự án trong quá trình thi công xây dựng; duy trì tốt công tác giám sát, đánh giá thường xuyên đối với các

dựán đầu tư trong các KCN của tỉnh. Qua kết quả kiểm tra giám sát cho thấy, về

cơ bản các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật vềđầu tư, quy

hoạch, xây dựng, BVMT.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh, trong năm 2017, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên tập trung tổ

chức rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các KCN tập trung trên địa

bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2025, đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển; hỗ trợ

chủ đầu tư các KCN tháo gỡkhó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, sớm

được bàn giao đất để triển khai xây dựng hạ tầng; phối hợp chặt chẽ với các chủ

đầu tư hạ tầng KCN, các tổ chức tư vấn xúc tiến đầu tư vận động thu hút đầu tư

vào các KCN. Chú trọng nâng cao chất lượng trong việc thu hút đầu tư, ưu tiên

các dự án có vốn đầu tư lớn, có trình độ công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, có khảnăng đóng góp nhiều cho ngân sách.

Đồng thời, Ban Quản lý tiếp tục duy trì và thực hiện tốt công tác cải cách

hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; tập trung triển khai ứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng có hiệu quả phần mềm cung cấp dịch vụ công của Ban, trong đó cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư/doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện, nâng cao

chất lượng và hiệu quả trong công tác thu hút đầu tư, nhằm thực hiện thắng lợi

2.2.3. Thực tếthu hút đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên

Theo Phạm Mạnh Cường (2016), tại Thái Nguyên, thông qua nhiều chương

trình, kế hoạch cụ thể về xây dựng, phát triển các KCN đã tạo nền tảng và động lực cho thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN. Đến nay, trong số 150 dựán đăng ký đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh, đã có gần 100

dựán đi vào hoạt động, bước đầu tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế -

xã hội. Từnăm 2013 đến 2016, Thái Nguyên được đánh giá thành công trong thu

hút vốn đầu tư vào các KCN, nhất là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

(FDI). Điển hình là dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên tại KCN

Yên Bình và hàng loạt các dự án có vốn đầu tư nước ngoài khác đầu tư vào KCN

Điềm Thụy đã tạo động lực để Thái Nguyên tiếp tục có những bước tăng trưởng,

phát triển mạnh mẽ, bền vững tiếp theo.

Thái Nguyên hiện có 6 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung với quy mô 1.420 ha. Đến nay có 4 KCN đang hoạt động, thu hút 150 dự án; trong đó có 76 dự án trong nước với số vốn đăng ký trên 11.000 tỷ đồng, 74 dự án FDI với số vốn đăng ký 7 tỷ USD, chiếm 97,2% vốn FDI đăng ký

trên toàn tỉnh; các dự án hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất điện, điện tử, công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo, sản xuất

luyện kim và các lĩnh vực đầu tư khác có lợi thế.

Trong số 150 dự án đăng ký đầu tư, đã có gần 100 dự án đi vào hoạt động,

bước đầu đã đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ: giải ngân vốn FDI gần 6

tỷ USD, đạt 85% tổng vốn đầu tư đăng ký và chiếm tỷ lệ 83,3% tổng vốn FDI

giải ngân trên toàn tỉnh; giải ngân vốn trong nước 7.100 tỷ đồng, đạt 64,5% vốn

đăng ký; kim ngạch xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 98,3% kim ngạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 40)