Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản 3 năm 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 56 - 58)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 BQ 1.GTSX (giá thực tế) tr. đ 828.827 857.422 882.802 103,2 2.Tốc độ tăng trưởng NN % 3,5 3,45 2,96 92.0 3.Giá trị sản xuất/ha đất NN tr.đ 110,0 121,1 135,9 111.2 4. Cơ cấu (%) % 100 100 100 100.0 - Trồng trọt % 58,5 54,2 49,5 92.0

-Chăn nuôi, thủy sản % 34,6 36,5 38,7 105.8

- Dịch vụ % 6,9 9,3 11,8 130.8

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kim Thành (2016)

b. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Những năm gần đây, do tình hình lạm phát, kinh tế phục hồi chậm, lãi xuất ngân hàng, giá nguyên vật liệu tăng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Song với tiềm năng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp rất lớn và thực hiện nghiêm túc các chính sách về khuyến khích đầu tư của TW, của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần

kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, ưu tiên ngành công nghiệp có công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Đến nay, huyện đã có

02 khu Công nghiệp với diện tích là 270,0 ha.(trong đó khu Công nghiệp Lai Vu

với diện tích 192,30 ha, khu Công nghiệp Phú Thái với diện tích 77,0 ha), 03 cụm

công nghiệp với diện tích 96,26 ha, bao gồm: cụm công nghiệp Quỳnh Phúc (xã

Kim Xuyên và xã Phúc Thành) với diện tích 48,90 ha, cụm công nghiệp Kim

Lương với diện tích 23,42 ha, cụm công nghiệp Cộng Hòa (gồm các xã Cổ Dũng,

Thượng Vũ và Cộng Hòa) với diện tích 23,94 ha và 11 điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với diện tích 109,18 ha. Với tổng số vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng, trong đó số dự án tăng 49,8%, tổng số vốn đầu tư tăng 41,7% so với năm 2014. Các ngành sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu là bao bì PP, giầy da, may mặc... Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đã thu hút được 14.650 lao động, tăng 33,75% so với năm 2014, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

c. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Các ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn phát triển khá đa dạng, đạt mức tăng trưởng cao, về cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng xã hội. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất đạt 1.725,0 tỷ đồng, bằng 100,12% kế hoạch, tăng 16,67% so với năm 2015. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ 1.756 tỷ đồng, tăng 21,10% so với năm 2013. Ngoài những hoạt động dịch vụ có truyền thống lâu đời như dịch vụ thương nghiệp, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, giáo dục, y tế..., các loại hình dịch vụ phù hợp với nhịp sống hiện đại cũng phát triển nhanh như: dịch vụ nhà nghỉ, nhà hàng, dịch vụ giải trí, thể thao, kinh doanh bất động sản, tư vấn pháp luật, tư vấn thiết kế xây dựng... Hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 4.700 người kinh doanh trên lĩnh vực thương nghiệp, khách sạn và nhà hàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của các thành phần kinh tế.

3.1.2.3. Thực trạng dân số, lao động, việc làm

a. Dân số

Năm 2016 huyện Kim Thành có 126.041 người, trong đó dân số thành thị là 6.453 người chiếm 5,12%, dân số nông thôn là 117.611 người chiếm 94,88%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 là 0,89% năm. Mật độ dân số bình quân 1.072 người/km2. Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm dần, chất lượng chăm sóc sức khỏe của nhân dân được nâng lên. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 2016 giảm xuống còn 10% (năm 2014 là 12%,) là huyện có dân số trẻ, lực lượng lao động

dồi dào. Năm 2016 dân số trong độ tuổi lao động là 89.064 người chiếm tỷ lệ 71,85% tổng dân số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 56 - 58)