Công tác quy hoạch, đào tạo nguồn công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện kim

4.2.2. Công tác quy hoạch, đào tạo nguồn công chức cấp xã

Khi điều tra 21 công chức cấp xã, thì 100% đều cho rằng công tác quy hoạch công chức cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công chức của cấp xã.

Bảng 4.14. Thực trạng của công tác quy hoạch công chức cấp xã

TT Tiêu chí (n=21)SL Tỷ lệ (%)

1 Chưa gắn quy hoạch với đào tạo, bố trí, sử dụng Công chức 15 71,43 2 Chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực thực tiễn của

Công chức

17 80,9 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Qua bảng 4.15 cho thấy 80,9% ý kiến được hỏi cho rằng công tác quy hoạch chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực thực tiễn của công chức; 71,43% các ý kiến được hỏi đều cho rằng công tác quy hoạch hiện nay chưa gắn quy hoạch với đào tạo, bố trí, sử dụng Công chức, Điều đó cho thấy chất lượng quy hoạch chưa cao, công tác đánh giá công chức chưa đúng thực chất, chưa quan tâm tạo điều kiện, môi trường cho công chức trẻ thử thách, phát huy năng lực, sở trường,…Chính vì vậy khi thực hiện công tác quy hoạch cần gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng và phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ và năng lực của từng công chức. Để có thể thực hiện tốt công tác quy hoạch, trước hết phải có sự liên thông giữa cấp huyện và cấp xã, phải đánh giá được thực trạng đội ngũ công chức của mình, chỉ rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế của đội ngũ công chức. Trên cơ sở đó dự kiến, đề xuất phương án quy hoạch trong thời gian 5 năm, 10 năm sẽ chính xác và chất lượng sẽ cao hơn.

Hộp 4.2. Ý kiến của công chức xã về công tác quy hoạch công chức

“Nhìn chung công tác quy hoạch công chức cấp xã đều đúng quy trình các bước. Tuy nhiên, tôi thấy không phải ai cũng thực sự đúng quy trình, do có một số công chức được cử đi hoặc là người thân lãnh đạo, hoặc thân cận của lãnh đạo, năng lực, kỹ năng công tác còn yếu so với các những người khác. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công chức ở xã, do tâm lý làm nhiều cũng chỉ đến thế, không được quan tâm, trọng dụng. Đề nghị lãnh đạo các cấp cần có cơ chế minh bạch hơn trong công tác quy hoạch công chức cấp xã nói riêng và công chức nói chung”.

(Ý kiến của ông Đỗ Văn Tước - Công chức Văn hóa – xã hội xã Bình Dân, 15 giờ ngày 20/01/2017) 4.2.3. Tình hình kinh tế xã hội địa phương

Những địa phương có tình hình kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định thì càng có điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã. Điều kiện kinh tế khá thì nguồn ngân sách dành cho đào tạo càng lớn hơn, thực hiện đào tạo được nhiều hơn và chất lượng công chức càng được cải thiện tốt hơn. Chính vì vậy điều kiện kinh tế của địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ tới điều kiện học tập cũng như giảng dạy, cơ sở hạ tầng giáo dục được đáp ứng tốt thì chất lượng dạy học và khả năng ứng dụng tốt hơn.

Hộp 4.3. Ý kiến của lãnh đạo xã về tình hình kinh tế xã hội địa phương

“Những năm gần đây, kinh tế xã hội của xã đã có nhiều phát triển đáng khích lệ. Hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng lên rõ rệt, đời sống nhân có nhiều cải thiện, tỷ lệ làng văn hóa, gia đình văn hóa luôn trong tốp đầu của huyện. Nhân dân rất phấn khởi phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngân sách cấp cho hoạt động của xã còn nhiều hạn chế, theo định mức, ảnh hưởng hoạt động của địa phương. Số lượng công chức được đào tạo, bồi dưỡng hàng năm chỉ theo chỉ tiêu của cấp trên. Thêm vào đó trên địa bàn xã không có nhiều doanh nghiệp, nguồn thu ít không như các xã lân cận, công chức các xã đó có nhiều điều kiện hơn để cải thiện trình độ, kỹ năng công tác.Vì vậy, tôi đề nghị, cấp trên cần có chính sách ưu tiên hơn các xã khó khăn”.

(Ý kiến của ông Nguyễn Duy Anh - Chủ tịch UBND xã Bình Dân, vào hồi 13 giờ ngày 20/01/2017) Điều kiện kinh tế của địa phương ảnh hưởng tới khả năng ngân sách cho đào tạo, cơ sở vật chất cho đào tạo và nhu cầu đào tạo cho sự phát triển. Thực tế tại huyện Kim Thành, những năm qua kinh tế xã hội đã có nhiều khởi sắc, công tác đào tạo cán bộ rất được quan tâm, nhất là cán bộ xã, thị trấn. Năm 2016 huyện đã bố trí ngân sách hơn 200 triệu đồng cho đào tạo cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn. Điều đó cho thấy sự quan tâm của huyện tới công tác đào tạo cán bộ, công chức cấp xã. Kinh tế càng phát triển sự đầu tư cho nâng cao chất lượng công chức càng được quan tâm, chất lượng công chức cấp xã ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên với nguồn kinh phí bố trí cho cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã như vậy vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế hiện nay.

4.2.4. Công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại công chức cấp xã hàng năm

Công tác quản lý, kiểm tra giám sát có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã. Thông qua công tác này mới có thể phát hiện được những tiêu cực, bất cập nảy sinh từ cán bộ và công tác cán bộ. Qua đó kịp thời khen thưởng những nhân tố tích cực, xử lý nghiêm minh những sai phạm, có như vậy mới tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đồng thời nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã thì mới có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đối với những công chức chưa đạt chuẩn, luân chuyển, thay thế công chức yếu kém. Tăng cường công chức có chất lượng cho những nơi thiếu ổn định, mất đoàn kết nội bộ.

Hộp 4.4. Đánh giá của lãnh đạo huyện về công chức cấp xã

“Công tác đánh giá công chức cấp xã của huyện Kim Thành vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Kết quả đánh giá được gửi lên huyện chưa thực sự phản ánh hết chất lượng thực sự của công chức. Báo cáo cho thấy, hầu hết công chức đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, tỷ lệ rất thấp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ. Phòng Nội Vụ huyện Kim Thanh đang nghiên cứu đề xuất trình UBND huyện Kim Thành thang điểm đánh giá công chức cấp xã của huyện theo một số tiêu chí riêng của huyện nhằm đánh giá chính xác hơn chất lượng công chức cấp xã. Trên cơ sở đó, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện.

(Ý kiến của ông Phí Văn Sơn - Trưởng phòng Nội Vụ huyện Kim Thành, vào hồi 15 giờ 18/01/2017) Qua bảng 4.16 ta thấy, ý kiến đánh giá của công chức được hỏi cho rằng công tác kiểm tra đánh giá mang tính hình thức, chưa đúng thực chất chiếm tỷ lệ cao 66,7%. Hiện nay công tác đánh giá công chức còn nhiều bất cập, việc đánh giá không hợp lý đã ảnh hưởng đến chất lượng công chức. Nếu việc đánh giá công chức tốt, kịp thời chắc chắn sẽ mang nhiều ý nghĩa tích cực cho cả hệ thống chính quyền cơ sở.

Bảng 4.15. Công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức cấp xã

T T Tiêu chí Công chức cấp xã Số lượng (n=21) Tỷ lệ (%)

1 Việc tổ chức đánh giá công chức hàng năm tại địa phương

Có đánh giá 21 100,00

Không đánh giá

2 Ý kiến về cách đánh giá công chức hiện nay

Đúng thực chất 7 33,3

Chưa đúng thực chất 14 66,7

3 Ý kiến về thời gian đánh giá công chức

6 tháng 1 lần 15 71,4

1 năm 1 lần 6 28,6

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017) Về thời gian đánh giá công chức cấp xã, có 76,9% số người được hỏi cho rằng nên thực hiện 6 tháng 1 lần (tức là 1 năm đánh giá 2 lần). Đánh giá nhiều mà chất lượng thấp thì không cần thiết, tốn kém thời gian và tiền của nhà nước.

Hộp 4.5. Đánh giá của người dân về công chức cấp xã

“Gần đây, tôi thấy chất lượng công chức cấp xã đã được cải thiện một cách rõ rệt, ai cũng phải có bằng cấp mới được tham gia công tác. Tôi không rõ hết mọi tiêu chuẩn của công chức nhưng tôi thấy, bên cạnh những công chức tiếp dân rất tốt còn có những công chức có thái độ chưa tốt đối với dân. Như cán bộ địa chính xã tôi, giải thích không rõ ràng lại còn có thái độ của quyền, hách dịch không tôn trọng dân. Không chỉ tôi mà còn rất nhiều người dân ở đây đều bức xúc. Mong là lãnh đạo các cấp có cơ chế để đội ngũ công chức không những giỏi chuyên môn mà còn luôn tận tình trước dân.

(Ý kiến của bà Lê Thị Minh người dân xã Kim Xuyên, vào hồi 14 giờ ngày 19/01/2017) 4.2.5. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của đội ngũ công chức cấp xã huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

4.2.5.1 Điểm mạnh

Đa số công chức cấp xã có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, họ trung thành với lý tưởng, kiên định với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, họ có lối sống giản dị, trong sáng, am hiểu đời sống nhân dân, tâm huyết với cơ sở. - Có khả năng tạo sự tham gia và đồng thuận trong công việc đối với cấp dưới. Có tinh thần trách nhiệm và quản lý tốt xung đột nội bộ, hiểu rõ tình hình kinh tế - xã hội địa phương. Đoàn kết thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Những năm qua trình độ của đội ngũ công chức cấp xã huyện Kim Thành được nâng lên một bước. Công chức cấp xã đã rất nỗ lực trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng. Đến nay, trình độ học vấn của đội ngũ công chức tăng lên. Cùng với trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì trình độ kiến thức về lý luận chính trị và quản lý nhà nước cũng được nâng lên rõ rệt.

Cơ cấu đội ngũ công chức các xã của huyện ngày một hoàn chỉnh hơn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay. Cơ cấu về giới tính, độ tuổi, đã thể hiện được chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, có nhiều thay đổi theo mặt tích cực hơn rất nhiều.

4.2.5.2. Điểm yếu

Đội ngũ công chức tuy được đào tạo cơ bản, hệ thống; đặc biệt là về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, nhưng hầu hết đào tạo theo hình thức vừa học, vừa làm nên công tác quản lý điều hành còn lúng túng, thiếu khoa học, chất lượng, hiệu quả công tác chưa cao.

Kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ công chức cấp xã còn yếu. Năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nhận thức trong đội ngũ công chức không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo; việc vận dụng các chủ trương, chính sách vào điều kiện thực tế của từng

địa phương chưa linh hoạt, nhiều nơi còn sao chép một cách máy móc. Không ít công chức cấp xã chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, các quy định của pháp luật, vì vậy quá trình chỉ đạo điều hành, giải quyết công việc còn mang tính chủ quan, tuỳ tiện theo cảm tính cá nhân.

Về năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp, phần lớn thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết công việc, thụ động trong thực thi các nhiệm vụ; thiếu khả năng bao quát tình hình, đồng thời chậm thích ứng với nhiệm vụ mới. Còn nhiều công chức chưa có khả năng tư duy dự báo trong xây dựng chương trình, kế hoạch, khả năng phân tích tổng hợp yếu; tinh thần phối hợp trong giải quyết công việc còn hạn chế dẫn tới hiệu quả công tác không cao.

4.5.2.3. Cơ hội

Đảng, Nhà nước, các ban ngành trung ương, tỉnh Hải Dương và Huyện Kim Thành ngày một quan tâm hơn đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã.

Cấp cơ sở được sự hỗ trợ của cấp trên về cơ sở vật chất, chuyên môn và kinh nghiệm công tác. Khoa học công nghệ thông tin ngày càng phát triển, tiên tiến và hiện đại hơn. Phục vụ nhân dân được nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả hơn.

Đội ngũ công chức cấp xã dần được chuẩn hóa, đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, ngày càng được sự đồng tình và ủng hộ của người dân.

Có nhiều nguồn vốn hỗ trợ khác nhau chỉ từ ngân sách nhà nước, các nguồn khác như xã hội hóa, các hoạt động tăng thu của chính quyền địa phương,…

4.5.2.4. Thách thức

Nền kinh tế thị trường tác động không nhỏ đến chất lượng đội ngũ công chức đặc biệt là tình hình suy thoái đạo đức công vụ ở một bộ phận công chức, dẫn đến tham nhũng, lãng phí.

Hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến công chức còn chưa thực sự được đồng bộ, hoàn thiện và đầy đủ.

Cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ, còn nhiều hạn chế. Đặc biệt máy móc phục vụ công việc theo hướng hiện đại còn thiếu ở một số cơ sở và các bộ phận công chức cấp xã.

Ngân sách nhà nước phân bổ chậm., chưa thực sự linh hoạt đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động của cấp xã.

Bảng 4.16. Phân tích SWOT đội ngũ công chức cấp xã huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

Phân tích

Môi trường bên ngoài

Cơ hội (O):

- Việc nâng cao chất lượng công chức cấp xã được quan tâm - Cơ sở vật chất, chuyên môn và kinh nghiệm công tác được cải thiện.

- Khoa học công nghệ ngày càng phát triển

- Được sự đồng tình và ủng hộ của người dân.

- Có nhiều nguồn vốn hỗ trợ khác nhau.

Thách thức (T):

- Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động đến đạo đức công vụ dẫn đến tham nhũng, lãng phí.

- Các văn bản pháp quy liên quan đến công chức còn chưa thực sự được hoàn thiện và đầy đủ.

- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. - Ngân sách nhà nước phân bổ chậm. M ôi t rư ờn g bê n tr on g Điểm mạnh (S): - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lối sống giản dị, trong sáng, am hiểu đời sống nhân dân, tâm huyết với cơ sở. - Có tinh thần trách nhiệm và quản lý tốt xung đột nội bộ, hiểu rõ tình hình kinh tế - xã hội địa phương. Đoàn kết thực hiện các nhiệm vụ được giao

- Trình độ học vấn, trình độ kiến thức về lý luận chính trị và quản lý nhà nước cũng được nâng lên rõ rệt.

- Cơ cấu đội ngũ công chức các xã của huyện ngày một hoàn chỉnh hơn

Phối hợp (S/O)

- Tiếp tục đẩy mạnh học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. - Tự xây dựng tác phong và phương pháp làm việc theo các chuẩn chung.

- Tích cực học tập nâng cao trình độ. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ.

- Nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức.

Phối hợp (S/T)

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra phòng chống tham nhũng, lãng phí. - Hoàn thiện thể chế quản lý công chức. Các văn bản quy phạm pháp luật, pháp quy. - Hoàn thiện cơ sở hạ tầng làm việc cho đội ngũ công chức.

- Phân bổ ngân sách nhà nước hợp lý hơn.

Điểm yếu (W):

- Công tác quản lý điều hành còn lúng túng, thiếu khoa học, chất lượng, hiệu quả công tác chưa cao.

- Năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.

- Nhận thức trong đội ngũ công chức không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo;

- Về năng lực thực hiện các nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 86)