Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề triều khúc, xã tân triều, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 64 - 65)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề

4.3.3. Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sản xuất

Bảng 4.13. Kết quả chất thải rắn từ sản xuất của hộ thu gom và tái chế nhựa

STT Công đoạn sản xuất Nguyên

liệu (kg) Sản phẩm (kg) Chất thải rắn (kg) Tỷ lệ CTR (%) 1 Phân loại 1000 930 70 7

2 Xay nghiền, rửa 1000 990 10 1

3 Tạo hạt 1000 999 1 0,1

4 Thành phẩm 1000 998 2 0,2

Từ bảng kết quả trên ta thấy tất cả các công đoạn của nghề thu gom và tái chế nhựa đều phát thải CTR ra môi trường.

Có thể thấy quá trình phân loại là tạo ra lượng CTR lớn nhất chiếm 7% lượng nguyên liệu. CTR ở công đoạn này gồm các loại tạp chất như: đất, đá, giấy, rác, kim loại,... và các loại nhựa không dùng để tái chế. Chất thải này được vứt cùng rác thải sinh hoạt. Công đoạn xay nghiền, rửa thì cũng tạo lượng CTR chiếm 1 % nguyên liệu. CTR công đoạn này loại bỏ các chất bám dính, đất còn bám trên nhựa và một phần các mảnh nhựa rơi vãi. Phần lớn CTR ở công đoạn này sẽ chảy ra cống. Quá trình tạo hạt cũng tạo 0,1% lượng nguyên liệu do rơi vãi, bị bẩn nên không thu gom. Tạo thành phẩm cũng tạo 0,2% chất thải rắn do cắt bỏ phần thừa của sản phẩm. Với 50 tấn nhựa thu gom 1 ngày thì lượng chất thải rắn từ hoạt động thu gom tái chế gần 5 tấn/ngày.

Ngoài ra việc thu gom, vận chuyển cũng làm rơi vãi trên đường giao thông, ven đường vào làng Triều Khúc. Quá trình này không thống kê được.

Hoạt động dệt nhuộm cho ra rất ít rác thải chủ yếu là bao bì, hộp, dây buộc, vụn tơ sợi,... còn lại hồ rửa thì chảy ra cống. Theo điều tra, lượng hồ sử dụng trung bình là 50 kg/1 tấn sản phẩm, toàn bộ sẽ chảy ra cống khi rũ hồ. Lượng xơ, tơ vụn khi dệt và xe sợi trung bình là 6 kg/1 tấn sản phẩm với một phần bay trong không khí, một phần rơi vãi được thu gom lại, hoặc trôi theo dòng nước. Lượng bao bì, dây buộc, thùng đựng thải ra không lớn thường được tái sử dụng.

Tóm lại, loại hình sản xuất tái chế nhựa phát thải ra môi trường rất nhiều chất thải rắn. Lượng thải ra là gần 5 tấn/ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề triều khúc, xã tân triều, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)