Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Tân Triều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề triều khúc, xã tân triều, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 44)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Làng nghề Triều Khúc thuộc xã Tân Triều - một xã ven đô thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Xã gồm 2 thôn Yên Xá và Triều Khúc. Xã cách trung tâm Hà Nội 9 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Hà Đông 2 km về phía Đông Nam có vị trí như sau:

-Phía Bắc giáp phường Thanh Xuân Nam và Hạ Đình quận Thanh Xuân,

giáp đường Nguyễn Trãi.

-Phía Đông giáp phường Kim Giang, Đại Kim quận Hoàng Mai, đường

vành đai 3.

-Phía Nam giáp xã Tả Thanh Oai, xã Thanh Liệt huyện Thanh Trì.

-Phía Tây giáp thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây, giáp quốc lộ 70.

Hình 4.1. Sơ đồ xã Tân Triều

Là một xã tiếp giáp đô thị có điều kiện thuận lợi trong tổ chức, hoạt động sản xuất lưu thông hàng hóa, tiếp cận nhanh với những thông tin khoa học kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt là có các tuyến đường lớn chạy qua nên càng có điều kiện phát triển.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo, thủy văn

Thuộc vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, gồm các khu vực xây dựng đất nhà ở, công trình kết cấu hạ tầng có địa hình bằng phẳng và độ dốc trung bình < 2%. Phần đất làng xóm có cốt cao địa hình khoảng 5,5 m – 6,5 m. Phần ao hồ trong và ngoài làng có cốt cao độ khoảng 3 m – 4,5 m. Địa hình địa mạo nhìn chung là thuận lợi đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị.

Tân Triều có diện tích mặt nước khá phong phú, kênh, mương có thể cung cấp nước cho việc tưới tiêu, nuôi thủy sản và tạo cảnh quan. Khi có mưa lớn, lượng nước mặt chảy theo độ dốc địa hình tự nhiên và thoát ra sông Nhuệ.

4.1.1.3. Khí hậu thời tiết

Tân Triều cũng như các xã khác trong huyện, nằm ở vùng châu thổ sông Hồng nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ không khí có chế độ nhiệt khá cao, nhiệt độ trung bình năm

khoảng 23 - 24oC. Tháng giêng có nhiệt độ trung bình sấp xỉ 16oC, nhiệt độ thấp

nhất là 8oC. Vào mùa hè nhiệt độ trung bình cao, tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ cao

nhất đạt khoảng 39 – 40oC.

Lượng mưa tập trung chủ yếu vào ba tháng 7, 8, 9 có lượng mưa chiếm 70% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm là 1700 - 1900 mm. Lượng bốc hơi bình quân năm đạt khoảng 1000 mm, các tháng đầu mùa mưa có lượng bốc hơi lớn, các tháng mùa xuân có lượng bốc hơi nhỏ. Chế độ gió, với hướng gió chủ đạo là gió Đông và Đông Bắc, mùa hạ còn có gió Đông Nam. Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 84%.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

Đất đai của xã tương đối bằng phẳng và màu mỡ thích hợp cho việc trồng rau màu và lúa. Theo số liệu thống kê, diện tích đất tự nhiên của xã là 297,7163 ha.

Tân Triều sử dụng nước sông sông Nhuệ, cùng với hệ thống ao hồ trong làng, ngoài đồng là nguồn cung cấp nước tưới chính. Sông Nhuệ có lượng phù sa

lớn nên khi tưới sẽ làm cho đất đai của xã trở lên màu mỡ đồng thời tác dụng điều hòa cho nhiều vùng khí hậu của xã và tiêu thoát nước trong mùa úng ngập.

Nguồn nước ngầm của xã ở độ sâu khoảng 5 - 7 m. Với các hình thức khai thác như máy bơm điện, giếng khoan các loại hình thức khai thác nước này lấy nước ở độ sâu 25 - 35m. Ngoài ra còn có hệ thống khai thác mạch nước ngầm nữa là hệ thống giếng khơi với độ sâu khoảng 2 - 6 m.

4.1.2. Kinh tế xã hội

4.1.2.1. Dân số, lao động và thu nhập

Tân Triều nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố có tác động mạnh đến sự phát triển, đất của xã nằm trong rãnh giới khu vực đang đô thị hóa mạnh. Năm 2015, Xã có 31594 nhân khẩu với 8837 hộ. Trong đó, thôn Triều Khúc có 17281 người, thôn Yên Xá có 14376 người. Tổng số lao động toàn xã là 23144 người (nam từ 18 - 60 tuổi; nữ từ 18 - 55 tuổi). Lao động chia theo lĩnh vực sản xuất là:

- Lao động thương mại – dịch vụ: 12989 người, chiếm 56,1%

- Lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 7897 người, chiếm 34,1% - Lao động nông nghiệp: 2258 người, chiếm 9,8%

Do đất nông nghiệp có biến động giảm nên tạo điều kiện các hộ chuyển sang các ngành sản xuất phi nông nghiệp.

Theo báo cáo kinh tế - xã hội của địa phương năm 2015 thì thu nhập bình quân mỗi hộ đạt 75 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 21 triệu đồng/người/năm. Số hộ nghèo toàn xã năm 2015 là 21 hộ, chiếm tỷ lệ 0,24%.

4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Kinh tế của xã tiếp tục tăng trưởng khá, giữ vững tốc độ tăng trưởng 18,5%. Tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 663,5 tỷ đồng.

Bảng 4.1. Cơ cấu các ngành sản xuất của xã Tân Triều năm 2015

TT Nghành sản xuất (tỷ đồng) Giá trị Cơ cấu (%)

1 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 453,8 67,4

2 Dịch vụ 203,7 30,7

3 Nông nghiệp 5,9 0,9

Tổng 663,5 100

Xã Tân Triều có 208 công ty, 10 HTX và 1857 hộ cá thể sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Trong đó, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có giá trị sản xuất cao nhất với các loại hình chủ yếu là dệt may, nhựa, xây dựng.

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Tân Triều có đường 70 và đường Nguyễn Trãi, đường vành đai 3 chạy qua nên rất thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội. Toàn xã có hơn 7 km đường liên xóm chủ yếu là đường bê tông và đường gạch tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân trong xóm. Hệ thống giao thông cơ bản đảm bảo yêu cầu và chất lượng.

Hệ thống các tuyến đường phố chính có chiều dài 4,7 km, đường được quy hoạch thiết kế theo quy cách đường nội đô thị có lộ giới, có lòng đường, hè đường và đang được đầu tư xây dựng, nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Hệ thống đường trong khu dân cư, đường nội bộ trong các khu vực cơ quan, trường học được nối thông vào các tuyến phố chính, có mật độ tương đối dày, kích thước đường nhỏ hẹp.

b. Hệ thống cấp thoát nước

Nước sạch đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt của người dân. Hiện xã Tân Triều có 4 trạm cấp nước hợp vệ sinh, thôn Triều Khúc có 3 trạm, thôn Yên Xá có 1 trạm đã hoạt động 24/24h đảm bảo cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. 100% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Hiện trạng thoát nước theo hệ thống thoát nước chung của huyện và được thiết kế xây dựng bám dọc theo tuyến đường. Hệ thống thoát nước đó phát huy tối đa khả năng tiêu thoát nước cho địa bàn. Tuy nhiên ở các khu dân cư có nhiều đoạn được xây dựng qua các thời kỳ trước, hiện đã hư hỏng và nước bẩn từ các đối tượng nước thải xả vào hệ thống này, gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, nhất là vào mùa mưa nhiều tuyến.

c. Giáo dục

Tính đến năm 2015, trên địa bàn xã có trường Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non với 76 phòng học (có 41 phòng kiên cố hóa), 32 phòng chức năng đã được kiên cố hóa, với 117 giáo viên và 3246 học sinh. Chất lượng giáo dục – đào tạo các cấp được nâng lên và công tác quản lý giáo dục từng bước được cải thiện,

gắn các hoạt động giữa nhà trường với gia đình và xã hội với sự nghiệp đào tạo. Đến nay, các nhà trường đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên diện tích các trường còn chật hẹp.

d. Y tế

Theo số liệu điều tra người tham gia bảo hiểm y tế của xã năm 2015, số người có thẻ bảo hiểm y tế chiếm 84,7%, đạt so với tiêu chí chuẩn quốc gia (theo quy định là 40%).

Công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân được quan tâm và thực hiện tốt các trương trình y tế của ngành (tiêm chủng mở rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống HIV – AIDS…). Trạm y tế có diện tich 7,3071 ha, đảm bảo quy mô phòng khám chữa bệnh và khu vực làm việc. Đội ngũ cán bộ y, bác sĩ, cộng tác viên y tế tổ dân phố nhiệt tình và trách nhiệm nên luôn giữ vững danh hiệu là đơn vị đạt chuẩn quốc gia của thành phố.

e. An ninh quốc phòng

Đảng ủy xã luôn quan tâm, lãnh đạo công tác quân sự và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ huấn luyện quân sự; kế hoạch đưa thanh niên lên đường nhập ngũ đạt 100% chỉ tiêu. Thực hiện tốt các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội và phát huy phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự tại địa phương.

4.2. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ TRIỀU KHÚC 4.2.1. Hoạt động dệt nhuộm 4.2.1. Hoạt động dệt nhuộm

4.2.1.1. Lao động, thu nhập

Bảng 4.2. Lao động nghành dệt nhuộm làng Triều Khúc

TT Nghề Số cơ sở (hộ) sản xuất Số lao động

(người)

1 Dệt 130 800

2 Nhuộm và xe tơ sợi 70 500

Tổng số 200 1300

Nhóm nghề dệt có số lao động cao hơn nghề nhuộm và xe tơ sợi. Lao động tại các cơ sở sản xuất có mức lương từ 3 đến 5 triệu/người/tháng. Hàng năm lợi nhuận đạt được của ngành này 90 tỉ đồng/năm.

4.2.1.2. Quy trình sản xuất

Quy trình dệt ở làng chủ yếu là dệt thoi. Vải dệt thoi được tạo thành từ hai bộ sợi dọc và sợi ngang. Sợi được căng theo chiều dài của vải được gọi là sợi dọc và các sợi vắt theo khổ vải được gọi là sợi ngang. Nhìn chung, các sợi dọc phải đủ bền để chịu được sức căng đáng kể trong quá trình dệt. Nếu sợi dọc đủ bền, có thể dùng các loại sợi kém hơn để làm sợi ngang vì chúng sẽ đan xen kết hợp với nhau nhờ các sợi dọc trên vải. Để tránh sợi dọc bị đứt gãy trong quá trình dệt, người ta tăng cường độ bền bằng cách phủ một lớp hồ mỏng. Hồ tinh bột chủ yếu được dùng cho loại vải cotton, còn hồ PVA được dùng cho sợi tổng hợp. Để đảm bảo độ bền, chắc, độ co giãn nhất định, cần phải có sự kết hợp các sợi dọc và ngang một cách phù hợp. Việc đan kết hay dệt này được hoàn thành trên khung dệt. Sau khi dệt xong sẽ giặt. Các sản phẩm ở làng chủ yếu là các loại mác, dây, đai, tua câu đối,... Ngoài dệt thoi còn có sử dụng máy đan dây, máy dệt tự động. Để có 1 tấn sản phẩm dệt phải sử dụng trung bình 1006 kg nguyên liệu, 50 kg hồ

và 10 m3 nước.

Quy trình thực hiện nhuộm tơ sợi của làng nghề Triều Khúc gồm các bước sau:

- Định hình tơ, sợi: Tơ, sợi từ nơi khác chuyển về sau khi đã làm sạch sơ bộ và đánh vào các ống sợi được người dân chuyển sang khung kéo sợi. Đây được gọi là định hình tơ sợi. Mục đích của bước này nhằm tạo bề mặt tiếp xúc lớn khi nhuộm. Thuốc nhuộm sẽ dễ dàng ngấm vào sâu bên trong tơ sợi. Hồ sử dụng làm chắc, ổn định sợi. Loại hồ sử dụng là hồ tinh bột và hồ PVA. Lượng hồ sử dụng khoảng 50 kg/1tấn sợi.

- Giũ hồ: Trong bước này thành phần hồ trong tơ sợi sẽ được loại bỏ khỏi tơ sợi bằng cách hòa tan. Tơ sợi được ngâm trong nước khoảng 30 phút. Việc giũ hồ sẽ loại bỏ hồ ra khỏi tơ sợi nhằm trợ giúp cho sự ngấm thuốc nhuộm ở bước

tiếp theo. Công đoạn này lượng nước tiêu tốn khoảng 15 m3/tấn sản phẩm.

- Nhuộm: Được thực hiện tạo màu sắc cho sợi. Thuốc nhuộm khuếch tán trong nước nhanh chóng liên kết liên kết với bề mặt tơ sợi. Ở đây thực hiện nhuộm theo mẻ: dịch nhuộm và sợi đặt trong cùng một nồi. Nồi áp suất có lắp đồng hồ đo áp. Gần đáy có vòi xả. Bếp sử dụng là bếp điện công nghiệp. Tùy từng mẻ nhuộm với màu sắc khác nhau mà người ta quy định áp suất cho nồi. Ở

các hộ dân, trung bình mỗi mẻ nhuộm lượng nước là 40 lít/kg với với công suất 55 kg/ngày và tần suất nhuộm khoảng 25 ngày/tháng. Thuốc nhuộm sử dụng là thuốc nhuộm phân tán của các hãng LongSheng, VapChem, Tân Hồng Phát, Tân Châu và các thuốc nhuộm không ghi tên trên bao bì. Thuốc nhuộm phân tán bao gồm các hợp chất hữu cơ không tan trong nước nhưng có thể phân tán trong nước với sự trợ giúp của các trợ chất riêng biệt. Thuốc nhuộm phân tán thường được sử dụng cho xơ polyester, acetate và polyamide. Độ bền với ánh sáng nói chung là khá tốt, trong khi độ bền màu khi giặt phụ thuộc vào cấu trúc của xơ mà thuốc nhuộm được sử dụng. Thuốc nhuộm phân tán có thể được áp dụng cho xơ theo các công nghệ khác nhau. Thuốc nhuộm phân tán có thể có một hiệu ứng gây mẫn cảm (dị ứng). Loại thuốc nhuộm này có thể gây dị ứng. Ngoài việc kích thích da, các vấn đề hô hấp hoặc mũi và ngứa mắt có thể xảy ra. Thuốc nhuộm phân tán sử dụng chủ yếu là hóa chất tạo màu azo và Anthraquinone. Ngoài ra còn có các thuốc nhuộm Nitro, Methine, Quinoline, Triphenylmethane,... Một số

hộ bổ xung chất trợ nhuộm dệt nhuộm: Na2SO4, acetic acid, acid formic, non-

ionic, Sodium 2-butyl-1-naphthalenesulfonate. Các chất này giúp thuốc nhuộm phân tán nhanh, đều màu cho sợi.

- Giặt: Sau khi nhuộm sợi được giặt lại với mục đích tránh thuốc nhuộm không tan hết bám trong sợi, bết lại ảnh hưởng đến công đoạn cuộn thành phẩm.

Công đoạn này tốn 20 m3/1 tấn sợi. Các loại hóa chất được dùng là NaOH,

Na5O3P10, Na2CO3,...

-Sấy: Làm khô sợi sau khi giặt trước khi cuộn lại. Sợi được cho vào máy

sấy và sấy khô.

- Cuộn (thành phẩm): sợi được cuộn vào cuộn bằng máy cuộn. Từ đây sản phẩm sẽ được bán ra hoặc xuất theo đơn đặt hàng. Sản phẩm này có thể chuyển qua các hộ dệt.

Vận chuyển, tháo bao đựng

Tơ sợi Bụi Hồ sợi

Xe sợi Tiếng ồn, bụi

Nước Rũ hồ Nước thải

Nước, thuốc nhuộm (chất trợ nhuộm)

Nhuộm Nước thải

Nước, hóa chất Giặt Nước thải

Sấy Nhiệt

Cuộn (thành phẩm)

Tiếng ồn, bụi

Hình 4.2. Quy trình nhuộm tơ sợi làng nghề Triều Khúc

Bảng 4.3. Định mức nguyên nhiên liệu quá trình nhuộm tơ sợi làng nghề Triều Khúc

Nguyên nhiên liệu để tạo 1 tấn sản phẩm

Tơ sợi 1015kg Hồ 50kg Hóa chất 100kg Nước giũ hồ 15m3 Nước dùng để nhuộm 40m3 Nước dùng để giặt 20m3

Qua bảng định mức nguyên nhiên liệu sử dụng ta thấy lượng nước thải

trung bình cho 1 tấn sản phẩm là 75 m3. Với sản lượng trung bình 55 kg/ngày thì

1 hộ thải ra 4,125 m3/ngày và 70 hộ nhuộm tơ sợi thải ra 288,75 m3/ngày.

4.2.2. Hoạt động thu gom và tái chế nhựa

4.2.2.1. Lao động, thu nhập

Bảng 4.4. Số hộ và lao động thu gom tái chế nhựa làng Triều Khúc

TT Loại hình sản xuất Số hộ

(hộ)

Số lao động (Người)

1 Chuyên thu gom, sơ chế 130 640

2 Tạo hạt 65 435

3 Tạo thành phẩm 20 125

Tổng số 215 1200

Ngành nghề thu gom và tái chế nhựa ở xã đã thu hút 215 hộ với khoảng 1200 lao động. Trong đó có 130 hộ chuyên thu gom, sơ chế. Lương lao động làm thuê ở các hộ thu gom thì thu nhập trung bình 4,5 triệu/người/ tháng. Lương lao động làm thuê ở các hộ tái chế, tạo sản phẩm thì lương lao động trung bình 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề triều khúc, xã tân triều, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)