Tình hình phát triển làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề triều khúc, xã tân triều, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có gần 100 làng nghề đạt doanh thu 10-20 tỷ đồng/năm; 70 làng nghề đạt 20-50 tỷ đồng/năm. Một số làng có doanh thu cao là dệt La Phù 800 tỷ đồng/năm, gốm sứ Bát Tràng 350 tỷ đồng/năm, mộc Vạn Điểm 240 tỷ đồng/năm.

Hà Nội có nhiều làng nghề nổi tiếng từ lâu đời như Gốm Bát Tràng, Lụa Vạn Phúc, Mây tre đan Phú Vinh, Đúc đồng Ngũ Xã, miến Cự Khê, dát vàng bạc

quỳ Kiêu Kỵ, dệt Triều Khúc, dệt La Phù, thêu Đại Đồng … Làng nghề Hà Nội tập trung nhiều ở huyện Chương Mỹ (174 làng), Phú Xuyên (124 làng), Thường Tín (125 làng), Ứng Hòa (113 làng), Thanh Oai (101 làng), Ba Vì (91 làng).

Chỉ riêng năm 2012, làng nghề Hà Nội đã thu hút được 739.630 lao động với 172.000 hộ sản xuất. Hoạt động trong lĩnh vực này có 2.063 công ty cổ phần, 4.562 công ty TNHH, 1.466 doanh nghiệp tư nhân, 164 hợp tác xã tham gia sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 2011, thu nhập bình quân của 1 lao động sản xuất tại các làng nghề đạt 24 triệu đồng/người/năm. Trong Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội phấn đấu tạo việc làm cho khoảng 800.000 đến 1 triệu lao động nông thôn, thu nhập bình quân đầu người đạt 20 đến 30 triệu đồng/năm vào năm 2015, đạt 35 đến 40 triệu đồng/năm vào năm 2020 và 50-60 triệu đồng/năm vào năm 2030. (Huy Anh, 2013).

Tuy Hà Nội là địa phương có số làng nghề nhiều nhất cả nước, nhưng không nhiều làng nghề đăng ký thương hiệu. Việc không có thương hiệu đã làm giảm đáng kể sức tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề này.

Ngày 26/11/2012, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chương trình số 154/UBND-CT về việc phát triển làng nghề kết hợp du lịch giai đoạn 2012 – 2015. Trong 244 làng nghề truyền thống của Hà Nội, sáu làng nghề có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch gồm: làng nghề mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), làng nghề gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên) và làng nghề điêu khắc Dư Dự (huyện Thanh Oai).

Ngày 04 tháng 08 năm 2014, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội. Chính sách này được Hà Nội áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật trong khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có khả năng bị mai một, làng nghề kết hợp với du lịch theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

Để thực hiện hiện được mục tiêu trên, thành phố dự kiến nguồn vốn đầu tư trên 8.500 tỷ đồng. Hà Nội đặt mục đến năm 2015, tỷ trọng sản xuất nghề, làng

nghề đạt 8.4%; đến năm 2020 chiếm 8.5% và đến năm 2030 chiếm 8.9% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của thành phố. Thành phố sẽ hạn chế việc mở rộng tràn lan các làng nghề và sẽ di chuyển làng nghề vào các cụm công nghiệp tập trung để quản lý tốt về môi trường, an ninh xã hội... (Trần Tâm, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề triều khúc, xã tân triều, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)