Hoạt động sản xuất làng nghề Triều Khúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề triều khúc, xã tân triều, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 48)

4.2.1. Hoạt động dệt nhuộm

4.2.1.1. Lao động, thu nhập

Bảng 4.2. Lao động nghành dệt nhuộm làng Triều Khúc

TT Nghề Số cơ sở (hộ) sản xuất Số lao động

(người)

1 Dệt 130 800

2 Nhuộm và xe tơ sợi 70 500

Tổng số 200 1300

Nhóm nghề dệt có số lao động cao hơn nghề nhuộm và xe tơ sợi. Lao động tại các cơ sở sản xuất có mức lương từ 3 đến 5 triệu/người/tháng. Hàng năm lợi nhuận đạt được của ngành này 90 tỉ đồng/năm.

4.2.1.2. Quy trình sản xuất

Quy trình dệt ở làng chủ yếu là dệt thoi. Vải dệt thoi được tạo thành từ hai bộ sợi dọc và sợi ngang. Sợi được căng theo chiều dài của vải được gọi là sợi dọc và các sợi vắt theo khổ vải được gọi là sợi ngang. Nhìn chung, các sợi dọc phải đủ bền để chịu được sức căng đáng kể trong quá trình dệt. Nếu sợi dọc đủ bền, có thể dùng các loại sợi kém hơn để làm sợi ngang vì chúng sẽ đan xen kết hợp với nhau nhờ các sợi dọc trên vải. Để tránh sợi dọc bị đứt gãy trong quá trình dệt, người ta tăng cường độ bền bằng cách phủ một lớp hồ mỏng. Hồ tinh bột chủ yếu được dùng cho loại vải cotton, còn hồ PVA được dùng cho sợi tổng hợp. Để đảm bảo độ bền, chắc, độ co giãn nhất định, cần phải có sự kết hợp các sợi dọc và ngang một cách phù hợp. Việc đan kết hay dệt này được hoàn thành trên khung dệt. Sau khi dệt xong sẽ giặt. Các sản phẩm ở làng chủ yếu là các loại mác, dây, đai, tua câu đối,... Ngoài dệt thoi còn có sử dụng máy đan dây, máy dệt tự động. Để có 1 tấn sản phẩm dệt phải sử dụng trung bình 1006 kg nguyên liệu, 50 kg hồ

và 10 m3 nước.

Quy trình thực hiện nhuộm tơ sợi của làng nghề Triều Khúc gồm các bước sau:

- Định hình tơ, sợi: Tơ, sợi từ nơi khác chuyển về sau khi đã làm sạch sơ bộ và đánh vào các ống sợi được người dân chuyển sang khung kéo sợi. Đây được gọi là định hình tơ sợi. Mục đích của bước này nhằm tạo bề mặt tiếp xúc lớn khi nhuộm. Thuốc nhuộm sẽ dễ dàng ngấm vào sâu bên trong tơ sợi. Hồ sử dụng làm chắc, ổn định sợi. Loại hồ sử dụng là hồ tinh bột và hồ PVA. Lượng hồ sử dụng khoảng 50 kg/1tấn sợi.

- Giũ hồ: Trong bước này thành phần hồ trong tơ sợi sẽ được loại bỏ khỏi tơ sợi bằng cách hòa tan. Tơ sợi được ngâm trong nước khoảng 30 phút. Việc giũ hồ sẽ loại bỏ hồ ra khỏi tơ sợi nhằm trợ giúp cho sự ngấm thuốc nhuộm ở bước

tiếp theo. Công đoạn này lượng nước tiêu tốn khoảng 15 m3/tấn sản phẩm.

- Nhuộm: Được thực hiện tạo màu sắc cho sợi. Thuốc nhuộm khuếch tán trong nước nhanh chóng liên kết liên kết với bề mặt tơ sợi. Ở đây thực hiện nhuộm theo mẻ: dịch nhuộm và sợi đặt trong cùng một nồi. Nồi áp suất có lắp đồng hồ đo áp. Gần đáy có vòi xả. Bếp sử dụng là bếp điện công nghiệp. Tùy từng mẻ nhuộm với màu sắc khác nhau mà người ta quy định áp suất cho nồi. Ở

các hộ dân, trung bình mỗi mẻ nhuộm lượng nước là 40 lít/kg với với công suất 55 kg/ngày và tần suất nhuộm khoảng 25 ngày/tháng. Thuốc nhuộm sử dụng là thuốc nhuộm phân tán của các hãng LongSheng, VapChem, Tân Hồng Phát, Tân Châu và các thuốc nhuộm không ghi tên trên bao bì. Thuốc nhuộm phân tán bao gồm các hợp chất hữu cơ không tan trong nước nhưng có thể phân tán trong nước với sự trợ giúp của các trợ chất riêng biệt. Thuốc nhuộm phân tán thường được sử dụng cho xơ polyester, acetate và polyamide. Độ bền với ánh sáng nói chung là khá tốt, trong khi độ bền màu khi giặt phụ thuộc vào cấu trúc của xơ mà thuốc nhuộm được sử dụng. Thuốc nhuộm phân tán có thể được áp dụng cho xơ theo các công nghệ khác nhau. Thuốc nhuộm phân tán có thể có một hiệu ứng gây mẫn cảm (dị ứng). Loại thuốc nhuộm này có thể gây dị ứng. Ngoài việc kích thích da, các vấn đề hô hấp hoặc mũi và ngứa mắt có thể xảy ra. Thuốc nhuộm phân tán sử dụng chủ yếu là hóa chất tạo màu azo và Anthraquinone. Ngoài ra còn có các thuốc nhuộm Nitro, Methine, Quinoline, Triphenylmethane,... Một số

hộ bổ xung chất trợ nhuộm dệt nhuộm: Na2SO4, acetic acid, acid formic, non-

ionic, Sodium 2-butyl-1-naphthalenesulfonate. Các chất này giúp thuốc nhuộm phân tán nhanh, đều màu cho sợi.

- Giặt: Sau khi nhuộm sợi được giặt lại với mục đích tránh thuốc nhuộm không tan hết bám trong sợi, bết lại ảnh hưởng đến công đoạn cuộn thành phẩm.

Công đoạn này tốn 20 m3/1 tấn sợi. Các loại hóa chất được dùng là NaOH,

Na5O3P10, Na2CO3,...

-Sấy: Làm khô sợi sau khi giặt trước khi cuộn lại. Sợi được cho vào máy

sấy và sấy khô.

- Cuộn (thành phẩm): sợi được cuộn vào cuộn bằng máy cuộn. Từ đây sản phẩm sẽ được bán ra hoặc xuất theo đơn đặt hàng. Sản phẩm này có thể chuyển qua các hộ dệt.

Vận chuyển, tháo bao đựng

Tơ sợi Bụi Hồ sợi

Xe sợi Tiếng ồn, bụi

Nước Rũ hồ Nước thải

Nước, thuốc nhuộm (chất trợ nhuộm)

Nhuộm Nước thải

Nước, hóa chất Giặt Nước thải

Sấy Nhiệt

Cuộn (thành phẩm)

Tiếng ồn, bụi

Hình 4.2. Quy trình nhuộm tơ sợi làng nghề Triều Khúc

Bảng 4.3. Định mức nguyên nhiên liệu quá trình nhuộm tơ sợi làng nghề Triều Khúc

Nguyên nhiên liệu để tạo 1 tấn sản phẩm

Tơ sợi 1015kg Hồ 50kg Hóa chất 100kg Nước giũ hồ 15m3 Nước dùng để nhuộm 40m3 Nước dùng để giặt 20m3

Qua bảng định mức nguyên nhiên liệu sử dụng ta thấy lượng nước thải

trung bình cho 1 tấn sản phẩm là 75 m3. Với sản lượng trung bình 55 kg/ngày thì

1 hộ thải ra 4,125 m3/ngày và 70 hộ nhuộm tơ sợi thải ra 288,75 m3/ngày.

4.2.2. Hoạt động thu gom và tái chế nhựa

4.2.2.1. Lao động, thu nhập

Bảng 4.4. Số hộ và lao động thu gom tái chế nhựa làng Triều Khúc

TT Loại hình sản xuất Số hộ

(hộ)

Số lao động (Người)

1 Chuyên thu gom, sơ chế 130 640

2 Tạo hạt 65 435

3 Tạo thành phẩm 20 125

Tổng số 215 1200

Ngành nghề thu gom và tái chế nhựa ở xã đã thu hút 215 hộ với khoảng 1200 lao động. Trong đó có 130 hộ chuyên thu gom, sơ chế. Lương lao động làm thuê ở các hộ thu gom thì thu nhập trung bình 4,5 triệu/người/ tháng. Lương lao động làm thuê ở các hộ tái chế, tạo sản phẩm thì lương lao động trung bình 5 triệu/người/tháng. Lợi nhuận từ ngành nghề đem lại là 80 tỉ đồng/năm.

4.2.2.2. Quy trình thu gom và tái chế nhựa

Hoạt động thu gom và tái chế nhựa ở làng nghề Triều Khúc diễn ra theo quy trình như sau:

-Thu gom: Các hộ thu gom mua nhựa từ nhiều nguồn khác nhau từ gia

đình, các cơ quan, trường học tới cả bệnh viện như: chai, lọ, ống nhựa, bao bì công nghiệp, vỏ máy thiết bị bằng nhựa, vỏ đựng hóa chất, bao bì vật tư nông nghiệp, chai dung dịch truyền, các loại túi nilon, can, các hộp đựng mỹ phẩm, chai hộp đựng thực phẩm, nước uống… Chủ yếu là ở Hà Nội và một số tỉnh bên cạnh. Việc vận chuyển được thực hiện bằng ô tô tải, xe máy. Theo điều tra, trung bình 1 hộ thu gom được 870 kg/ngày, cả làng thu gom hơn 50 tấn/ngày.

-Phân loại: Sau khi thu gom, họ phân loại nhựa ra nhựa LDPE, HDPE, PP,

PVC, PET, PS… Một số hộ thu gom trong làng không còn xay nghiền nhựa mà chỉ phân lọai và rửa qua hoặc băm tạm rồi bán cho hộ khác. Việc phân loại chia

làm nhiều cấp khác nhau. Ở cơ sở thu gom đầu họ phân loại ra nhựa PP, PE, PS,... sau bán lại cho các hộ sản xuất khác. Các hộ sản xuất công đoạn sau nhập lại loại nhựa mà họ cần để tái chế tùy theo nhu cầu hàng hóa.

-Xay nghiền nhựa và rửa nhựa: Sau khi phân loại thì nguyên liệu được xay

rửa hoặc xay khô. Xay rửa thì nước trực tiếp bơm vào máy xay. Còn xay khô thì xay xong cho vào thùng rửa. Chủ yếu ở làng là xay khô rồi cho vào rửa. Khi rửa họ bổ xung xà phòng vào xô, thùng rồi khuấy, rửa bằng tay. Nước thải chảy trực

tiếp xuống cống. Trung bình lượng nước tiêu thụ 0.03 m3/kg sản phẩm.

-Phơi: Nhựa nguyên liệu được phơi khô tự nhiên trên các sân, vườn, đường

ngõ, bãi đất trống. Các tấm bạt lớn trải ra và nhựa được đổ lên. Tùy điều kiện thời tiết mà thời gian phơi khác nhau. Chưa có hộ nào dùng thiết bị sấy làm cho việc phơi phụ thuộc thời tiết.

-Tạo hạt: Nhựa sau khi phơi khô được cho vào các phễu nạp nguyên liệu

rồi được máy gia nhiệt nấu chảy đùn thành dây nhựa, làm lạnh bằng nước rồi cắt thành các hạt nhựa. Hạt nhựa lại được bán cho các hộ tạo thành phẩm hoặc các công ty. Màu cho hạt nhựa tùy theo yêu cầu của khách hàng. Khách hàng sẽ cung cấp loại màu họ cần. Tất cả các loại bột màu đều không ghi nhãn. Lượng nước làm lạnh sản phẩm hầu như không tiêu tốn do các hộ đã sử dụng bể chứa ngầm bơm xoay vòng. Nước chỉ hao phí do bốc hơi, hoặc tràn ra.

Nhựa phế liệu

Vận chuyển

Thu gom Bụi, khí thải chất thải

Phân loại Chất thải rắn

Xay nghiền Bụi, khí thải Tiếng ồn

Nước xà phòng Rửa Nước thải Phơi Bụi Khí thải Nước bột màu Tạo hạt Khí thải, tiếng ồn nước thải Nước bột màu Tạo thành phẩm Nước thải tiếng ồn

Hình 4.3. Quy trình thu gom tái chế nhựa làng nghề Triều Khúc

- Tạo sản phẩm: Hạt nhựa, phẩm màu được cho chung vào phễu nạp. Máy làm chảy nhựa hòa với màu ép khuôn rồi làm lạnh tạo sản phẩm. Sản phẩm được cắt bỏ phần thừa. Mẫu mã sản phẩm tùy theo đơn đặt hàng. Các hộ sản xuất không chủ động mẫu mã nên mỗi khi có khách hàng có nhu cầu sản phẩm nào sẽ cũng cấp cho hộ khuôn mẫu và màu. Ở các hộ này nước làm lạnh được chảy quay về bồn chứa. Các bồn chứa này có chức năng làm lạnh nước nhanh. Nước chỉ hao phí do bốc hơi, thay nước. Thường 1 – 2 tháng mới thay nước bồn

Bảng 4.5. Định mức nguyên nhiên liệu quá trình thu gom tái chế nhựa làng nghề Triều Khúc

Công đoạn Đầu vào Đầu ra

Phân loại Nhựa thu

gom

1075 kg Nhựa để tái chế

1000 kg Xay nghiền, rửa Nhựa để tái

chế 1100 kg Mảnh nhựa thô 1000 kg Nước 30 m3 Tạo hạt Mảnh nhựa thô 1001 kg Hạt nhựa 1000 kg Thành phẩm Hạt nhựa 1002 kg Thành phẩm 1000 kg

Như vậy lượng nước thải ra trung bình cho 1 tấn mảnh nhựa thô là 30 m3.

Một ngày làng thu gom 50 tấn nhựa thì lượng mảnh nhựa thô là 46 tấn và sẽ thải

ra môi trường là 1380 m3 nước thải.

4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ 4.3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước 4.3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước

4.3.1.1. Nước thải hộ dệt nhuộm làng nghề Triều Khúc

Bảng 4.6. Kết quả phân tích mẫu nước thải dệt nhuộm làng Triều Khúc

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 13- MT:2015/ BTNMT NTD1 NTD2 12/2015 6/2016 12/2015 6/2016 1 pH - 7,34 7,52 7,81 7,78 5,5-9 2 BOD5 mg/l 460 430 650 680 50 3 COD mg/l 1248 1316 1522 1494 200 4 TSS mg/l 112 128 145 126 100 5 Cr6+ mg/l 0,012 0,022 0,029 0,028 0,1 6 Độ màu Pt-Co 783 771 820 805 200

Từ kết quả thấy được nước thải sản xuất của hộ dệt nhuộm đã vượt QCVN 13-MT:2015/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

dệt nhuộm) ở các chỉ tiêu: BOD5, COD, TSS, độ màu.

Trong cả 2 đợt lấy mẫu, hàm lượng BOD5 ở nước thải tại 2 hộ sản xuất đã

vượt QCCP từ 8,6 đến 13,6 lần; hàm lượng COD vượt QCCP từ 6,2 đến 7,6 lần, độ màu vượt QCCP từ 3,9 đến 4,1 lần; TSS vượt QCCP từ 1,1 đến 1,5 lần. Các chỉ tiêu còn lại đều đạt QCCP.

Mẫu nước NTD1 vào tháng 12/2015 có hàm lượng BOD5, độ màu cao hơn

tháng 6/2016 nhưng hàm lượng COD, TSS lại nhỏ hơn. Mẫu nước NTD2 vào

tháng 6/2016 hàm lượng BOD5 cao hơn tháng 12/2015 nhưng hàm lượng COD,

TSS, độ màu nhỏ hơn.

Sự dao động giá trị các thông số ở cả 2 mẫu vào tháng 12/2015 và tháng 6/2016 không lớn. Các chỉ tiêu của mẫu NTD2 đều cao hơn mẫu NTD1. Vào 2 đợt lấy mẫu, hàm lượng COD mẫu NTD2 cao hơn mẫu NTD1 là từ 1,41-1,58 lần.

Nước thải có hàm lượng COD, BOD5, TSS cao là do lượng xơ sợi, hồ và

hóa chất còn độ màu cao là do thuốc nhuộm.

4.3.1.2. Nước thải tái chế nhựa làng nghề Triều Khúc

Bảng 4.7. Kết quả phân tích mẫu nước thải tái chế nhựa làng Triều Khúc

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B) NTN1 NTN2 12/2015 6/2016 12/2015 6/2016 1 pH - 7,83 7,67 7,62 7,71 5,5-9 2 BOD5 mg/l 240 250 240 220 50 3 COD mg/l 308 312 302 281 150 4 TSS mg/l 156 163 168 141 100 5 Tổng N mg/l 53,62 57,3 50,14 48,6 40 Qua bảng kết quả, ta thấy ở 2 mẫu nước thải tái chế nhựa của làng Triều Khúc có các chỉ tiêu vượt QCVN 40:2011/BTNMT cột B (Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về nước thải công nghiệp) là BOD5, COD, TSS, tổng N.

Trong cả 2 đợt lấy mẫu và tháng 12/2015 và tháng 6/2016, nước thải tại 2

hộ sản xuất có hàm lượng BOD5 vượt QCCP từ 4,4 đến 5 lần; hàm lượng COD

QCCP từ 1,4 đến 1,7 lần. Các chỉ tiêu còn lại đều dưới ngưỡng cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT. Không có chỉ tiêu kim loại nặng nào vượt QCCP.

Tháng 6/2016, các chỉ tiêu vượt QCCP của mẫu NTN1 đều cao hơn vào tháng 12/2015. Trong khi đó, các chỉ tiêu vượt QCCP của mẫu NTN2 vào tháng 6/2016 lại giảm giảm so với tháng 12/2015. Đây có thể là do chất lượng chất thải bám trên nhựa thay đổi. Sự dao động giá trị các chỉ tiêu vượt quy chuẩn của 2 mẫu và so 2 mẫu với nhau đều không lớn. So với mẫu NTN1 thì các chỉ tiêu vượt QCCP ở mẫu NTN2 đều thấp hơn, chỉ có TSS vào tháng 12/2015 đạt 168 mg/l là cao hơn.

BOD5, COD, TSS, tổng N trong nước thải nhựa cao là do các chất bẩn bám

trên nhựa, vụn nhựa khi được rửa chảy ra.

4.3.1.3. Nước cống thải làng nghề Triều Khúc

Bảng 4.8. Kết quả phân tích mẫu nước cống trong làng

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/ BTNMT Cột B NT 12/2015 6/2016 1 pH - 7,62 7,84 5,5-9 2 BOD5 mg/l 258 227 50 3 COD mg/l 424 382 150 4 TSS mg/l 223 205 100 5 NH4+ mg/l 6,581 5,425 10 6 Fe mg/l 5,536 4,69 5 7 Cu mg/l 0,536 0,412 2 8 Pb mg/l 0,108 0,076 0,5 9 Zn mg/l 0,612 0,424 3 10 Cr6+ mg/l 0,058 0,045 0,1 11 Tổng N mg/l 67,12 55,74 40 12 Tổng P mg/l 4,57 4,18 6 13 Coliform MPN/ 100ml 11200 9800 5000

Từ kết quả phân tích mẫu nước cống làng nghề Triều Khúc, ta thấy được nước cống đã bị ô nhiễm với các chỉ tiêu vượt QCVN 40:2011/BTNMT cột B

tổng N, Coliform. Trong đó, hàm lượng BOD5 vượt QCCP là 4,5 đến 5,2 lần; hàm lượng COD vượt QCCP là 2,5 đến 2,8 lần; hàm lượng tổng N vượt QCCP là 1,4 đến 1,7 lần; hàm lượng TSS vượt QCCP là 2,1 đến 2,2 lần; hàm lượng coliform vượt QCCP là 2 đến 2,2 lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề triều khúc, xã tân triều, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)