Phát triển và bảo vệ môi trường làng nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề triều khúc, xã tân triều, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 31 - 33)

Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề bún Vân Cù (Hương Toàn), UBND thị xã Hương Trà đã đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải chung tại làng nghề với tổng kinh phí trên 3,8 tỷ đồng. Dự án này đã giúp trên 300 hộ dân yên tâm sản xuất và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số gần chục làng nghề được hỗ trợ kinh phí để giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường. Trong đó, nhiều khu dân cư hiện vẫn đang chịu ảnh hưởng của khói, bụi và tiếng ồn từ các làng nghề mộc mỹ nghệ, bánh ướt, gạch ngói… Hiện, thị xã đang thực hiện các bước nhằm chuyển đổi nghề cho một số cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công gây ô nhiễm môi trường ở làng nghề Thủy

Phú (Hương Vinh) và phát triển các làng nghề truyền thống bún Vân Cù, rượu Dương Sơn (Hương Toàn), mộc An Bình, bánh tráng- bánh ướt Lựu Bảo (Hương Hồ), mộc mỹ nghệ (Hương Vinh). Thông qua nguồn vốn khuyến công, nhiều làng nghề đã được hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị sản xuất hiện đại, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và tổ chức các khóa tập huấn để sản xuất theo công nghệ hiện đại giảm thiểu tiếng ồn (Thanh Hương, 2016).

Hải Dương hiện có 65 làng nghề, nhưng các làng nghề đang đối mặt với nhiều khó khăn nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải đang là vấn đề báo động. Trước thực trạng trên, tỉnh Hải Dương đã tập trung đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường tại các làng nghề. Tỉnh cũng sẽ công bố danh sách các làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng; phổ biến, tuyên truyền các mô hình làng nghề thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường; tập trung quy hoạch các làng nghề, chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc di dời vào khu, cụm công nghiệp tập trung. Đối với các làng nghề phải chuyển đổi hoặc di dời, tỉnh Hải Dương sẽ đưa ra những cơ chế chính sách hỗ trợ kịp thời như miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất... trong đó, sẽ tập trung vào nhóm loại hình tái chế giấy, tái chế nhựa, tái chế kim loại, nhuộm, giết mổ gia súc, chế biến thực phẩm. Để nâng cao ý thức, tỉnh cũng yêu cầu các cơ sở hoạt động trong các làng nghề chủ động đầu tư xử lý môi trường theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Tuy nhiên, đối với các làng nghề truyền thống hoặc các làng nghề có đóng góp lớn cho địa phương, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xử lý... Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường làng nghề, Hải Dương cũng lồng ghép chương trình bảo vệ môi trường làng nghề với các chương trình khác như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề sản xuất và xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề như hệ thống tiêu thoát nước, các điểm thu gom, xử lý chất thải... (Mạnh Tú, 2014).

Theo đề án bảo vệ môi trường làng nghề được thủ tướng phê duyệt năm 2013, Việt Nam thực hiện:

- Về cơ chế, chính sách: xây dựng, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về quản lý, phát triển làng nghề gắn với BVMT.

- Về tuyên truyền, nâng cao nhận thức: giáo dục và tuyên truyền thường xuyên, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác BVMT.

- Triển khai xây dựng, thực hiện quy hoạch, di đời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất như sau: quy hoạch tập trung theo khu, cụm công nghiệp làng nghề, quy hoạch phân tán (quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình), quy hoạch phân tán kết hợp tập trung; chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc di dời vào khu, cụm công nghiệp tập trung.

- Về tài chính, tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc phân bổ, quản lý sử dụng ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp môi trường. Tại các địa phương có làng nghề, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm phân bổ không dưới 10% tổng kinh phí sự nghiệp môi trường cho công tác BVMT làng nghề..

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế: tăng cường kiểm soát công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu tại các làng nghề ô nhiễm môi trường hiện nay; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sạch, công nghệ xử lý chất thải cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ theo hướng vận hành đơn giản, ổn định, tiết kiệm chi phí và xử lý ô nhiễm môi trường đạt hiệu quả; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để đổi mới công nghệ sản xuất; nghiên cứu, ứng dụng nguyên liệu, thiết bị, công nghệ, mô hình, phương thức sản xuất thân thiện với môi trường.

- Thực hiện lồng ghép BVMT làng nghề vào các chương trình, đề án có liên quan. Thực hiện gắn kết Đề án này vào quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường để xử lý 47 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng giai đoạn 2012 - 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề triều khúc, xã tân triều, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)