Khái quát tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 40)

Nội hiện nay

Thực hiện chỉ đạo của Bộ TN & MT, các Sở, ngành liên quan thành phố Hà Nội vừa ra soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Theo đó, về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020: Thực hiện chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia, ngày 13/11/2015, UBND thành phố có tờ trình số 83/TTr-UBND trình HĐND thành phố thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) thành phố Hà Nội.

Ngày 2/12/2015, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 12/NQ- HĐND ngày 2/12/2015 thông qua làm cơ sở báo cáo Chính phủ phê duyệt theo quy định.

Thực hiện Văn bản số 1927/TTg-KTN ngày 2/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ có phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 cấp quốc gia, ngày 19/1/2017 UBND thành phố đã có Tờ trình số 153/TTr-UBND trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của thành phố Hà Nội. Ngày 13/3/2017, Bộ TN&MT có Thông báo số 42/TB-BTNMT về kết quả thẩm định.

Ngày 12/5/2017, UBND thành phố Hà Nội có Báo cáo số 105/BC-UBND tiếp thu, giải trình ý kiến của Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Bộ TN&MT và có Tờ trình số 25/TTr-UBND trình Chính phủ phê

duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của thành phố Hà Nội.

Liên quan đến lập, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm, căn cứ Luật Đất đai 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013, trước 31/12 hằng năm, UBND thành phố tổng hợp và trình HĐND thành phố thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất; danh mục dự án, công trình chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ để làm cơ sở phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện để làm căn cứ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo đó, năm 2015, HĐND thành phố thông qua danh mục là 565 dự án, công trình thu hồi đất năm 2015, diện tích là: 1.375ha; danh mục 300 dự án, công trình chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ năm 2015, diện tích là 575ha.

Năm 2016, HĐND thành phố thông qua danh mục là 886 dự án thu hồi đất với diện tích là: 2.112,9ha; danh mục 574 dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, với diện tích là 1.216,3ha.

Cũng trong năm qua, HĐND thành phố thông qua danh mục là 869 công trình, dự án thu hồi đất, với diện tích là 2.748ha; danh mục 390 công trình, dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, với diện tích là 832ha.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất

- Điều kiện tự nhiên: đặc điểm điều kiện tự nhiên; các nguồn tài nguyên

thiên nhiên.

- Điều kiện kinh tế - xã hội: cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ và cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp (hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc…) .

- Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.

3.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Thạch Thất

- Tình hình quản lý đất đai được đánh giá theo 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

- Đánh giá tình hình sử dụng đất năm 2016 và biến động đất đai giai đoạn 2010 - 2016.

3.1.3. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 -2020 huyện Thạch Thất đoạn 2010 -2020 huyện Thạch Thất

- Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Thạch Thất giai đoạn 2010 - 2020.

- Kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất 2015, 2016: việc đánh giá được tiến hành theo 3 nhóm đất chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

- Đánh giá tình hình thực hiện công trình, dự án của phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015.

- Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2010 đến năm 2015 theo quy hoạch sử dụng đất được duyệt.

- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Thạch Thất.

- Kết quả thực hiện các công trình, dự án đến năm 2016 huyện Thạch Thất. - Đánh giá những mặt đạt được và mặt tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện.

3.1.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thất huyện Thạch Thất

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp: tài liệu bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và các yếu tố khác liên quan đến đề tài được thu thập từ các phòng ban của Sở, các sở, viện nghiên cứu; các phòng Tài Nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, Ban Giải phóng mặt bằng, Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất … của huyện và từ các các xã trong huyện.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được điều tra từ phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý dự án và điều tra bổ sung từ thực địa. Sau khi tiến hành thu thâp được các tài liệu, số liệu về phương án quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất từ phòng Tài nguyên và Môi trường, tiến hành đi khảo sát thực địa. Các công trình, dự án thực hiện đúng theo phương án quy hoạch hoặc không đúng với phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ được kiểm tra tại thực địa.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích: trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích, số lượng các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch; tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án QHSDĐ. Các số liệu trên được tổng hợp và xử lý bằng Excel.

Số liệu không gian được xử lý bằng Micro staion, Mapinfo,....

3.2.4. Phương pháp minh họa bằng bản đồ

Sử dụng bản đồ để trình bày các kết quả nghiên cứu (bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất,…).

3.2.5. Phương pháp so sánh, đánh giá

Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất được đánh giá thông qua việc so sánh giữa kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất với kế hoạch đề ra khi xây dựng phương án. Các nội dung đánh giá gồm:

- Chỉ tiêu sử dụng đất: tỷ lệ diện tích thực hiện so với kế hoạch đề ra (tính theo đơn vị %), tỷ lệ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp.

- Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2010 đến năm 2015 theo quy hoạch sử dụng đất được duyệt.

- Tiêu chí đánh giá việc thực hiện theo công trình, dự án. + Vị trí quy hoạch các công trình dự án (theo không gian). + Quy mô công trình, dự án (diện tích).

+ Tiến độ thực hiện các công trình, dự án theo quy hoạch (các dự án đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra, các dự án chưa hoàn thành, các dự án hủy bỏ).

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THẠCH THẤT 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thạch Thất là huyện ngoại thành nằm phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, cách

trung tâm thành phố 25 km, là vùng bán sơn địa, có toạ độ địa lý từ: 20o 58’23”

đến 21o 06’10” vĩ độ bắc và 10o 27’54” đến 105o 38’22” kinh độ đông.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý của huyện Thạch Thất - TP. Hà Nội

Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau: - Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ.

- Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, huyện Quốc Oai.

- Phía Nam giáp huyện Quốc Oai, huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình). - Phía Tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.

Thị trấn Liên Quan là trung tâm kinh tế - hành chính của huyện cách quận Hà Đông 25km, cách trung tâm thủ đô 40km về phía Đông Nam, cách thị xã Sơn Tây khoảng 13 km. Địa bàn huyện có tuyến đường giao thông thuận lợi nối liền thủ đô Hà Nội như Quốc lộ 21A, QL 32, Đại lộ Thăng Long, ngoài ra có các đường tỉnh lộ 419, 420 và 446, đường Hồ Chí Minh và dự án trục đường kinh tế Bắc – Nam. Đây là điều kiện thuận lợi của huyện trong giao lưu kinh tế, tạo cho Thạch Thất phát triển toàn diện các ngành kinh tế, xã hội.

Thạch Thất có vị trí thuận lợi ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường lớn như quận Hà Đông và các quận nội thành của thủ đô Hà Nội, thị xã Sơn Tây, trên địa bàn có Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Đại học Quốc gia đã và đang hình thành và nằm trong chuỗi đô thị phía tây Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây. Huyện Thạch Thất hiện đang là địa bàn đầu tư trọng điểm của thành phố và trong tương lai sẽ trở thành địa phương có nền kinh tế công nghiệp, du lịch phát triển, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho các thị trường lớn xung quanh. Vị trí địa lý cũng tạo tiềm năng cho Thạch Thất phát triển du lịch, dịch vụ với các loại hình: du lịch tâm linh, du lịch sinh thái kết hợp nghỉ cuối tuần… thu hút khách du lịch từ các khu đô thị lân cận. Đây là đặc điểm cần chú ý trong kế hoạch sử dụng đất.

Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính cấp xã, chia thành 2 vùng tương đối rõ, vùng trung du miền núi và vùng đồng bằng.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thạch Thất nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ, nhưng cũng là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành ba dạng địa hình chính:

+ Dạng địa hình đồi núi thấp: bao gồm 3 xã phía tây, giáp với tỉnh Hoà Bình (xã Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân), chiếm 29% diện tích toàn huyện, độ dốc địa hình tuy không lớn nhưng so với các vùng khác trong huyện là lớn hơn nhiều.

+ Dạng địa hình bán sơn địa, đồi gò: bao gồm 8 xã phía Tây huyện, bên bờ phải sông Tích, chiếm 46% diện tích toàn huyện. Độ cao trung bình so với mặt biển của vùng này từ 10m đến hơn 15m. Trong vùng có nhiều đồi độc lập, thấp,

thoải, độ dốc trung bình 3-8o, đã hình thành nhiều hồ thuỷ lợi nhỏ và vừa, tiêu

biểu là hồ Tân Xã. Đất phát triển trên nền đá đã phong hoá nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20-50cm.

+ Dạng địa hình đồng bằng: gồm 12 xã, thị trấn phía đông của huyện, bên bờ trái sông Tích, chiếm 25% diện tích toàn huyện. Địa hình khá bằng phẳng, độ cao địa hình trung bình dao động trong khoảng từ 5m đến 10m so với mặt biển. Nền địa chất khá đồng nhất, tầng đất hầu hết dày trên 1m, thỉnh thoảng có nơi xuất hiện đá ong ở tầng sâu. Đây là vùng thâm canh lúa tập trung của huyện, có hệ thống kênh mương lấy nước tưới từ hồ Đồng Mô.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Thạch thất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:

- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình cả năm là 23,40C, trong năm nhiệt

độ thấp nhất trung bình 13,70C (vào tháng 1). Tháng nóng nhất là tháng 5 có

nhiệt độ trung bình trên 37,50C. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến

tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.

- Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.680 giờ, năm cao nhất 1.700 giờ, năm thấp nhất 1.460 giờ.

- Lượng mưa và bốc hơi:

+ Lượng mưa bình quân năm là 1.628mm, cao nhất trung bình là 2.163mm và thấp nhất trung bình là 1.519mm. Lượng mưa phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 lượng mưa chỉ có 16 - 23mm.

+ Lượng bốc hơi bình quân năm khoảng 860mm, bằng 57% so với lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi trong các tháng mưa ít cao, do đó mùa khô đã thiếu nước lại càng thiếu hơn, tuy nhiên do hệ thống thuỷ lợi tương đối tốt nên ảnh hưởng không lớn đến cây trồng vụ đông xuân.

- Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 83%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 - 89%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.

- Gió: hướng gió thịnh hành về mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Đông Nam. Thỉnh thoảng có xuất hiện gió Tây Nam vào các tháng 6,7.

Tóm lại, khí hậu ở Thạch Thất có đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khô về mùa đông. Nền khí hậu ấy thích hợp với nhiều loại cây trồng, góp phần tạo nên hệ thống cây trồng phong phú, đa dạng.

4.1.1.4. Thủy văn

Do đặc điểm địa hình thấp dần về phía đông nam nên các sông suối có hướng chảy về phía này. Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thuỷ văn của các sông chính trong khu vực.

Các xã thuộc tiểu vùng đồi núi phía tây có độ dốc lớn hơn với những con suối nhỏ, ngắn, ở đây đã xây dựng một số công trình thuỷ lợi nhỏ cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Sông Tích bắt nguồn từ vùng núi Ba Vì chảy qua Thạch Thất với chiều dài 16 km là nguồn cung cấp nước chủ yếu và là dòng chính để tiêu thoát nước cho huyện. Sông quanh co, uốn khúc, nhiều đoạn bị bồi lấp mạnh. Ngoài ra còn có hệ thống kênh thuỷ lợi cung cấp nước chủ động cho các cánh đồng như: kênh Đồng Mô-Ngải Sơn (dài 16 km), kênh Phù Sa (18 km), cùng với hệ thống các hồ nhỏ và vừa (tiêu biểu là hồ Tân Xã), các ao là nguồn dự trữ và tiêu thoát nước.

4.1.1.5. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nước mặt chủ yếu là nguồn nước của các sông, hồ:

- Sông Tích cắt ngang phần lãnh thổ huyện theo chiều từ bắc xuống nam chia đôi huyện thành 2 vùng rõ rệt. Sông Tích là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Các suối phát nguyên từ vùng núi Lương Sơn Hòa Bình như suối Linh Khiêu. Suối Quan, Suối Thắng. Các suối này ngắn, chủ yếu cung cấp nước vào mùa mưa, còn mùa mưa lưu lượng rất nhỏ.

Nguồn nước ngầm: Kết quả điều tra cho thấy huyện Thạch Thất có trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 40)