Đánh giá mặt đạt được, tồn tại và nguyên nhân trong việc thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 98 - 101)

2015 theo quy hoạch sử dụng đất được duyệt huyện Thạch Thất

4.3.7. Đánh giá mặt đạt được, tồn tại và nguyên nhân trong việc thực hiện

phương án QHSDĐ huyện Thạch Thất

4.3.7.1. Những mặt đạt được

- Công tác lập Kế hoạch sử dụng đất của huyện Thạch Thất đã triển khai kịp thời, đúng quy định của UBND thành phố và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 được UBND huyện nghiêm túc triển khai thực hiện. UBND huyện tổ chức công bố công khai đồng thời niêm yết trong suốt quá trình thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 tại trụ sở tiếp nhận hồ sơ hành chính UBND huyện Thạch Thất và tại trụ sở UBND các xã đảm bảo mọi tổ chức, cá nhân được biết và giám sát thực hiện.

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện là căn cứ để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện

các công trình, dự án trên địa bàn. Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai từ huyện đến các xã.

- Sau khi Thông tư 29/2014/TT - BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường ngày 02/06/2014 Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu lực thi hành, UBND huyện Thạch Thất đã chỉ đạo việc rà soát, điều tra bổ sung để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy định của Luật đất đai năm 2013. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cơ bản đã dự báo được nhu cầu sử dụng đất của địa phương, các ngành sát với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và ổn định tình hình xã hội.

- Đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị được mở rộng và đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

4.3.7.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong việc thực hiện phương án QHSDĐ

- Việc công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt ở cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, chưa thật sự nghiêm túc, còn mang tính hình thức. Việc công khai cắm mốc quy hoạch chưa thực hiện, đặc biệt đối với các công trình trọng điểm và các tuyến giao thông chính.

- Sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư nơi có quy hoạch nhiều lúc còn thờ ơ dẫn tới tính thuyết phục và đồng nhất trong công tác vận động, thực hiện quy hoạch vẫn chưa cao.

- Phương án quy hoạch còn chưa dự báo chính xác về nhu cầu quỹ đất cho các mục đích sử dụng, nhất là đất cho phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, dẫn đến tình trạng dự báo vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất. Vì vậy mà chất lượng của phương án vẫn chưa thực sự sát với điều kiện thực tế phát triển tại địa phương.

- Khung giá đất tại địa phương chưa được điều chỉnh để kịp thời sát với giá thị trường nên dẫn đến việc người sử dụng đất không sẵn sàng chuyển quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư hoặc Nhà nước khi thực hiện thu hồi giải phóng mặt bằng. Điều này đã gây không ít những khó khăn để tạo ra quỹ đất đáp ứng nhu

cầu của các nhà đầu tư, các dự án trọng điểm. Đây là bất cập đang là rào cản để phát triển kinh tế xã hội, làm giảm tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015.

- Sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhìn chung chưa tốt. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành khác chưa thực sự thống nhất, tình trạng tự phát, cục bộ thực hiện quy hoạch, kế hoạch của các ngành vẫn chưa được chấn chỉnh.

- Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa sát với thực tế, do thiếu căn cứ vào phương án đã được duyệt mà lại chỉ quan tâm đến việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân dẫn đến những thay đổi mang tính chủ quan trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Việc quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt còn chưa thực hiện tốt, tình trạng dân lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép không bị xử lý, nên khi triển khai quy hoạch thì chi phí bồi thường vượt qua dự kiến ban đầu, không hợp lý về mặt kinh tế trong đầu tư dự án hoặc không đủ khả năng triển khai quy hoạch.

- Một số dự án triển khai chậm triển khai giải phóng mặt bằng. Đặc biệt có một số chủ đầu tư khi được giao giải phóng mặt bằng công tác phối hợp với huyện còn thiếu, đơn cử có một số dự án không đến liên hệ giải phóng mặt bằng. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số xã gặp nhiều khó khăn, làm chậm tiến độ xây dựng.

- Tình trạng sử dụng đất một số ngành, lĩnh vực chưa bám Kế hoạch sử dụng đất của huyện được duyệt gây ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất của nguời dân. Kế hoạch sử dụng đất của một số điểm còn chưa phù hợp với thực tiễn, như còn tình trạng thống kê theo nhu cầu. Công tác giám sát chưa cao.

* Nguyên nhân chưa thực hiện đúng các nội dung, công trình theo quy hoạch Mặc dù kế hoạch sử dụng đất hàng năm được xây dựng chi tiết nhưng trong quá trình thực hiện chưa có sự phối hợp giữa ngành Kế hoạch – Tài chính, ngành Tài nguyên – Môi trường và UBND cấp xã (nơi có công trình quy hoạch) nên một số công trình quy hoạch không được bố trí nguồn vốn để thực hiện. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số chỉ tiêu sử dụng đất đạt được ở mức rất thấp so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt.

Mặt khác, vốn đầu tư còn ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng, qua đó làm chậm tiến độ thực hiện các dự án. Vì vậy việc đánh giá đúng năng lực của các nhà tư cũng rất quan trọng, có ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 98 - 101)