Giải pháp về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 102)

2015 theo quy hoạch sử dụng đất được duyệt huyện Thạch Thất

4.4.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện

- Tổ chức công bố, công khai kế hoạch sử dụng đất đến các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện biết để thực hiện.

- Thực hiện cắm mốc ngoài thực địa đối với diện tích khoanh định cho mục đích đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước dến từng xã.

- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch và pháp luật. Lấy kế hoạch làm căn cứ cho việc việc sử dụng đất của các cấp, các ngành… Các nhu cầu sử dụng đất được giải quyết theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai.

- Các cấp, các ngành trong quá trình quản lý và sử dụng đất phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Đất đai và các quy định của Nhà nước.

- Khi có biến động lớn về nhu cầu sử dụng đất thì phải thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trước khi thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất…

- Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Việc sử dụng đất cho mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp phải theo kế hoạch, tiết kiệm hiệu quả.

Có cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát tiển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại các vùng trung du, miền núi, ven biển, hạn chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa tại các khu vực đồng bằng.

- Rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, đất quốc phòng, an ninh kết hợp làm kinh tế tại địa phương.

- Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra cơ bản về đất đai; xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai; xác định hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể trong kế hoạch nhằm nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của từng cấp trong quản lý, sử dụng đất, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong quản lý đất đai; nâng cao chất lượng công tác dự báo, lập, thẩm định, quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát kế hoạch sử dụng đất.

- Chủ động thu hồi đất theo kế hoạch, trong đó cần phải thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn vốn cho phát triển, tạo quỹ đất đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Ưu tiên cho người bị thu hồi đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.

- Quản lý sử dụng đất theo đúng kế hoạch nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo kế hoạch nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kế hoạch sử dụng đất, trường hợp đã được giao đất, đã cho thuê đất nhưng không sử dụng.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Thạch Thất là huyện có vị trí thuận lợi ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường lớn như quận Hà Đông và các quận nội thành của thủ đô Hà Nội. Huyện Thạch Thất hiện đang là địa bàn đầu tư trọng điểm của thành phố và trong tương lai sẽ trở thành địa phương có nền kinh tế công nghiệp, du lịch phát triển, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho các thị trường lớn xung quanh. Vị trí địa lý cũng tạo tiềm năng cho Thạch Thất phát triển du lịch, dịch vụ với các loại hình: du lịch tâm linh, du lịch sinh thái kết hợp nghỉ cuối tuần… thu hút khách du lịch từ các khu đô thị lân cận.

2. Công tác Quản lý Nhà nước về đất đai theo 15 nội dung, hầu như các nội dung đều đã được thực hiện tốt, còn nội dung xây dựng hệ thống thông tin đất đai thực hiện chưa tốt do hạn chế về công nghệ và trình độ chuyên môn của các cán bộ chuyên ngành.

3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 và biến động đất đai giai đoạn 2010 - 2016: Năm 2016 tổng diện tích của toàn huyện là 18.744,17 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 10.657,62 ha, chiếm 56,86 tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp có 8.019,17 ha chiếm 42,78% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng có 67,39 ha chiếm 0,36% tổng diện tích đất tự nhiên. Xu hướng biến động đất đai giai đoạn này là tăng diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, giảm diện tích đất chưa sử dụng. Đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng ở các mục đích khác nhau nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất và chu chuyển diện tích đất trong nội bộ từng nhóm đất nông nghiệp và phi nông nghiệp.

4. Trong giai đoạn 2011-2015, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định. Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, diện tích đất nông nghiệp là 10224,24 ha, chiếm 54,55% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 8456,12 ha, chiếm 45,11 % tổng diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng 63,82 ha, chiếm 0,34 % tổng diện tích tự nhiên. Trong giai đoạn này, số công trình, dự án đã thực hiện được là 565 công trình với tổng diện tích là 1.485,59 ha; số công trình, dự án chưa thực hiện là 56 công trình, dự án với tổng diện tích là 504,32 ha.

5. Tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016: các chỉ tiêu sử dụng đất của nhóm đất nông nghiệp đều thực hiện đạt so với chỉ tiêu theo phương án kế hoạch sử dụng đất năm 2016; chỉ tiêu đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm đạt vượt kế hoạch 2016. Trong các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp thì có 6 chỉ tiêu thực hiện đạt 100% phương án KHSDĐ năm 2016; có 11 chỉ tiêu thực hiện không đạt và có 5 chỉ tiêu đạt vượt KHSDĐ đất năm 2016. Đất chưa sử dụng thực hiện đạt 100,20% KHSDĐ 2016 do việc chuyển mục đích chưa được thực hiện.

- Tình hình thực hiện các công trình, dự án: Số công trình đã tổ chức triển khai thực hiện trong năm 2016 là 38 dự án đạt 54,29% so với kế hoạch. Trong đó có: 30 dự án đang triển khai GPMB, diện tích 258,89 ha, chiếm 44,33% kế hoạch; 08 dự án đã hoàn thành đến 31/12/2016 diện tích 17,74 ha, chiếm 4,62%. Số công trình, dự án chưa thực hiện trong năm 2016 đăng ký đưa sang thực hiện năm 2017 là 29 dự án.

6. Những mặt đạt được, tồn tại và nguyên nhân trong việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất

- Những mặt đạt được: công tác lập Kế hoạch sử dụng đất được triển khai kịp thời, đúng quy định. Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm góp phần đảm bảo thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cơ bản đã dự báo được nhu cầu sử dụng đất của địa phương, các ngành sát với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đất đai được sử dụng tiết kiếm, hợp lý, có hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

- Những tồn tại: việc công bố công khai quy hoạch, kế hoạch chưa được quan tâm đúng mức; sự tham gia của người dân vào thực hiện quy hoạch chưa cao; phương án quy hoạch còn dự báo chưa chính xác về nhu cầu quỹ đất; khung giá đất chưa được điều chỉnh kịp thời; sự phối hợp giữa các phòng ban chưa tốt; việc quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt còn chưa thực hiện tốt; một số dự án chậm triển khai giải phóng mặt bằng.

7. Để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thất giai đoạn 2017-2020 , nghiên cứu đã đề xuất 4 giải pháp gồm: (i) Giải pháp tuyên truyền, phổ biến; (ii) Giải pháp về nguồn lực, vốn đầu tư; (iii) Giải pháp về cơ chế chính sách (iv) Giải pháp về tổ chức thực hiện.

5.2. KIẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã triển khai ứng dụng các giải pháp và đề xuất ngay từ khâu lập phương án, dựng phương án điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2016-2020 .Để nâng cao tính khả thi và hiệu quả thực hiện quy hoạch, cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về đổi mới nội dung, phương pháp, trình tự lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất theo hướng tiếp cận mới, trong đó cần quan tâm đến các vấn đề sau: (1) Lồng ghép các vấn đề xã hội, biến đổi khí hậu và môi trường trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất; (2) Xây dựng khung khống chế các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giữa quy hoạch sử dụng đất của cấp trên với cấp dưới; (3) Cần nghiên cứu, lựa chọn những chỉ tiêu, sử dụng đất phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004). Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004). Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Báo cáo về tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) và tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của cả nước, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/08/2009, về việc quy định chi tiết lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về thi hành Luật Đất đai 2013. Hà Nội.

6. Đoàn Công Quỳ, Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị Vòng, Nguyễn Quang Học và Đỗ Thị Tám (2006). Giáo trình quy hoạch sử dụng đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Lê Đình Thắng, Trần Tú Cường (2007). Quy hoạch sử dụng đất trong nền kinh tế

thị trường. Tài nguyên và Môi trường số 10 (48), tháng 10.

8. Nguyễn Minh Quang (2016). Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2020.

9. Nguyễn Dũng Tiến (2005). Quy hoạch sử dụng đất - Nhìn lại quá trình phát triển ở nước ta từ năm 1930 đến nay. Tạp chí Địa chính, 03.

10. Nguyễn Thảo (2013). Kinh nghiệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới. Ban Nội chính Trung Ương.

11. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1993). Luật Đất đai. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2003). Luật Đất đai. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

13. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013). Luật Đất đai. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

14. Tôn Gia Huyên (2008). Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và Hội nhập.

15. Ủy ban nhân dân Huyện Thạch Thất (2010). Kết quả kiểm kê đất đai năm 2010. 16. Ủy ban nhân dân Huyện Thạch Thất (2011). Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế

hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) Huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội 17. Ủy ban nhân dân Huyện Thạch Thất (2015). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế-

xã hội Ủy ban nhân dân Huyện Thạch Thất năm 2015.

18. Ủy ban nhân dân Huyện Thạch Thất (2015). Kết quả kiểm kê đất đai năm 2015. 19. Ủy ban nhân dân Huyện Thạch Thất (2015). Niên giám thống kê Huyện Thạch

Thất năm 2015.

20. Ủy ban nhân dân Huyện Thạch Thất (2016). Kết quả kiểm kê đất đai năm 2016. 21. Ủy ban nhân dân huyện (2016). Báo cáo số 403/BC-UBND ngày 22 tháng 11 năm

2016 của UBND huyện Thạch Thất về việc kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện năm 2017.

22. Viện Điều tra Quy hoạch Đất đai, Tổng cục Địa chính (1998). Cơ sở lý luận khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai. Hà Nội.

23. Võ Tử Can (2006). Nghiên cứu phương pháp luận và chỉ tiêu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

24. Azizi bin Haji Muda (1996). Issues and Problems on Rural Land Use Policy and Measures and the Actual trends of Rural Land Use in Malaysia. Seminar on Rural Land Use Planning and Management, 24/9 - 04/10/1996, Japan.

25. Land use planning for Berlin. Keeping up with Change, Summary, 2001.

26. Western Australian Planning Commission and Ministry for Planning (1996). Introduction “Planning for people”, Australia.

Phụ lục 02. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước của huyện Thạch Thất TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích kế hoạch được duyệt năm 2016 (ha) Kết quả thực hiện Dự kiến 31/12/2016 So sánh Tăng (+), giảm (-) ha Tỷ lệ(%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (5)-(4) (7) = (5)/(4)*100% 1 Đất nông nghiệp NNP 10393,01 10657,62 264,61 102,55 1.1 Đất trồng lúa LUA 5385,16 5675,41 290,25 105,39 Trong đó: Đất chuyên

trồng lúa nước LUC 4917,56 5207,46 289,90 105,90

1.2 Đất trồng cây hàng năm

khác HNK 746,61 759,84 13,23 101,77

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.141,46 1.150,95 9,49 100,83

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 10,59 10,59 - 100,00 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 822,19 822,19 - 100,00 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 1.741,77 1.762,30 20,53 101,18 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 321,91 330,35 8,44 102,62 1.8 Đất làm muối LMU - 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 223,32 145,99 (77,33) 65,37

2 Đất phi nông nghiệp PNN 8284,50 8019,17 (265,33) 96,80

2.1 Đất quốc phòng CQP 1182,59 1185,09 2,50 100,21

TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích kế hoạch được duyệt năm 2016 (ha) Kết quả thực hiện Dự kiến 31/12/2016 So sánh Tăng (+), giảm (-) ha Tỷ lệ(%)

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 1209,75 1171,15 (38,60) 96,81

2.4 Đất khu chế xuất SKT -

2.5 Đất cụm công nghiệp SKN -

2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 7,20 6,30 (0,90) 87,50

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi

nông nghiệp SKC 258,55 259,20 0,65 100,25 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS - 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 2672,84 2564,84 (108,00) 95,96 2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 9,28 9,16 (0,12) 98,71 2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL 67,84 67,84 - 100,00 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 13,20 3,20 (10,00) 24,24

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 1903,73 1866,84 (36,89) 98,06

TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích kế hoạch được duyệt năm 2016 (ha) Kết quả thực hiện Dự kiến 31/12/2016 So sánh Tăng (+), giảm (-) ha Tỷ lệ(%) 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 44,63 44,63 - 100,00 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 8,00 8,00 - 100,00

2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại

giao DNG -

2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 14,49 14,49 - 100,00

2.19

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD 144,92 143,32 (1,60) 98,90

2.20 Đất sản xuất vật liệu xây

dựng, làm đồ gốm SKX 34,44 35,00 0,56 101,63

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 102)