Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Thạch Thất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 45)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thạch Thất là huyện ngoại thành nằm phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, cách

trung tâm thành phố 25 km, là vùng bán sơn địa, có toạ độ địa lý từ: 20o 58’23”

đến 21o 06’10” vĩ độ bắc và 10o 27’54” đến 105o 38’22” kinh độ đông.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý của huyện Thạch Thất - TP. Hà Nội

Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau: - Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ.

- Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, huyện Quốc Oai.

- Phía Nam giáp huyện Quốc Oai, huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình). - Phía Tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.

Thị trấn Liên Quan là trung tâm kinh tế - hành chính của huyện cách quận Hà Đông 25km, cách trung tâm thủ đô 40km về phía Đông Nam, cách thị xã Sơn Tây khoảng 13 km. Địa bàn huyện có tuyến đường giao thông thuận lợi nối liền thủ đô Hà Nội như Quốc lộ 21A, QL 32, Đại lộ Thăng Long, ngoài ra có các đường tỉnh lộ 419, 420 và 446, đường Hồ Chí Minh và dự án trục đường kinh tế Bắc – Nam. Đây là điều kiện thuận lợi của huyện trong giao lưu kinh tế, tạo cho Thạch Thất phát triển toàn diện các ngành kinh tế, xã hội.

Thạch Thất có vị trí thuận lợi ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường lớn như quận Hà Đông và các quận nội thành của thủ đô Hà Nội, thị xã Sơn Tây, trên địa bàn có Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Đại học Quốc gia đã và đang hình thành và nằm trong chuỗi đô thị phía tây Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây. Huyện Thạch Thất hiện đang là địa bàn đầu tư trọng điểm của thành phố và trong tương lai sẽ trở thành địa phương có nền kinh tế công nghiệp, du lịch phát triển, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho các thị trường lớn xung quanh. Vị trí địa lý cũng tạo tiềm năng cho Thạch Thất phát triển du lịch, dịch vụ với các loại hình: du lịch tâm linh, du lịch sinh thái kết hợp nghỉ cuối tuần… thu hút khách du lịch từ các khu đô thị lân cận. Đây là đặc điểm cần chú ý trong kế hoạch sử dụng đất.

Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính cấp xã, chia thành 2 vùng tương đối rõ, vùng trung du miền núi và vùng đồng bằng.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thạch Thất nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ, nhưng cũng là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành ba dạng địa hình chính:

+ Dạng địa hình đồi núi thấp: bao gồm 3 xã phía tây, giáp với tỉnh Hoà Bình (xã Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân), chiếm 29% diện tích toàn huyện, độ dốc địa hình tuy không lớn nhưng so với các vùng khác trong huyện là lớn hơn nhiều.

+ Dạng địa hình bán sơn địa, đồi gò: bao gồm 8 xã phía Tây huyện, bên bờ phải sông Tích, chiếm 46% diện tích toàn huyện. Độ cao trung bình so với mặt biển của vùng này từ 10m đến hơn 15m. Trong vùng có nhiều đồi độc lập, thấp,

thoải, độ dốc trung bình 3-8o, đã hình thành nhiều hồ thuỷ lợi nhỏ và vừa, tiêu

biểu là hồ Tân Xã. Đất phát triển trên nền đá đã phong hoá nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20-50cm.

+ Dạng địa hình đồng bằng: gồm 12 xã, thị trấn phía đông của huyện, bên bờ trái sông Tích, chiếm 25% diện tích toàn huyện. Địa hình khá bằng phẳng, độ cao địa hình trung bình dao động trong khoảng từ 5m đến 10m so với mặt biển. Nền địa chất khá đồng nhất, tầng đất hầu hết dày trên 1m, thỉnh thoảng có nơi xuất hiện đá ong ở tầng sâu. Đây là vùng thâm canh lúa tập trung của huyện, có hệ thống kênh mương lấy nước tưới từ hồ Đồng Mô.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Thạch thất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:

- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình cả năm là 23,40C, trong năm nhiệt

độ thấp nhất trung bình 13,70C (vào tháng 1). Tháng nóng nhất là tháng 5 có

nhiệt độ trung bình trên 37,50C. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến

tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.

- Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.680 giờ, năm cao nhất 1.700 giờ, năm thấp nhất 1.460 giờ.

- Lượng mưa và bốc hơi:

+ Lượng mưa bình quân năm là 1.628mm, cao nhất trung bình là 2.163mm và thấp nhất trung bình là 1.519mm. Lượng mưa phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 lượng mưa chỉ có 16 - 23mm.

+ Lượng bốc hơi bình quân năm khoảng 860mm, bằng 57% so với lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi trong các tháng mưa ít cao, do đó mùa khô đã thiếu nước lại càng thiếu hơn, tuy nhiên do hệ thống thuỷ lợi tương đối tốt nên ảnh hưởng không lớn đến cây trồng vụ đông xuân.

- Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 83%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 - 89%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.

- Gió: hướng gió thịnh hành về mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Đông Nam. Thỉnh thoảng có xuất hiện gió Tây Nam vào các tháng 6,7.

Tóm lại, khí hậu ở Thạch Thất có đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khô về mùa đông. Nền khí hậu ấy thích hợp với nhiều loại cây trồng, góp phần tạo nên hệ thống cây trồng phong phú, đa dạng.

4.1.1.4. Thủy văn

Do đặc điểm địa hình thấp dần về phía đông nam nên các sông suối có hướng chảy về phía này. Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thuỷ văn của các sông chính trong khu vực.

Các xã thuộc tiểu vùng đồi núi phía tây có độ dốc lớn hơn với những con suối nhỏ, ngắn, ở đây đã xây dựng một số công trình thuỷ lợi nhỏ cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Sông Tích bắt nguồn từ vùng núi Ba Vì chảy qua Thạch Thất với chiều dài 16 km là nguồn cung cấp nước chủ yếu và là dòng chính để tiêu thoát nước cho huyện. Sông quanh co, uốn khúc, nhiều đoạn bị bồi lấp mạnh. Ngoài ra còn có hệ thống kênh thuỷ lợi cung cấp nước chủ động cho các cánh đồng như: kênh Đồng Mô-Ngải Sơn (dài 16 km), kênh Phù Sa (18 km), cùng với hệ thống các hồ nhỏ và vừa (tiêu biểu là hồ Tân Xã), các ao là nguồn dự trữ và tiêu thoát nước.

4.1.1.5. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nước mặt chủ yếu là nguồn nước của các sông, hồ:

- Sông Tích cắt ngang phần lãnh thổ huyện theo chiều từ bắc xuống nam chia đôi huyện thành 2 vùng rõ rệt. Sông Tích là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Các suối phát nguyên từ vùng núi Lương Sơn Hòa Bình như suối Linh Khiêu. Suối Quan, Suối Thắng. Các suối này ngắn, chủ yếu cung cấp nước vào mùa mưa, còn mùa mưa lưu lượng rất nhỏ.

Nguồn nước ngầm: Kết quả điều tra cho thấy huyện Thạch Thất có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác được nước ngầm ở độ sâu từ 8 - 30 m, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

4.1.1.6. Tài nguyên đất

Từ kết quả điều tra trước đây, kết hợp với chỉnh lý bổ sung ngoài thực địa đã xác định được đất huyện Thạch Thất gồm có 3 nhóm đất với 8 loại đất.

a/ Nhóm đất phù sa

Diện tích 6.004,37 ha chiếm 32,53% diện tích tự nhiên. Các loại đất trong nhóm đất phù sa đựơc hình thành trên các trầm tích của các con sông.

Căn cứ vào chỉ tiêu phân loại nhóm đất phù sa được chia thành 4 loại đất chính.

1- Đất phù sa được bồi hàng năm (ký hiệu Pb).

Diện tích 150,82 ha chiếm 0,82% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành do sự bồi đắp một lượng phù sa mới hàng năm vào mùa mưa, tuỳ theo điều kiện địa hình và động năng dòng chảy mà lượng phù sa mới được bồi đắp dày hay mỏng. Hình thái phẫu diện đất thường có màu nâu tươi. Phản ứng của đất ít chua (pHKCl từ 5 -5,5). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở lớp đất mặt khá, càng xuống sâu các tầng dưới hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số và lân dễ tiêu khá (1,38 - 1,64%), kali dễ tiêu trung bình (10,2 - 14,4mg/100g đất). Lượng canxi và magiê trao đổi thấp trong đó canxi trao đổi chiếm ưu thế hơn so với magiê. Dung tích hấp thu (CEC) trung bình ở tất cả các tầng đất.

Thành phần cơ giới thường là thịt trung bình, khả năng giữ nước giữ phân bón khá. Đất có độ phì khá, thích hợp với trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Bảng 4.1. Tổng hợp các loại đất huyện Thạch Thất

Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

I. Nhóm đất phù sa P 6 004,37 32,53

1. Đất phù sa được bồi hàng năm Pb 150,82 0,82

2. Đất phù sa không được bồi P 4 452,56 24,12

3. Đất phù sa glêy Pg 650,85 3,53

4. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 750,14 4,06

II. Nhóm đất đỏ vàng F 4 857,67 26,32

5. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét Fs 1 426,37 7,73

6. Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 3 320,70 17,99

7. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 110,6 0,60

III. Nhóm đất thung lũng D 610,5 3,31

8. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 610,5 3,31

2- Đất phù sa không được bồi (ký hiệu P).

Diện tích 4.452,56 ha chiếm 24,12% diện tích tự nhiên. Là loại đất trước đây cũng được bồi đắp phù sa của hệ thống sông. Do quá trình canh tác và chịu tác động của các yếu tố địa hình nên lâu nay không được bồi đắp thêm phù sa mới nữa. Nơi có địa hình tương đối cao, đất thoáng khí, thoát nước tốt, nơi có địa hình thấp thường có gờ lây yếu.

Hình thái phẫu diện thường có màu nâu. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng. Phản ứng của đất ít chua (pHKCl: 5,73 ở tầng mặt). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng ở tầng đất mặt giàu (tương ứng là: 3,17% và 0,218%), xuống các tầng dưới hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số giảm. Lân tổng số và dễ tiêu từ trung bình đến giàu ở tất cả các tầng đất. Kali tổng số khá (1,43-1,56), kali dễ tiêu trung bình. Lượng cation trao đổi và CEC trung bình.

Loại đất này có độ phì khá do vậy thích hợp với nhiều loại cây trồng.

Hướng sử dụng: đối với vùng đất chân vàn có điều kiện tưới tiêu nên trồng 2 vụ lúa hoặc luân canh lúa màu. ở nơi địa hình cao không chủ động được nước tưới nên trồng cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày hoặc cây lâu năm.

3- Đất phù sa gơlây (ký hiệu Pg).

Diện tích 650,85 ha chiếm 3,53% diện tích tự nhiên.

Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa trong điều kiện yếm khí hình thành nên tầng gờlây từ mức độ trung bình đến mạnh. Hình thái phẫu diện có tầng gờlây màu xám xanh hoặc xanh nhạt khá rõ.

Đất có phản ứng chua (pHKCl: 4,84 ở tầng mặt). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở lớp đất mặt giàu (tương ứng là 3,88% và 0,257%) ở tầng mặt, xuống sâu các tầng dưới hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số giảm từ từ khi. Lân tổng số và dễ tiêu ở lớp đất mặt khá, ở các tầng dưới trung bình. Kali tổng số khá (1,69 - 1,86% ở các tầng đất), kali dễ tiêu trung bình. Lượng cation trao đổi cũng như dung tích hấp thu (CEC) đều thấp ở các tầng đất. Thành phần cơ giới của đất thường là thịt nặng.

Hướng sử dụng: đối với chân đất vàn và vàn thấp nên trồng 2 vụ lúa/năm, ở vùng đất thấp có thể chuyển đổi theo mô hình lúa cá.

4- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (ký hiệu Pf).

Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa trong điều kiện địa hình cao, nên hình thái phẫu diện đã phân hoá khá rõ, thường xuất hiện tầng đỏ vàng loang lổ, đôi chỗ thường có xuất hiện kết von.

Phản ứng của đất chua (pHKCl: 4,1 ở tầng mặt). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở lớp đất mặt trung bình, xuống các tầng dưới hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số giảm. Lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo (<5mg/100gđất). Kali tổng số khá, song lân dễ tiêu nghèo (<10mg/100g đất). Lượng cation trao đổi và dung tích hấp thu (CEC) thấp.

Thành phần cơ giới tầng đất mặt thường là đất trung bình, ở các tầng dưới thành phần cơ giới nặng hơn, tỷ lệ cấp hạt sét tăng theo chiều sâu của phẫu diện đất. Khả năng giữ nước giữ phân bón tốt.

Hướng sử dụng: ở những chân đất cao, thoát nước tốt, điều kiện tưới có khó khăn nên trồng các loại cây hoa màu và cây ăn quả. ở những nơi chân đất có địa hình trung bình có điều kiện tưới tiêu nên trồng 2 vụ lúa hoặc luân canh lúa màu.

Nhận xét: Nhóm đất phù sa có đặc điểm: phản ứng của đất ở tầng mặt từ

chua đến ít chua (pHKCl: 4,1 – 5,73). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số từ trung bình đến giàu, càng xuống sâu các tầng dưới hàm lượng hữu cơ càng giảm. Lân tổng số từ trung bình đến khá, lân dễ tiêu nghèo đến khá, kali tổng số khá, song kali dễ tiêu từ nghèo đến trung bình. Lượng canxi và magiê trao đổi thấp. Dung tích hấp thu (CEC) thấp. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng tuỳ thuộc vào cấp địa hình tương đối. Đây là nhóm đất có độ phì nhiêu khá nên ưu tiên trồng lúa nước, các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

b/ Nhóm đất đỏ vàng

Diện tích 4 857,67 ha, chiếm 26,32% diện tích tự nhiên, bao gồm 3 loại đất: + Đất đỏ vàng trên đá phiến sét.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ.

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước.

1- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (ký hiệu Fs)

Diện tích 1 426,37 ha, chiếm 7,73% diện tích tự nhiên.

Đất được hình thành trên đá phiến sét, hình thái phẫu diện thường có màu đỏ vàng, vàng đỏ là chủ đạo, đôi khi có màu vàmh nhạt.

Phản ứng của đất chua (pHKCl: 4,0 ở tầng mặt). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở tầng đất mặt trung bình, càng xuống sâu các tầng dưới hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số giàu ở tất cả các tầng đất (>0,15%), lân dễ tiêu nghèo (<5mg/100gam đất). Kali tổng số ở mức trung bình(1,14 – 1,4%), kali dễ tiêu nghèo (<10mg/100gam đất).

Lượng cation và magiê trao đổi thấp, trong đó canxi trao đổi chiếm ưu thế hơn so với magiê trao đổi. Dung tích hấp thu (CEC thấp). Thành phần cơ giới của đất thường là thịt trung bình, khả năng giữ nước và giữ phân bón khá.

Đây là loại đất có độ phì khá, lại ở dạng đồi cao, tầng đất không dày nên sử dụng cho lâm nghiệp.

2- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (ký hiệu Fp)

Diện tích 3 320,70 ha chiếm 17,99% diện tích tự nhiên.

Đất được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, thường ở địa hình đồi lượn

sóng có độ dốc dưới 15o. Hình thái phẫu diện thường có màu nâu vàng là chủ

đạo, cấu trúc thường là viên hoặc cục nhỏ.

Phản ứng của đất chua (pHKCl: 4,0 ở tầng mặt) và ít có sự thay đổi giữa các tầng. Hàm lượng hữu cơ ở tầng đất mặt từ 1,16 – 1,50%, xuống sâu các tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 45)