Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nam Đàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 54)

NAM ĐÀN

NAM ĐÀN vĩ bắc và trải rộng từ 1050 24’ đến 1050 37’ kinh đông. Vị trí địa lý như sau:

Nam giáp huyện Đức Thọ và Hương Sơn - Hà Tĩnh; Bắc giáp Nghi Lộc và Đô Lương - Nghệ An;

Tây giáp Thanh Chương và Đô Lương - Nghệ An; Đông giáp Hưng Nguyên - Nghệ An.

Huyện lỵ của Nam Đàn là Thị trấn Nam Đàn, cách Thành phố Vinh 21 km về phía tây. Nam Đàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua địa bàn huyện như quốc lộ 46, quốc lộ 15A, sông Lam, sông Đào, cùng với hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thôn cơ bản đã được cứng hóa tạo thành mạng lưới giao thông của huyện khá hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc lưu thông giữa huyện với Thành phố Vinh và các huyện phụ cận. Là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, Nam Đàn được xác định là vùng trọng điểm phát triển du lịch cùng với Vinh - Cửa Lò tạo thành tam giác phát triển du lịch của Nghệ An.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Nam Đàn nằm giữa hai dãy núi Đại Huệ ở phía Bắc và dãy núi Thiên Nhẫn ở phía Tây tạo ra thung lũng, đồng bằng hình tam giác, có sông Lam chảy dọc theo hướng Bắc Nam, chia huyện thành 2 vùng, đó là tả ngạn và hữu ngạn sông Lam. Địa hình của huyện Nam Đàn có 2 loại chính: đồng bằng và đồi núi.

- Địa hình đồng bằng: có độ dốc < 80, độ cao trung bình khoảng 10 - 20 m so với mực nước biển và được phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Lam, sông Đào. Phần lớn diện tích đất ở đây được khai thác để sản xuất nông nghiệp. Cây trồng chính là cây lúa nước, các loại cây lương thực, cây trồng hàng năm, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 54)