Xuất một số giáp nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 108 - 113)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4.xuất một số giáp nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch

NAM ĐÀN

Để thực hiện hiệu quả phương án quy hoạch sử dụng đất đã duyệt, huyện Nam Đàn cần thực hiện đồng bộ, thống nhất một số giải pháp đề xuất sau đây:

4.4.1. Về xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng là tạo quỹ đất phục vụ cho các mục tiêu phát triển, điều tiết thị trường bất động sản

hiện được tính chiến lược vĩ mô và tính ổn định. Quy hoạch huyện có tính định hướng lớn và thời gian dài, quy hoạch huyện sẽ cụ thể hoá những định hướng sử dụng đất của cấp tỉnh, vì vậy cần phải thực hiện các giải pháp:

+ Cần xác định, tính toán cụ thể các chỉ tiêu cần được khống chế theo phương án quy hoạch của tỉnh Nghệ An phân bổ và theo yêu cầu sử dụng đất (như diện tích đất trồng lúa nước, đất cây xanh, đất quốc phòng, đất an ninh...) nhằm bảo đảm các vấn đề an ninh quốc phòng; bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Trong phương án quy hoạch cần tạo lập và điều tiết quỹ đất hợp lý cho các mục tiêu phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị, điều tiết thị trường bất động sản và tái định cư.

+ Trong phương án quy hoạch cần nghiên cứu, lựa chọn những chỉ tiêu, loại đất phù hợp, xác lập được trật tự sử dụng đất trong một thời gian dài, để đảm bảo tính ổn định tương đối của phương án quy hoạch cũng như tính chỉ đạo vĩ mô trong phương án quy hoạch sử dụng đất.

+ Khoanh định và xác định chức năng của những khu vực có sử dụng đất với quy mô lớn, dễ gây xáo trộn; xác định những khu vực dự kiến phát triển, khu vực hạn chế phát triển, khu vực cần bảo vệ. Trên cơ sở đó thiết lập ranh giới đó cho một số loại sử dụng đất chính như khu vực trồng lúa; khu vực phát triển công nghiệp (các khu, cụm, điểm công nghiệp); khu đô thị; khu dân cư; khu vực phát triển văn hóa thể thao, vui chơi giải trí và dịch vụ tổng hợp (đối với những công trình có quy mô lớn); các khu vực cần bảo vệ, tôn tạo; khu vực chuyển đổi nông nghiệp; khu vực dự phòng; khu an ninh quốc phòng; khu khai thác khoáng sản...;

+ Đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch các ngành nhằm bảo đảm sự phù hợp, tính thống nhất, tính khả thi trong quy hoạch nhằm mang lại hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội, môi trường.

+ Thường xuyên rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của huyện và của từng ngành. Đối với các dự án không có khả năng triển khai thực hiện thì phải công bố điều chỉnh hoặc hủy bỏ, khắc phục tình trạng “quy hoạch treo” cũng như dự án treo.

+ Xiết chặt vai trò quản lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch và pháp luật, chấp hành các quy định của pháp luật về điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch

đối với những khu vực quy hoạch không còn phù hợp với diễn biến của tình hình thực tế.

+ Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về sử dụng đất, tiềm năng đất đai và các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường khi xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

+ Tiến hành rà soát lại toàn bộ phương án quy hoạch có những đánh giá cụ thể để có những đề án phát triển phù hợp với phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt định hướng phát triển đô thị, công nghiệp dịch vụ. Xoá bỏ nhiều hạng mục quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp không còn phù hợp và bổ sung những vị trí mới có vị trí thuận lợi hơn.

+ Cần đánh giá lại việc giao đất sản xuất kinh doanh phi nông nông nghiệp và năng lực tài chính của các chủ đầu tư để có giải pháp xử lý kịp thời.

+ Để nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất và đưa vào thực hiện có hiệu quả cần có sự tham gia của các cấp, các ban ngành cùng các nhà chuyên gia và người dân. Cần nâng cao vai trò của người dân trong quá trình lập quy hoạch cũng như thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

4.4.2. Đánh giá khả năng thực hiện công trình, dự án

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều công trình, dự án bị hủy bỏ hoặc chưa thực hiện được phải chuyển sang giai đoạn sau do thiếu vốn, do chưa tìm được nhà đầu tư. Do vậy đánh giá khả năng thực hiện các công trình dự án là rất quan trọng để đảm bảo tính khả thi của phương án QHSDĐ.

- Cần đánh giá tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất, đồng thời đánh giá khả năng thực hiện các công trình, dự án của các chủ đầu tư để giảm tình trạng “quy hoạch treo”.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Có biện pháp xử lý cụ thể đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

- Xây dựng chương trình truyền thông về Tài nguyên và Môi trường trên đài phát thanh và truyền hình nhằm phổ biến kiến thức, pháp luật về đất đai và môi trường để mọi người dân biết và tránh vi phạm pháp luật về đất đai.

minh bạch trong việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu trong quy hoạch.

- Tăng cường sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, các địa phương để thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất được tốt nhất.

- Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng được xét duyệt để điều tra, lập kế hoạch đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho số lao động tại các khu vực sẽ bị thu hồi đất.

4.4.3. Huy động nguồn vốn

Nhiều công trình không thực hiện được do thiếu vốn, vì vậy cần thực hiện: - Ưu tiên đầu tư cho các công trình trọng điểm.

- Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, các tổ chức, các cá nhân đầu tư cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Thực hiện liên kết với các địa phương, các tổng công ty lớn trong và ngoài nước trong đầu tư liên doanh trên cơ sở các dự án được chọn lựa có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện của huyện.

- Tập trung khai thác, huy động các nguồn vốn trong đó có nguồn vốn từ đấu giá quỹ đất, đấu thầu các dự án để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Việc huy động các nguồn thu từ phát triển sản xuất kinh doanh tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển là chiến lược lâu dài và quan trọng. Thực hiện việc cổ phần hoá các doanh nghiệp. Thực hiện sâu rộng công tác xã hội hoá giáo dục, y tế, văn hoá - thể thao, thu hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong đầu tư cho phát triển. Khuyến khích các đơn vị có đủ điều kiện tham gia vào thị trường chứng khoán, coi đây là hướng quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư.

- Tăng cường các nguồn thu từ đất, đặc biệt là dành quỹ đất thích hợp cho đấu giá để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ công tác quản lý đất đai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng chính sách tài chính trong quản lý đất đai, coi đây là nguồn thu thường xuyên của ngân sách. Trên cơ sở đó đầu tư một phần trở lại cho ngành Tài nguyên và Môi trường để hiện đại hoá công tác quản lý đất đai.

4.4.4. Về quản lý quy hoạch và truyền thông thông tin

Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình sử

dụng đất sai quy hoạch đã duyệt. Có biện pháp xử lý cụ thể đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Xây dựng chương trình truyền thông về Tài nguyên và Môi trường trên đài phát thanh và truyền hình nhằm phổ biến kiến thức, pháp luật về đất đai và môi trường để mọi người dân biết và tránh vi phạm pháp luật về đất đai.

Quy định về chế độ thông tin, công bố quy hoạch, đảm bảo được tính minh bạch trong việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu trong quy hoạch.

Tăng cường sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, các địa phương để thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất được tốt nhất.

Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng được xét duyệt để điều tra, lập kế hoạch đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho số lao động tại các khu vực sẽ bị thu hồi đất.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thực hiện kế hoạch cần có sự tham gia đầy đủ của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Cần lựa chọn các phương tiện thông tin và truyền thông phù hợp để mọi đối tượng nắm bắt được đầy đủ các thông tin về quy hoạch, kế hoạch. Ngoài ra giáo dục pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai cần được chú trọng, quan tâm; để nâng cao trình độ cho các bộ quản lý đất đai và nhận thức của các tổ chức, các nhân sử dụng đất về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai, đúng pháp luật.

- Tiếp tục đầu tư hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn huyện đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản thi hành Luật Đất đai cho người dân để Luật thực sự đi vào đời sống xã hội, góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai đi vào nền nếp.

- Huyện tạo điều kiện thuận lợi cho hộ sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu thị trường tăng cường công tác khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm. Khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ có liên quan đến sử dụng đất nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 108 - 113)