Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 103 - 108)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.5.Đánh giá chung

4.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sửdụng đất huyện Nam Đànđến

4.3.5.Đánh giá chung

4.3.5.1. Kết quả đã đạt được

- Quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quy định tại các văn bản pháp lý. Do đó công tác quản lý đất đai ngày càng nền nếp, góp phần tích cực cho việc sử dụng đất hợp lý và hiệu quả. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để Nhà nước thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,....

- Phương án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện Nam Đàn được UBND tỉnh phê duyệt đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, khai thác được tiềm năng đất đai, tăng nguồn thu cho ngân sách để đầu tư

xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, nông thôn mới, thu hút vốn đầu tư. - Phương án Quy hoạch sử dụng đất sau khi được phê duyệt đã tổ chức công bố công khai theo quy định. Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai từ cấp tỉnh đến các địa phương.

- Để thực hiện các công trình, dự án cần phải thu hồi đất. Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật; công tác quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Các chỉ tiêu sử dụng đất cơ bản phù hợp với các chỉ tiêu đã được UBND tỉnh phê duyệt; việc chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nằm trong quy hoạch, kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Quy hoạch sử dụng đất hợp lý sẽ tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Huyện Nam Đàn có tiềm năng về phát triển du lịch tâm linh, du lịch lịch sử, du lịch sinh thái kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng tại Cửa Lò sẽ là động lực to lớn để phát triển kinh tế - xã hội về lâu dài.

- Quy hoạch sử dụng đất sẽ thực hiện phân bổ lại quỹ đất cho các mục đích sử dụng hợp lý. Thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và khai thác các nguồn thu khác từ đất, đất đai đã trở thành nguồn lực tài chính quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội như xây dựng các công trình phúc lợi, trường học, xây dựng nông thôn mới… đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.

- Đất chưa sử dụng từng bước được khai thác đưa vào sử dụng hợp lý, có hiệu quả.

4.3.5.2. Những tồn tại, hạn chế

a. Về phương án quy hoạch sử dụng đất

Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác dự báo nhu cầu sử dụng đất khi lập phương án quy hoạch, kế hoạch còn chưa sát với thực tế. Một mặt do dự báo phát triển kinh tế xã hội thường ngắn hơn dự báo nhu cầu sử dụng đất và bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan. Mặt khác do sự thay đổi kinh tế của thế giới cũng như của Việt Nam, việc dự báo nhu cầu sử dụng đất đáp ứng các mục tiêu phát

Phương án quy hoạch sử dụng đất tập trung nhiều vào phân bổ đất cho những công trình nhỏ lẻ, theo nhu cầu trước mắt. Nhưng lại thiếu tầm nhìn chiến lược lâu dài và chưa thể hiện được vai trò điều tiết vĩ mô của quy hoạch trong trường hợp KTXH có sự biến động. Vì vậy nên còn lúng túng trong khâu triển khai thực hiện, bị động khi quy hoạch tổng thể KTXH có sự điều chỉnh.

Các giải pháp quản lý thực hiện phương án quy hoạch còn chung chung, thiếu những giải pháp cụ thể, thiếu những quy định bắt buộc thể hiện tính pháp lý cao theo quy định của Luật Đất đai. Điều đó là cho tính khả thi của quy hoạch giảm.

Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phần nào đó còn mang tính đối phó để có đủ căn cứ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất... chưa thực sự căn cứ vào đánh giá khả năng thực thi của dự án, công trình.

Quy hoạch sử dụng đất là một quá trình dài hạn, tuy nhiên tại mỗi thời điểm, các yếu tố ảnh hưởng cũng như cơ chế chính sách về phát triển các ngành có sự khác nhau, dẫn đến có sự thay đổi trong phương hướng thực hiện quy hoạch. Luật đất đai 2013 ra đời trong giai đoạn thực hiện quy hoạch đã làm thay đổi các chỉ tiêu sử dụng đất. Quá trình chuyển đổi mới khiến cho diện tích các chỉ tiêu sử dụng đất thay đổi. Gây nên tình trạng khó khăn trong tổng hợp, dẫn đến sai lệch về diện tích các loại đất so với quy hoạch trước đó.

Việc xác định nhu cầu và định mức sử dụng đất của các ngành trên địa bàn còn có sự chồng chéo, dẫn đến một số loại đất phi nông nghiệp xác định diện tích thường lớn hơn so với nhu cầu thực tế, khả năng dự báo có độ an toàn không cao, nên các chỉ tiêu quy hoạch đất phi nông nghiệp đạt kết quả không cao. Mặt khác, các tiêu chí loại đất không thống nhất nên dẫn đến một số công trình xây dựng trong quy hoạch sử dụng đất thường phải bóc tách thành nhiều hạng mục khác nhau. Đó là tình trạng chung của các địa phương.

b. Về đánh giá khả năng thực hiện công trình

Kết quả nghiên cứu cho thấy một số công trình dự án đã quy hoạch nhưng không thực hiện được do thiếu vốn. Ngoài ra việc xác định khả năng của các nhà đầu tư khi thực hiện công trình còn hạn chế. Mặc dù khả năng thực hiện các công trình dự án phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên việc đánh giá các yếu tố này lại chưa được xem xét đúng mức. Vì vậy khả năng thực hiện quy hoạch thấp.

Công tác thỏa thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước và và người có đất nằm trong quy hoạch thường không đạt kết quả cao do giá bồi thường về đất, do yêu cầu tái định cư hoặc do chính sách tại thời điểm thỏa thuận. Từ đó làm cho công trình đã quy hoạch bị thay đổi về diện tích, không thực hiện được hoặc phải thay đổi vị trí.

Thực trạng công tác lập quy hoạch trên địa bàn, đặc biệt là những năm trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, công tác đánh giá tiềm năng đất đai chưa thật sự đúng với tiềm năng của địa phương, đặc biệt là đối với nhóm đất nông nghiệp dẫn đến dự báo nhu cầu mở rộng, bố trí các loại đất nông nghiệp không sát với tiềm năng.

c. Về huy động nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Mặc dù trong báo cáo quy hoạch sử dụng đất đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, nhưng trong quá trình thực hiện chưa có sự phối hợp giữa các ngành cũng như các đơn vị địa phương (nơi có công trình quy hoạch) nên một số công trình quy hoạch không được bố trí nguồn vốn để thực hiện. Đặc biệt là các công trình phát triển hạ tầng xã hội,... Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số chỉ tiêu sử dụng đất đạt được ở mức rất thấp so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt.

Báo cáo cũng có dự trù các khoản thu chi từ đất. Tuy nhiên, những dự báo này chưa sát với thực tế. Do vậy khi thực hiện quy hoạch gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn các công trình, dự án không thực hiện được là do chưa có vốn, hoặc có nhưng vốn chưa đủ để thực hiện hết phần diện tích đã quy hoạch.

d. Vấn đề quản lý và giám sát việc thực hiện quy hoạch

Mặc dù đã nêu trong phương án quy hoạch sử dụng đất việc giám sát quá trình thực hiện, nhưng trên thực tế chưa có chế tài cụ thể cho việc quản lý và giám sát tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất. Chưa có các đánh giá định kỳ để rút kinh nghiệm cho các kỳ thực hiện tiếp theo.

Công tác tuyên truyền, phổ biến và công khai phương án quy hoạch sử dụng đất đã duyệt còn mang nặng tính hình thức. Sự tiếp cận, tham gia của người dân từ khâu lập quy hoạch đến thực hiện quy hoạch và giám sát quy hoạch chưa thực chất; sự phản hồi của người dân và các nhà phản biện về phương án xây dựng quy hoạch còn chưa được quan tâm đúng mức.

đặt theo ý chí chủ quan của nhà lãnh đạo vẫn còn tồn tại; tư tưởng, tư duy quy hoạch và tầm nhìn quy hoạch còn lạc hậu.

Một vấn đề nữa là còn có sự nhượng bộ khi chấp thuận đầu tư, trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cố gắng phân bổ sử dụng đất cho từng ngành, từng lĩnh vực. Nhưng trên thực tế triển khai, một số công trình bị thay đổi vị trí chuyển vào địa điểm khác. Điều này đã gây ra không ít xáo trộn trong quy hoạch, đồng thời làm phát sinh nhiều công trình nằm ngoài quy hoạch được duyệt.

4.3.5.3. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế

- Phương án Quy hoạch sử dụng đất của huyện được lập từ năm 2010 nhưng quy hoạch sử dụng đất thời kỳ (2011-2020), kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của toàn quốc và của tỉnh Nghệ An chưa được phê duyệt; nên thực tế tại địa phương đã qua năm đầu kế hoạch 2011, 2012.

- Đất đai và các vấn đề sử dụng đất rất nhạy cảm và phức tạp ở địa phương biến động và thay đổi theo từng ngày, trong khi cơ chế, chính sách, pháp luật về đất đai có sự điều chỉnh bổ sung liên tục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong giai đoạn 2011-2015, nền kinh tế chung của tỉnh Nghệ An và huyện Nam Đàn gặp nhiều khó khăn, vốn đầu tư công giảm do chủ trương của Chính phủ, nhiều công trình phải ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện; thị trường bất động sản trầm lắng, các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước có tốc độ giảm đáng kể.

- Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhất là kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn phải điều chỉnh lại do dự báo phát triển kinh tế - xã hội chưa chính xác và việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất các cấp, nhất là kế hoạch sử dụng đất huyện còn khái quát, chưa đầy đủ và thường thiếu quy hoạch chi tiết, dẫn đến khi thực hiện các dự án, công trình vẫn phải lập dự án đầu tư, quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch tổng mặt bằng mới có cơ sở để thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

- Tình trạng chồng chéo, không thống nhất giữa các quy hoạch, kế hoạch, các đề án. Một số tiêu chí giữa các quy hoạch ngành không thống nhất với nhau nên khi thực hiện gây nhiều khó khăn.

- Chính sách pháp luật về đất đai cho hỗ trợ, bồi thường trong việc thực hiện các dự án còn nhiều bất cập. Điều này gây nhiều khó khăn đối với các doanh

nghiệp, tổ chức, đơn vị đầu tư triển khai thực hiện dự án.

- Công tác dự báo một số chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất theo chỉ tiêu phát triển kinh tế chưa sát với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và khả năng thực hiện. Việc xác định quy mô diện tích, vị trí sử dụng đất của một số công trình, dự án còn chưa chính xác do thay đổi nhu cầu sử dụng đất của ngành và nhu cầu của các nhà đầu tư. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa sát với thực tiễn, việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các xã, thị trấn còn chưa phù hợp, thụ động.

- Một số chủ đầu tư còn chưa quyết liệt trong công tác GPMB, dẫn đến tiến độ thực hiện dự án còn chậm làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Mặt khác, một số nhà đầu tư còn lệ thuộc vào vốn vay các ngân hàng thương mại nên khi bi siết chặt cho vay thì không thực hiện được các dự án theo tiến độ đã đề ra.

- Việc thu hồi đất vẫn chưa có giải pháp phát triển bền vững (tình trạng thiếu đất sản xuất, không có việc làm...) cần quan tâm đến đời sống của người có đất bị thu hồi, vấn đề về xã hội (các tệ nạn xã hội nảy sinh)...

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa sát với thực tiễn, do chưa bám sát vào quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt mà thường chỉ căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cấp xã và các tổ chức sử dụng đất. Việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức còn chủ quan, không có dự án tiền khả thi nên không có khả năng thực hiện.

- Việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt chưa nghiêm và thường xuyên. Tình trạng sử dụng đất vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều.

4.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 103 - 108)