Tình hình quản lý đất đai huyện Nam Đàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 72 - 77)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.2.Tình hình quản lý đất đai huyện Nam Đàn

4.2. Tình hình quản lý và hiệntrạng sửdụng đất năm 2017 huyện Nam Đàn

4.2.2.Tình hình quản lý đất đai huyện Nam Đàn

4.2.2.1. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

Huyện đã tổ chức tốt việc thực hiện các văn bản quy phạm về quản lý đất đai (Luật Đất đai năm 1993, 2003, 2013, các văn bản dưới luật…), đã ban hành các văn bản như: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; các Quyết định xử lý vi phạm hành chính về đất đai thuộc các lĩnh vực giải phóng mặt bằng, xây dựng, sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm dòng chảy, giải quyết tranh chấp đất đai… Đều được chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt 95% - 97%.

Bên cạnh đó, UBND huyện cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về địa chính - xây dựng. Ngoài ra, huyện còn tổ chức các hội thi, hội thảo; tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, truyền hình của huyện, xã, phường; tổ chức tuyên truyền, lồng ghép, học tập các văn bản pháp luật đất đai thông qua các buổi sinh hoạt của cụm dân cư.

4.2.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính đã được thực hiện, ranh giới hành chính của cấp huyện và cấp xã đã được xây dựng và được quản lý ở các cấp theo đúng quy định. Hồ sơ địa giới hành chính được quản lý, lưu trữ ở ba cấp. Mốc giới được chôn đúng vị trí quy định. 24 xã, thị trấn đều có hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính tỷ lệ 1/5000.

4.2.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính được quan tâm đúng mức, toàn huyện đã có 24/24 xã, thị trấn có bản đồ địa chính. Các xã đều có bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoàn thành qua các kỳ kiểm kê: năm 2000, 2005, 2010 và năm 2015.

Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng định kỳ theo quy định của Luật đất đai. Huyện đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 100% số đơn vị hành chính ở cả cấp huyện và xã. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được xây dựng cùng với báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020. Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020 đang được điều tra, tổng hợp xây dựng.

4.2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện: Công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 – 2015 huyện Nam Đàn đã hoàn thành và đi vào thực hiện. Ủy ban nhân dân huyện giao phòng Tài nguyên và môi trường chủ trì, chỉ đạo, bám sát, phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban liên quan thực hiện quy hoạch.

- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã: 24/24 xã, thị trấn đã hoàn thành lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015), được ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.

Qua thời gian thực hiện, đến nay tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như sử dụng đất trên địa bàn huyện có nhiều thay đổi so với dự báo. Vì vậy cần phải có điều chỉnh, bổ sung về nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích, đối tượng trong phương án quy hoạch đã được duyệt để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời kỳ mới giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Với các yêu cầu trên, hiện nay Uỷ ban nhân dân huyện đang tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 - 2020.

4.2.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Việc thực hiện cấp đất, giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được hầu hết các xã, thị trấn trong huyện thực hiện một cách nghiệm túc từ việc lập hồ sơ, công khai trên hệ thống truyền thanh, niêm yết tại trụ sở và tổ chức xét duyệt đối tượng giao đất, tổ chức đấu giá đất một cách công khai minh bạch, đúng theo quy định của Luật Đất đai và các quy định của UBND tỉnh. Những xã đã thực hiện khá trong việc thực hiện cấp đất, giao đất cho hộ gia đình, cá nhân là: Vân Diên, Nam Hưng, Nam Lộc, Hùng Tiến, Nam Xuân, Hồng Long, Nam Anh, Nam Tân, Khánh Sơn, Kim Liên, Hùng Tiến và Nam Phúc. Những kết quả trên đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chi tiêu thu ngân sách huyện.

Việc cấp đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, huyện Nam Đàn đã chỉ đạo các xã lập hồ sơ, thủ tục trình các ban ngành cấp tỉnh và UBND tỉnh Nghệ An để cấp đất, giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức theo đúng quy định.

4.2.2.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất được tiến hành theo đúng quy định của Luật đất đai 2013. Đối với những thửa đất được thu hồi huyện đã ra thông báo, có thời hạn quy định. Công tác kiểm kê tài sản trên đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, công tác tổ chức chi tra đều theo trình tự, thủ tục để đảm bảo việc thu hồi đất có hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc nên công tác thu hồi đất ở nhiều công trình vẫn chưa đảm bảo tiến độ.

4.2.2.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Huyện đã thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có chức năng thực hiện nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất, chỉnh lý biến động về đất đai, xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính.

khai đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp Luật Đất đai.

- Lập và quản lý hồ sơ địa chính: Hồ sơ địa chính lập theo quy định của bộ Tài nguyên và môi trường. Hồ sơ sau khi kiểm tra nghiệm thu, được quản lý, lưu trữ theo quy định. Hiện tại đã có 24/24 xã có hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn.

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ): tính đến năm 2017, đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 38.592 GCN/40.200 hộ gia đình. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở được 38.190 GCN/40.200 hộ. Số giấy chứng nhận quyền sử dụng cấp cho các tổ chức sử dụng đất được 15 tổ chức.

4.2.2.8. Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê đất đai được thực hiện thường xuyên hàng năm, kiểm kê đất đai thực hiện định kỳ 5 năm một lần theo quy định của Luật Đất đai. Thực hiện Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường là thông tư mới nhất quy định các điều khoản về thống kê, kiểm kê đất đai.

Công tác thống kê, kiểm kê được thực hiện đúng thời gian, kịp thời nhằm đảm bảo cung cấp số liệu, thông tin đất đai, là cơ sở để đánh giá hiện trạng và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo. Đồng thời là nguồn tài liệu phục vụ cho việc xây dựng phương án, chiến lược phát triển các ngành.

Nhìn chung, chất lượng công tác kiểm kê, thống kê về đất đai đã được nâng cao dần, tình trạng về bản đồ, số liệu thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợt kiểm kê, thống kê đất đai từng bước được hạn chế.

4.2.2.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai nằm trong lộ trình hiện đại hóa công tác quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó việc khai thác, quản lý và cập nhật thông tin đất đai được thực hiện thông qua phương tiện điện tử. Theo lộ trình Tổng cục quản lý đất đai đưa ra, giai đoạn 2017- 2018 là giai đoạn xây dựng và hoàn thiện các công cụ để vận hành hệ thống giao dịch điện tử trên cơ sở điện tử hóa nghiệp vụ hành chính đất đai, giai đoạn 2018 - 2020, sẽ vận hành ổn định hệ thống thông tin đất đai trên phạm vi toàn quốc nhằm nâng cao khả năng khai thác, chia sẻ và cung cấp thông tin đất đai. Hiện nay Phòng Tài nguyên môi trường và các phòng liên quan đã chuẩn bị các dữ

liệu ban đầu để xây dựng hệ thống thông tin đất đai như: các văn bản quy phạm pháp luật, các loại bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch, kế hoạch, hệ thống số liệu đất đai.

4.2.2.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng bảng giá đất: bảng giá đất giai đoạn 2015 - 2019 cấp huyện do cấp tỉnh xây dựng và ban hành.

- Công tác định giá đất cụ thể: Thành lập Hội đồng thẩm định giá đất và ban hành quy chế làm việc của hội đồng.

Để thực hiện việc thu, chi liên quan đến đất đai, Uỷ ban nhân dân huyện đã tổ chức việc thu thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các văn bản đã ban hành. Công tác quản lý tài chính về đất đai của huyện được thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai và các Nghị định 44/2014/NĐ-CP, 45/2014/NĐ-CP… Tổ chức tốt công tác xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất, giá bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện.

Giai đoạn 2010 – 2017 công tác thu chi tài chính về đất đai mang lại cho huyện nguồn thu trên 150 tỷ đồng.

4.2.2.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Chủ tịch ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cùng các cán bộ địa chính thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng đất tại địa phương, kịp thời phát hiện các sai phạm để báo cáo lên Ủy ban nhân dân huyện. Năm 2017 huyện đã xử lý hơn triệt để hơn 10 trường hợp vi phạm trong lấn chiếm đất đai giữa các hộ gia đình tại một số xã trên địa bàn.

4.2.2.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai luôn được quan tâm, thực hiện nghiêm túc nên đã hạn chế được những tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất. Vì vậy công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng của địa phương.

4.2.2.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Triển khai thi hành luật đất đai 2013, phòng Tài nguyên và môi trường đa tiến hành phổ biến pháp luật về đất đai đến 24/24 xã, thị trấn trong huyện. Công tác tuyên truyền, phổ biến đã được triển khai tích cực dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân và các đối tương sử dụng đất về công tác sử dụng, quản lý, bảo vệ tài nguyên đất đai.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý đất đai, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mời cán bộ ngành về phổ biến pháp luật đất đai, tập huấn cho cán bộ địa chính cấp xã,...

4.2.2.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Hàng năm huyện tiếp nhận từ 4 - 7 đơn khiếu nại, tố cáo về tranh chấp đất đai, các sai phạm trong tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Nhìn chung công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện được thực hiện khá tốt, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai. Việc cải tiến quy trình tiếp nhận, xử lý đơn, đặc biệt là lãnh đạo huyện và các phòng ban chức năng đã tiếp công dân định kỳ, đột xuất để giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân cũng như tổ chức thi hành các quyết định nên đã hạn chế được những vi phạm trong sử dụng đất như: sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm đất đai...

4.2.2.15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 2003, việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai gặp rất nhiều khó khăn do chưa có bộ phận chuyên trách trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, những năm gần đây công tác này đã có những chuyển biến tích cực khi huyện triển khai thực hiện cơ chế “Một cửa” và điều chỉnh thực hiện công khai các thủ tục về nhà đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 72 - 77)