Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Nam Đàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 59 - 65)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nam Đàn

4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Nam Đàn

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt khá, tăng 7,13% so với năm 2016. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành Nông – Lâm – Thủy sản từ 44,03% năm 2016 xuống còn 42,56% năm 2017; công nghiệp-xây dựng tăng từ 25,91% năm 2016 lên 28,55% năm 2017; tỷ trọng ngành dịch vụ từ 30,06% năm 2016 giảm còn 28,89% năm 2017.

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (giá so sánh 2010) đạt 5.288,6 tỷ đồng, tăng 12,62% so với năm 2016. Trong đó khu vực Nông – Lâm – Thủy sản ước tính tăng 4,15% do sản lượng cây lương thực tăng khá. Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 22,68%, trong đó công nghiệp tăng 15,4%, bên cạnh đó sản lượng bia tăng 18,23%, may mặc tăng 15,85% đã đưa ngành Công nghiệp tăng cao; ngành xây dựng năm 2017 ước tăng 7,03%

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Bảng 4.2. Bảng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế nông nghiệp huyện Nam Đàn giai đoạn 2010 – 2017

Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2017

I Nông nghiệp 1.329.570 1.515.887 1.607.600 - Trồng trọt 832.372 946.414 999.000 - Chăn nuôi 478.307 539.943 577.190 II Lâm nghiệp 36.562 48.500 49.000 III Thuỷ sản 100.939 129.000 134.000 Tổng 1.467.071 1.693.387 1.790.600

Sản xuất nông nghiệp của huyện trong những năm qua đã tập trung vào việc thâm canh tăng năng suất, thay đổi cơ cấu mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2010 đạt 1.467.071 triệu đồng, năm 2017 đạt 1.790.600 triệu đồng.

Diện tích gieo trồng cây lương thực có xu hướng tăng chậm và ổn định trong những năm gần đây. Tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt năm 2017 đạt 999.000 triệu đồng, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2010. Tỷ trọng của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp giảm 1% so với năm 2010. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi năm 2017 đạt 577.190 triệu đồng, tăng gấp 1,21 lần so với năm 2010. Ngành chăn nuôi tương đối ổn định, chiếm 35,9% tỷ trọng trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích, chất lượng, trữ lượng và độ che phủ rừng ngày càng được nâng cao. Trong giai đoạn 2010 - 2017, giá trị sản xuất trong lâm nghiệp tăng 1,34 lần so với năm 2010. Năm 2017 giá trị sản xuất thủy sản toàn huyện đạt 134 tỷ đồng tăng 1,32 lần so với năm 2010, với tổng diện tích mặt nước nuôi trồng đạt 2.000 ha.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2017 rất cao, đạt 20,97%/năm. Năm 2017 tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đạt 3.207 tỷ đồng tăng gấp 2,25 lần so với năm 2010.

Bảng 4.3. Bảng giá trị sản xuất của ngành CN - TTCN và xây dựng cơ bản huyện Nam Đàn giai đoạn 2010 – 2017

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2017

I

Theo giá so sánh 2010 Tr.đồng 1420302 2123651 3207350 - Riêng công nghiệp Tr.đồng 509538 1063597 1653600 II

1 Gạch 1000 viên 84300 96120 105000

2 Đá xây dựng 1000 m3 162,1 150,3 142,8

3 Cát xây 1000 m3 1205,1 1431,1 1600

4 Sỏi 1000 m3 47 59,9 62,6

5 Gạch không nung 1000 viên 8259 9778 12000

6 Nước tương 1000 lít 547 780 977

7 Xay xát, sản xuất tinh bột 1000 tấn 64.3 81,7 93,6

8 Quần áo may sẵn 1000 cái 176 4952 7200

9 Mộc dân dụng chiếc 4189 5200 6000

Số cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng về quy mô và số lượng. Các doanh nghiệp hiện có trên địa bàn huyện như công ty gạch ngói Nam Giang, công ty may mặc Havina, Công ty vàng bạc.... Nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập và sản xuất có hiệu quả trong khai thác vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, cơ khí, đồ mộc dân dụng.

c. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ chiếm bình quân gần 30,0% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Tổng giá trị ngành kinh tế dịch vụ - thương mại năm 2017 đạt 1.508,5 tỷ đồng, tăng gấp 2,26 lần so với năm 2010. Thị trường đã có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế. Thương nghiệp ngoài quốc doanh được khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi phát triển. Mạng lưới bán lẻ phát triển đến tất cả các xã. Các doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã phi nông nghiệp ngày càng phát triển nhanh và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế chung của toàn huyện. Các hợp tác xã nông lâm nghiệp đã được quan tâm củng cố, kiện toàn và hoạt động khá hiệu quả. Các dịch vụ tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm được mở rộng, công tác quản lý thị trường được củng cố một bước, chất lượng hàng hóa được nâng cao. Trên địa bàn huyện có 16 cảnh quan thiên nhiên, trong đó có nhiều nơi gắn với di tích LSVH, nhiều nơi có cảnh đẹp cho phép phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Do vậy, Nam Đàn được coi là trọng điểm du lịch đứng thứ hai của tỉnh Nghệ An.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Theo số liệu thống kê đến năm 2017 dân số của huyện là 156.200 người, 40.200 hộ. Mật độ trung bình 535 người/km2, phân bố không đồng đều giữa khu vực. Ở khu vực thị trấn Nam Đàn và vùng lân cận mật độ dân số cao hơn các xã khác.

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2017 còn 0,7%. Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 19,8% năm 2010 xuống còn 14% năm 2017.

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập huyện Nam Đàn giai đoạn 2010 - 2017 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2017

1 Dân số trung bình Người 150.983 155.155 156.200

2 Tổng số hộ Hộ 38.930 40.055 40.200

3 Trong độ tuổi lao động Người 75.150 86.100 86.800

4 Thu nhập bình quân/người Trđ/ng 11,4 19,1 23,1

5 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,6 1,01 0,7

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nam Đàn (2010, 2015, 2017)

b. Lao động

Tổng số lao động trong độ tuổi của huyện năm 2017 có 86.800 người, chiếm 55,57% dân số. Công tác giải quyết lao động, việc làm trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả tích cực, hàng năm tăng cả về số lượng và chất lượng. Từ năm 2010 đến năm 2017 toàn huyện đã tạo việc làm mới cho 16.800 lao động, trong đó riêng năm 2017 giải quyết việc làm mới cho 2.800 lao động.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Hiện nay huyện Nam Đàn có 01 thị trấn, với tổng diện tích đất đô thị là 187,57 ha, chiếm 0,64% diện tích tự nhiên, dân số đô thị 6.953 nhân khẩu, bình quân đất đô thị là 290 m2/người dân đô thị. Thị trấn Nam Đàn là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện. Thị trấn đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng, đến nay các tuyến đường trục, các công trình phúc lợi xã hội, mạng lưới điện chiếu sáng đô thị, mạng lưới thông tin, bưu điện, phát thanh truyền hình, các dịch vụ ngân hàng, thương mại,… nhà ở đang được cải tạo, nâng cấp.

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Đất khu dân cư nông thôn có diện tích 917,07ha, chiếm 3,14% diện tích đất của huyện. Ở các xã vùng đồng bằng dân cư bố trí chủ yếu theo các tuyến giao thông và khu vực có địa hình tương đối cao. Đối với các xã vùng bán sơn địa dân cư bố trí chủ yếu ở các vùng đất tương đối bằng phẳng dưới chân núi và dọc theo các tuyến giao thông. Một số cụm dân cư phát triển theo mô hình thị tứ.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn đã được đầu tư, xây dựng khá đồng bộ. Có những tuyến đường chính sau: Đường Quốc lộ 46A đi Thanh Chương dài khoảng 15 km; Đường Quốc lộ 15A đi qua từ xã Nam Hưng - Nam Kim dài 32 km; Đường du lịch ven sông Lam từ Thị trấn Nam Đàn - Hưng Nguyên 13 km; tỉnh lộ 530 khu di tích Kim Liên, 533 Nam Lộc đi Thanh Chương, các tuyến đường liên xã, liên thôn đã được rải nhực và đổ bê tông gần 100% thuận lợi cho việc giao thông đi lại. Hệ thống đường thủy có 25 km sông Lam, 15 km sông Đào chảy qua chủ yếu là phục vụ cho tưới tiêu, khai thác vận chuyển cát và một số hàng hóa khác.

b. Thuỷ lợi

Huyện Nam Đàn có 8 trạm bơm do Công ty Thủy Nông Nam quản lý, 36 trạm HTX quản lý, lấy nguồn nước chủ yếu từ Sông Đào, sông Lam. Ngoài ra còn có 40 hồ đập lớn nhỏ phục công tác thủy lợi; 100 diện tích lúa được chủ động tưới nước cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, 70 diện tích cây màu được tưới nước. Hệ thống kênh mương tưới cơ bản được bê tông hóa, đảm bảo tưới nhanh, tiết kiệm nước. Đê Tả Lam trên địa bàn huyện Nam Đàn dài 13 km được xây dựng vững chắc đảm bảo ngăn lũ trên báo động 3; tuyến đê 5 Nam đảm ngăn lũ trên báo động 2, đến báo động 3 thì lũ vượt tràn xã lũ tại Nam Cường.

c. Năng lượng, nước

Hệ thống lưới điện được đầu tư xây dựng khá hoàn thiện, tỷ lệ hộ dân dùng điện đạt 100%. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%. Trên địa bàn huyện đã xây dựng 3 nhà máy nước (Hùng Thành, cầu Bạch, Thị trấn).

e. Cơ sở văn hóa

Các di tích LSVH trên địa bàn huyện là nơi thu hút nhiều khách đến viếng thăm và là tiền đề cho việc tổ chức các lễ hội truyền thống hàng năm. Bên cạnh các di tích LSVH, Nam Đàn còn có một số sản phẩm văn hóa truyền thống phi vật thể như: hát ví Phường vải, Lễ hội đền Vua Mai, Lễ hội đền Nhãn Tháp, Lễ Hội thả Hến trên sông, Lễ hội Làng Sen… Các làng nghề như Làng mộc nề Nam Hoa, làng rèn Quy Chính, làng tương Tự Trì, làng nón Đông Liệt, các làng dệt Xuân Hồ, Xuân Liễu, Tầm Tang, làng nồi đồng Bố Ân, Bố Đức, làng gạch ngói

Hữu Biệt, làng dầu bông, dầu lạc Đan Nhiệm, Đồng Trung. Năm 2017 tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 86%, tăng 1% so 2015, số xóm có nhà văn hóa là 320/320.

f. Cơ sở y tế

Công tác khám chữa bệnh cho người dân được quan tâm, thực hiện tốt. Hiện nay trên địa bàn huyện có 01 Trung tâm y tế với 140 giường bệnh; 01 Phòng khám đa khoa Khu vực Năm Nam tại xã Nam Cường với 10 giường bệnh; 02 Phòng khám tư nhân là phòng khám Tân Thanh và phòng khám Hưng Thái Nghĩa với 15 giường bệnh; 24 Trạm y tế xã.

g. Cơ sở giáo dục-đào tạo.

Thực hiện chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ, một số trường học đã đầu tư về phòng học, phòng chức năng, nhà nội trú cho giáo viên. Trong năm học 2016-2017, toàn huyện có 79 trường học với 1088 lớp học. Trong đó: Mầm non: Có 27 trường học với 288 phòng học. Tiểu học: Có 26 trường với tổng số 409 phòng học. Trung học cơ sở: có 21 trường với 271 phòng học. Trung học phổ thông có 5 trường là với 120 phòng học. Ngoài ra còn có trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp tổng hợp và trung tâm dạy nghề.

i. Cơ sở thể dục - thể thao

Các hoạt động văn hoá thể thao được tổ chức sôi nổi thiết thực, hệ thống thiết chế tập luyện và thi đấu thể thao của huyện được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu.

k. Cơ sở dịch vụ về xã hội và chợ

Hệ thống chợ được củng cố và phát triển tạo điều kiện cho người dân giao lưu, trao đổi và buôn bán hàng hóa nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện, hiện có 22/24 xã, thị trấn đã có chợ. Các chợ đầu mối được mở rộng nâng cấp đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Các cơ sở dịch vụ thương mại trên địa bàn phát triển mạnh, đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm dịch vụ, góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho lao động trên địa bàn.

l. Quốc phòng an ninh

Công tác quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được bảo đảm ổn định. Công tác đấu tranh chống các loại tội phạm được tăng cường, kiềm chế các tệ nạn xã hội. Thực hiện tốt công tác quân sự, quốc phòng địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an ninh chính

trị, trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 59 - 65)