Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa tỉnh phú thọ (Trang 30)

2.2.2.1. Trên phạm vi toàn quốc

Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng hiện đại, đảm bảo phát triển cả về kinh tế và đời sống xã hộị Đi theo đường lối của Đảng, từng địa phương trong cả nước tiến hành phát triển kinh tế mà trước hết là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trong đó có chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn. Nhằm mục tiêu đó, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương khóa X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nông thôn Việt Nam vào cuối năm 2020. Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện như: Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng về Quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch về quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;....

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay sau 5 năm thực hiện các bộ, ngành đã hoàn thành cơ bản hệ thống các cơ chế, chính sách theo phân công. Công tác kiểm tra, giám sát ở các địa phương được các thành viên thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tại các địa phương, sau khi rà soát lại quy hoạch, đến nay đã có hơn 93,7% số xã của cả nước hoàn thành phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM cấp xã. Việc quy hoạch đã có tác dụng tốt tới việc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới cho người dân, qua đó người dân phấn khởi và có cơ hội tham gia quy hoạch, xây dựng đề án nông thôn mới của mình và nhất là trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

Về lập đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, đến nay, cả nước đã có 81% số xã đã phê duyệt xong đề án. Các địa phương vẫn ưu tiên dành nhiều nguồn lực cho

xây dựng hạ tầng, coi đó là yếu tố quan trọng nhất để cải tạo bộ mặt nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế-xã hội-văn hóa, an ninh và đặc biệt là tăng hưởng thụ trực tiếp của người dân, vì vậy được tuyệt đại đa số người dân đồng thuận.

Tính đến hết tháng 11/2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với 2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã.

Ở cấp huyện, đã có 11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM là: Huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, thị xã Long Khánh (Đồng Nai), Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè (TPHCM), Đông Triều (Quảng Ninh), Hải Hậu (Nam Định), Đơn Dương (Lâm Đồng), Đan Phượng (TP. Hà Nội), thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang).

Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010) (Văn phòng điều phối NTM Trung ương, 2015).

2.2.2.2. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trong 5 năm qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả đáng kể. Theo Báo cáo tổng kết Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 tỉnh đã đạt được những kết quả như sau:

* Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM:

Các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chỉ đạo hoàn thành công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mớị Về lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới, bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2010; đến tháng 5/2012, đã có 247/247 xã phê duyệt xong quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã, đạt 100% kế hoạch. Về lập đề án xây dựng nông thôn mới bắt đầu triển khai từ cuối năm 2011; đến tháng 12/2012, đã có 247/247 xã phê duyệt xong đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, đạt 100% kế hoạch. (BCĐ chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Phú Thọ, 2015).

* Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân:

Trong quá trình chỉ đạo triển khai chương trình, tỉnh Phú Thọ xác định xây dựng nông thôn mới trước hết phải từng bước nâng cao đời sống nông dân, thông qua đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân được chú trọng và

đặt lên hàng đầu, bởi nông dân là chủ thể chính để xây dựng các tiêu chí của nông thôn mớị

UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện rà soát, xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành: Triển khai lập quy hoạch phát triển nông nghiệp và quy hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; tăng cường công tác quản lý, phát triển sản xuất theo các quy hoạch đã được duyệt; chỉ đạo các sở, ngành tham mưu các cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển sản xuất; triển khai có kết quả các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Chương trình sản xuất lương thực có sự chuyển biến tích cực về cơ cấu mùa vụ, chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản. Triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (nghề nông nghiệp) theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trong 5 năm đã tổ chức đào tạo 638 lớp nghề nông nghiệp cho 20,4 nghìn lao động nông thôn, chiếm 67,5% tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề.

Đến nay, có 121/247 xã đạt tiêu chí thu nhập (chiếm 48,9%), có 108/247 xã đạt tiêu chí hộ nghèo (chiếm 43,7%), có 199/247 xã đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên (chiếm 80,6%), có 222/247 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất (chiếm 89,9%). Đến hết năm 2015, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 22,3 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,89%. Tuy nhiên, do xuất phát điểm kinh tế khu vực nông thôn của tỉnh thấp, địa bàn rộng, địa hình chia cắt, đất đai manh mún, bên cạnh đó thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp tại các địa phương; công tác dự báo thị trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa; nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất từ chương trình nông thôn mới hàng năm còn thấp; các địa phương chưa chú trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, một số địa phương người dân, chưa thiết tha với đồng ruộng, còn có tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước (BCĐ chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Phú Thọ, 2015).

* Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu:

- Phát triển giao thông nông thôn (tiêu chí số 2): Thực hiện theo Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 10/3/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển giao

thông nông thôn giai đoạn 2011-2015. Sau 5 năm thực hiện phát triển đường giao thông nông thôn đã trở thành phong trào rộng khắp ở các địa phương, trong điều kiện nguồn lực hạn chế, nhiều địa phương đã có những chính sách hỗ trợ phù hợp nên đã huy động được nhiều sự tham gia của người dân và cộng đồng. Kết quả: Đã làm mới 57 km đường; đường nâng cấp cải tạo 1.906 km (trong đó đường bêtông nhựa, đá dăm láng nhựa 614 km; đường bêtông xi măng 1.292 km); làm mới 42 cầu, sửa chữa 7 cầu; tràn làm mới 32 cái và sửa chữa 9 cáị

Đến nay có 42/247 xã đạt tiêu chí giao thông (chiếm 17%).

- Về thủy lợi (tiêu chí số 3): Thời gian qua các địa phương đã tập trung chỉ đạo cải tạo và nâng cấp, kiên cố hóa, nạo vét kênh mương, xây dựng tu bổ sửa chữa, nâng cấp bờ bao, cống, trạm bơm đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất; ngành nông nghiệp đã triển khai trên 80 công trình, dự án phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh. Toàn tỉnh có 597 km /2.880 km kênh mương đã được cứng hóạ

Đến nay có 49/247 xã đạt tiêu chí thủy lợi (chiếm 18,6%).

- Điện nông thôn (tiêu chí số 4): Điện nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp và mở rộng. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 96% (270.177 hộ/281.480 hộ). Số xã đạt tiêu chí về điện nông thôn tăng thêm 119 xã (so với năm 2011). Dự án REII đã đầu tư cho 102 xã với mức đầu tư là 335.000 triệu đồng, các xã đã giảm tổn thất điện áp từ 28-30% xuống dưới 10%.

Đến nay có 230/247 xã đạt tiêu chí điện (chiếm 93,1%).

- Trường học (tiêu chí số 5): Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, từng bước được xã hội hóa; trong giai đoạn đã công nhận thêm 55 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia đến thời điểm hiện tại lên 465 trường.

Đến nay có 106/247 xã đạt tiêu chí trường học (chiếm 42,9%).

- Cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí số 6): Được chú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp. Giai đoạn 2011-2015 có thêm 41 nhà văn hóa kiêm trung tâm học tập cộng đồng đạt chuẩn, 36 trung tâm thể thao xã đạt chuẩn, 536 nhà văn hóa khu dân cư đạt chuẩn.

Đến nay có 116/247 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (chiếm 47%).

- Chợ nông thôn (tiêu chí số 7): Trên địa bàn có tổng số 214 chợ. Đến nay có 78/240 xã đạt tiêu chí chợ nông thôn, trong đó 7 xã không có quy hoạch chợ (chiếm 32,5%).

- Thông tin truyền thông (tiêu chí số 8): Đã phát triển đến các xã vùng sâu, vùng xạ Internet tốc độ cao đã đến được hầu hết các điểm bưu điện văn hóa xã, khoảng 95% số xã có điểm truy cập Internet công cộng, vùng phủ sóng 3G đã đạt trên 98% dân số, tỷ lệ xã có điện thoại công cộng là 98%. Hầu hết người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập.

Đến nay có 243/247 xã đạt tiêu chí bưu điện (chiếm 98,4%).

- Nhà ở dân cư (tiêu chí số 9): Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát được chú trọng, hàng năm đã xóa bình quân hàng nghìn nhà tạm, nhà dột nát. Các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ dân đầu tư, chỉnh trang, xây dựng nhà cửa khang trang, sạch đẹp, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng.

Đến nay có 109/247 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư (chiếm 44,1%) (BCĐ chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Phú Thọ, 2015).

* Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường:

- Về Giáo dục (tiêu chí số 14): Tiếp tục được củng cố và phát triển. Chất lượng giáo dục ở các ngành học, cấp học ổn định. Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 100% số xã. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, bổ túc THPT đạt 77,4%; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99,3%, bổ túc trung học phổ thông đạt 98,02%. Triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020” đã đạt được một số kết quả bước đầu, ước đến hết năm 2015 số lao động nông thôn được học nghề 30,2 nghìn người, trong đó nghề nông nghiệp 20,4 nghìn người chiếm 67,5%; số lao động nông thôn sau khi học nghề có việc làm đạt 81,2%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 55%. Số lao động qua đào tạo nghề tăng đã tạo nguồn cung cho xuất khẩu lao động; bình quân mỗi năm xuất khẩu 2,5 nghìn lao động..

Đến nay có 159/247 xã đạt tiêu chí giáo dục (chiếm 64,4%).

- Về Y tế (tiêu chí số 15): Thực hiện Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về nâng mức hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế cho người nghèo, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện quyết định, đến nay tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 80,5%.

Đến hết năm 2015 ước có 106/247 xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới giai đoạn 2011-2020) ước đạt 42,9%.

- Về Văn hóa (tiêu chí số 16): Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao quần chúng được đa dạng hóa và đẩy mạnh. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" tiếp tục được triển khai tích cực, đến nay có 87,6% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, 86,6% khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa, 30% số xã đạt danh hiệu "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới".

Đến nay có 198/247 xã đạt tiêu chí văn hóa (chiếm 79,8%).

- Về Môi trường nông thôn (tiêu chí số 17): Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, các địa phương đã xây dựng, nâng cấp các công trình nước sạch tập trung, bãi thu gom rác thải, cống rãnh thoát nước thải vệ sinh. Đã đầu tư 11 dự án cấp nước sạch tập trung; 19 dự án cấp nước và vệ sinh trường học, trạm y tế; xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải cho 2 xã điểm (Sơn Dương, Đồng Luận) và một số mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh.

Trên địa bàn tỉnh có 11/13 huyện, thành, thị đã xây dựng Đề án thu gom chất thải và xử lý rác thải sinh hoạt; năm 2015, tỷ lệ khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, xử lý rác thải đạt 50,6%, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 92%.

Đến nay có 46/247 xã đạt tiêu chí môi trường (chiếm 18,6%) (BCĐ chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Phú Thọ, 2015).

* Về Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội:

- Về Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh (tiêu chí số 18): Cấp xã đều đã rà soát đội ngũ cán bộ theo chuẩn và thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, cử cán bộ đi học các lớp về hành chính, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ và tham gia các lớp tập huấn xây dựng nông thôn mớị Từ năm 2011 đến nay đã tổ chức trên 100 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã với trên 15 nghìn lượt cán bộ; tỷ lệ cán bộ xã đạt chuẩn trên 90%; tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn chính quyền trong sạch vững mạnh tăng qua các năm, đạt tỷ lệ trên 80%.

- Về An ninh trật tự xã hội (Tiêu chí số 19): Tình hình an ninh, trật tự nông thôn được giữ vững, thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; ngành công an đã xây dựng kế hoạch thực hiện và chỉ đạo lực lượng an ninh chủ động thực hiện các biện pháp nắm tình hình từ xa, tại chỗ, chủ động phòng ngừa không để xảy ra các hoạt động phức tạp về an ninh trật tự ở khu vực nông thôn.

Đến nay có 228/247 xã đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội (đạt 92,3%) (BCĐ chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Phú Thọ, 2015).

* Kết quả huy động nguồn lực triển khai chương trình:

Giai đoạn 2011-2015 đã huy động được khoảng 5.812,205 tỷ đồng đầu tư cho chương trình, trong đó: vốn đầu tư phát triển là 4.649,764 tỷ đồng (chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa tỉnh phú thọ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)