Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa tỉnh phú thọ (Trang 39)

3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đến 31/12/2015 qua điều tra và rà soát kết quả thực hiện quy hoạch nông thôn mới tổng số tiêu chí đạt được trên địa bàn toàn huyện là 383 tiêu chí. Bình quân toàn huyện đạt 11,96 tiêu chí/xã. Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện toàn được chia làm 2 nhóm như sau:

Nhóm 1: Các xã thực hiện kém (đạt từ 6 – 10 tiêu chí): Đạt 9/19 tiêu chí có 04 xã: (Lệnh Khanh, Phương Viên, Hà Lương, Cáo Điền). Đạt 08/19 tiêu chí có 02 xã: (Minh Côi, Liên Phương). Đạt 10/19 tiêu chí có 06 xã: (Động Lâm, Hậu Bổng, Quân Khê, Chính Công, Vô Tranh, Yên Luật).

Nhóm 2: Các xã thực hiện tốt (đạt từ 11 – 19 tiêu chí): ): Đạt 19/19 tiêu chí có 02 xã: (Gia Điền, Hiền Lương). Đạt 16/19 tiêu chí có 01 xã: (Mai Tùng). Đạt 11/19 tiêu chí có 02 xã: (Lang Sơn, Đan Thượng). Đạt 12/19 tiêu chí có 09 xã: (Yên Kỳ, Phụ Khánh, Hương Xạ, Đan Hà, Lâm Lợi, Vĩnh Chân, Đại Phạm, Bằng Giã). Đạt 13/19 tiêu chí có 02 xã (Ấm Hạ, Minh Hạc). Đạt 14/19 tiêu chí có 02 xã: (Xuân Áng, Văn Lang). Đạt 15/19 tiêu chí có 02 xã (Vụ Cầu, Chuế Lưu).

Từ kết quả đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Hạ Hòa tiến hành chọn ngẫu nhiên 2 xã từ 02 nhóm (nhóm thực hiện tốt và nhóm thực hiện kém) là xã Gia Điền và Minh Côi để nghiên cứu điểm để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm tìm hiểu những tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mớị

hoạch xây dựng nông thôn mới (2010), xã có 4/19 tiêu chí đạt. Đến nay, sau 5 năm thực hiện đã có 19/19 tiêu chí đạt về nông thôn mớị

+ Xã Minh Côi: trước trước khi lập Đề án xây dựng nông thôn mới xã Minh Côi chỉ đạt 2/19 tiêu chí (là xã có ít tiêu chí đạt của các xã trong huyện), đến nay xã đã đạt 8/19 tiêu chí.

3.5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu

3.5.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Các thông tin về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về xây dựng NTM ở thế giới và ở Việt Nam được thu thập qua sách, tạp chí bằng phương pháp tra khảo và chọn lọc.

- Các thông tin về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, nội dung nghiên cứu: Lao động, tình hình cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi, quá trình phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa - môi trường trong 5 năm, các kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thu thập tại UBND huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ, các phòng ban chuyên môn, các xã, thông qua các báo cáo tổng kết thường kỳ, từ các công trình đã được nghiên cứu công bố bằng phương pháp ghi chép, mượn.

- Điều tra các hộ tại 02 xã đã chọn, theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

3.5.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

- Chọn 2 xã Minh Côi và xã Gia Điền để nghiên cứu - Nội dung điều tra:

+ Việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại 2 xã.

+ Điều tra, khảo sát, và đánh giá các số liệu có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã.

- Để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài, tôi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua 100 phiếu điều tra được thiết kế sẵn, đối tượng lựa chọn khảo sát là người dân trên địa bàn 2 xã được chọn (bao gồm một số nội dung như hiểu biết của người dân về xây dựng nông thôn mới, sự đóng góp của người dân trong xây dựng nông thôn mới như: hiến đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng góp ngày công, nguồn vốn…). Qua việc điều tra, phỏng vấn chúng ta có thể thấy được những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện xây dựng NTM.

3.5.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được thực hiện thông qua phân tích thực trạng thực hiện xây dựng nông thôn mới tại 2 xã được chọn làm điểm để nghiên cứụ Việc nghiên cứu so sánh được phân tích theo các mặt về điều kiện triển khai, nội dung thực hiện, vai trò của cộng đồng, cách thức hỗ trợ của Nhà nước, quy mô và mức độ thực hiện, nhân rộng.

So sánh trước và sau khi thực hiện quy hoạch NTM huyện Hạ Hòạ So sánh các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới của các xã điều tra theo các giai đoạn thời gian khác nhau (trước và sau khi có quy hoạch xây dựng NTM). Từ đó thấy được sự khác biệt khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mớị

So sánh việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại 2 xã trong huyện Hạ Hòa để đánh giá kết quả thực hiện những mặt được và chưa được được, từ đó tìm hiểu những tồn tại trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mớị

Kết quả thực hiện các tiêu chí được đưa ra đánh giá với các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt.

Sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh giữa kết quả thực hiện các chỉ tiêu với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt và so sánh thực trạng với các chỉ tiêu quy định.

3.5.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu

Sau khi đã thu thập được các thông tin, tư liệu cần thiết cho đề tài, tiến hành thống kê, phân loại tài liệu theo từng phần nhất định để xử lý các dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáọ Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp (số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân) để mô tả và phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội sau 5 năm xây dựng Nông thôn mớị Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích số liệu điều trạ

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI HUYỆN HẠ HÒA

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hạ Hoà là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ. Trung tâm huyện Hạ Hòa cách thành phố Việt Trì khoảng 70 km. Địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc và Tây bắc giáp tỉnh Yên Bái; - Phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập; - Phía Nam giáp huyện Cẩm Khê;

- Phía Đông giáp huyện Đoan Hùng và huyện Thanh Bạ

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Hạ Hòa

Huyện Hạ Hòa có tổng diện tích tự nhiên 34.146,7 ha, gồm có 33 đơn vị hành chính (32 xã, 01 thị trấn). Huyện có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Quốc lộ 32C, Quốc lộ 70, các tuyến đường Tỉnh lộ: ĐT314, ĐT320 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy quạ

Huyện Hạ Hòa có vị trí về giao thông thuận lợi (thủy, bộ, đường sắt) cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu với vùng Đông Bắc và Tây Bắc, có nhiều lợi thế để trở thành trung tâm kinh tế - xã hội tiểu vùng Tây Bắc tỉnh Phú Thọ.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình chung thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, vùng giữa huyện dọc theo Sông Hồng có độ cao thấp hơn được bao bọc bởi hai vùng đồi núi cao phía Tây Bắc giáp (giáp huyện Yên Lập) và Đông Bắc giáp (huyện Đoan Hùng). Các triền Núi Ông, Núi Văn, Núi Tiêu Phong, Núi Kìm, Núi Chưa ở phía Tây, hướng dốc đổ dồn về phía hữu ngạn Sông Hồng. Các dãy Núi Gò Ngang, Núi Buộm, Núi Sơn Nhiễu, Núi Vua ở phía Đông Bắc, sườn núi thấp dần về phía Tây Nam, hướng dốc đổ dồn về phía Tả ngạn Sông Hồng.

4.1.1.3. Khí hậu

Theo phân vùng khí hậu của tỉnh Phú Thọ, huyện Hạ Hoà nằm trong tiểu vùng khí hậu phía Bắc (Tiểu vùng 1) với đặc trưng chủ yếu sau đây:

+ Lượng mưa trung bình (R): 1.367,1 mm/năm.

+ Tổng tích nhiệt bình quân trong năm (Q): 8.000 - 8.2000C. + Nhiệt độ trung bình (T): 23,40C. Độ ẩm trung bình: 85,6%.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, ngòi, suối, ao hồ, đầm,... được phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện, trong đó đáng kể nhất là Sông Hồng và các chi lưu của nó.

- Sông Hồng chảy qua địa phận huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài 32,0 km, chiều rộng trung bình khoảng 500 m, lưu vực rộng, lưu lượng nước ở mùa mưa rất lớn.

- Ngòi Lao: Bắt nguồn từ Núi Banh thuộc huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái qua huyện Yên Lập rồi đến địa phận huyện Hạ Hoà thuộc 2 xã Vô Tranh và Bằng Giã với chiều dài 17,0 km, lưu lượng dòng nước tương đối lớn.

- Ngòi Vần: Bắt nguồn từ khu vực Núi Hàm, Núi Bông, Núi Nả thuộc tỉnh Yên Bái chảy qua xã Hiền Lương 2,0 km, hiện tại Ngòi Vần được chặn lại, tạo thành một hồ nước lớn rộng khoảng 300,0 hạ

- Ngòi Mỹ: Bắt nguồn từ Đầm Nang xã Quân Khê, đổ ra Sông Hồng, chiều dài 3,7 km, có lưu vực rộng, độ dốc dòng chảy thấp rất dễ gây úng lụt vào mùa mưạ

- Ngòi Lửa Việt: Bắt nguồn từ Núi Buộm, được đắp chặn thành Đầm Ao Châu, có lưu vực rộng, cung cấp nước tưới cho khu vực rộng khoảng 1.200 ha và có tiềm năng phát triển du lịch sinh tháị

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

ạ Tài nguyên đất

Theo kết quả công tác đánh giá phân hạng đất huyện Hạ Hòa, đất đai của huyện gồm 5 loại chính sau:

Bảng 4.1. Các loại đất huyện Hạ Hòa

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Đất Phù sa 4.358,05 12,81

2 Đất Glây 2.373,42 6,98

3 Đất Xám 20.783,55 61,08

4 Đất Đỏ 272,47 0,80

5 Đất tầng mỏng 487,12 1,43

Nguồn: Báo cáo đánh giá phân hạng đất huyện Hạ Hoà (2006)

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước ngầm: Những khảo sát sơ bộ cho thấy nguồn nước ngầm Hạ Hoà có lưu lượng khá (Bình quân khoảng 3,5 - 6,0 lít/s, các lỗ khoan có độ sâu từ 60 - 124 m), chất lượng nước đảm bảo sinh hoạt, nhưng phân bố nước ngầm không đều, những vùng núi, vùng đồi cao xa Sông Hồng thường có trữ lượng và lưu lượng thấp.

- Nguồn nước mặt: Diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng của toàn huyện là 2.353,44 ha, tập chung chủ yếu ở các con sông, suối và các hồ đập. Trên địa bàn huyện có sông lớn là sông Hồng và một số ngòi lớn như Ngòi Lao, Ngòi Vần, Ngòi Mỹ, Ngòi Lửa Việt, các sông, ngòi có lưu lượng nước lớn, nhất là về mùa mưạ Ngoài ra còn có các hệ thống các hồ, đầm lớn nhỏ như Đầm Chính Công, Đầm Ao Châu, Đầm Phai, Đầm Làng, Đầm Mồng, Đầm Lớn, Đầm Chì,... rất quan trọng, cung cấp nước cho sản xuất nông lâm nghiệp, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch sinh tháị

c. Tài nguyên rừng

Hiện trạng năm 2015, diện tích đất lâm nghiệp của huyện Hạ Hoà là 13.330,8 ha, chiếm 39,0% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

- Rừng sản xuất

xã, thị trấn, nhưng tập trung nhiều ở các xã phía Đông Bắc của huyện.

- Rừng phòng hộ

Diện tích đất rừng phòng hộ hiện có là 1.290,7 ha, phân bố chủ yếu ở các khu vực có đồi, núi cao ở phía đầu nguồn sông, suốị Rừng phòng hộ giữ vị trí rất quan trọng, luôn được quan tâm chăm sóc, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, phát triển rừng.

- Rừng đặc dụng

Diện tích đất rừng đặc dụng hiện có là 670,0 ha, chủ yếu là rừng trồng đặc dụng, tập trung ở khu vực Núi Nả, nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh tháị

d. Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu điều tra về địa chất và báo cáo thuyết minh dự án khảo sát đo đạc xác định khu vực quản lý khai thác và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn huyện Hạ Hoà có một số điểm mỏ và điểm quặng.

Bảng 4.2. Số liệu tài nguyên khoáng sản huyện Hạ Hoà

STT Loại khoáng sản Trữ lượng (tấn) Điểm mỏ Thuộc xã

1 Sắt 460,625 Núi Tiêu Vô Tranh

2 Than bùn 120,000 Dốc Bở Hà Lương

3 Quarzit 6.000,000 Gia Điền Gia Điền

4 Kaolin 87,840 Hà Lương Hà Lương

5 Kaolin 100,310 Hương Xạ Hương Xạ

6 Graphit 114,325 Ấm Hạ Ấm Hạ

7 Graphit 336,898 Hương Xạ Hương Xạ

8 Corindon-Spmel 9.709 kg(Crd)-

297kg(Sp) Ấm Hạ Ấm Hạ

Nguồn: Sổ mỏ và điểm quặng tỉnh Phú Thọ

4.1.1.6. Thực trạng môi trường

Hạ Hoà là huyện miền núi chưa có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nên môi trường sinh thái còn khá trong lành, nhiều khu vực có sinh cảnh, khí hậu mát mẻ như đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên...

- Môi trường đất: Môi trường đất trên địa bàn huyện Hạ Hoà cơ bản chưa bị ô nhiễm, các loại đất còn có chất lượng tốt.

- Môi trường nước: Chất lượng nguồn nước ngầm và nước mặt ở các sông, suối, ao, hồ, đầm trên địa bàn huyện Hạ Hoà còn tương đối tốt cả về trữ lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp đủ cho các nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất

của nhân dân.

- Môi trường không khí: Môi trường không khí trên địa bàn huyện còn tương đối trong lành, do ít chịu ô nhiễm từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua kinh tế tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Hạ Hòa nói riêng đã có bước phát triển rõ rệt. Một số chỉ tiêu kinh tế năm 2015 của huyện Hạ Hòa đạt được như sau:

* Tổng giá trị sản xuất đạt: 1.206,986 triệu đồng, đạt 100,70% so với kế hoạch tăng 5,20% so với cùng kỳ. Trong đó:

- Giá trị nông lâm nghiệp đạt: 570,74 triệu đồng, đạt 101,10% so với kế hoạch tăng 4,20% so với cùng kỳ (kế hoạch 3,10% trở lên).

- Giá trị công nghiệp - TTCN, xây dựng đạt: 147,44 triệu đồng, đạt 100,10% so với kế hoạch tăng 8,20% so với cùng kỳ (kế hoạch 8,10% trở lên).

- Giá trị thương mại, dịch vụ, du lịch đạt: 488,80 triệu đồng, đạt 100,40% so với kế hoạch tăng 5,60% so với cùng kỳ (kế hoạch 5,10% trở lên).

* Cơ cấu kinh tế:

- Nông lâm nghiệp, thủy sản: 48,30%.

- Công nghiệp - TTCN và xây dựng: 13,10%. - Thương mại, dịch vụ và du lịch: 38,6%.

* Về sản xuất nông lâm nghiệp

Công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất được thực hiện quyết liệt, quản lý nhà nước về nông nghiệp được tăng cường. Tiếp tục đưa những loại giống cây con có năng suất cao vào địa bàn, hoạt động dịch vụ sản xuất các ngành được triển khai tích cực. Do vậy kết quả đạt được tương đối toàn diện về cả diện tích, năng suất và sản lượng.

* Về trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng hàng năm: 11.598 ha, đạt 100,90% kế hoạch, bằng 102,50% so cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực có hạt: 45.743 tấn, đạt 100,30% so với kế hoạch. Trong đó diện tích cho gieo cấy và thu hoạch: 7.549,00 ha, năng suất 53,00 tạ/ha, sản lượng 40.010,00 tấn, diện tích trồng ngô 1.365 ha, năng suất 42,00 tạ/ha, sản lượng 5.733,00 tấn. diện tích trồng lạc 354,00 ha, năng suất 16,00 tạ/ha, sản lượng đạt 566,00 tấn. Về diện tích trồng rau các loại là 1.360,00 ha, năng suất 140 tấn/ha, đạt sản lượng 19.040,00 tấn. Diện tích chè trên địa bàn toàn xã 2.274 ha, năng suất 83 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi thu hoạch 19.000,00 tấn, đạt 100% kế hoạch. Công tác bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm và phát triển, đạt 128,15% so với kế hoạch.

* Chăn nuôi thủy sản

Công tác triển khai kế hoạch phun khử trùng tiêu độc, tiêm phòng cho đàn vật nuôi trên địa bàn được triển khai tích cực. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 1.922,00 hạ Sản lượng thủy sản đánh bắt, khai thác 7.012 tấn, đạt 107,90% so

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa tỉnh phú thọ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)