Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa tỉnh phú thọ (Trang 98)

Để đẩy mạnh việc thực hiện quy hoạch xây dựng NTM cần giải quyết đồng bộ các giải pháp sau:

4.4.2.1. Giải pháp về thực hiện hiệu quả các quy hoạch

Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện có hiệu quả các quy hoạch trong phát triển kinh tế- xã hội nông thôn và xây dựng NTM

Kết quả nghiên cứu tình hình thực hiện tại 2 xã điểm cho thấy việc rà soát nâng cao chất lượng quy hoạch là rất cần thiết làm cơ sở để thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Do vậy từng xã cần tiếp tục rà soát nâng cao chất lượng các quy hoạch, đồng thời điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã được phê duyệt cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng xã. Gắn kết quy hoạch giữa xã với quy hoạch của huyện và quy hoạch theo vùng, theo ngành, đảm bảo liên kết với quy hoạch chung trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện, của tỉnh và của từng ngành; các sở, ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh có cơ chế thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh ở các khu công nghiệp của huyện và các cụm công nghiệp trên địa bàn các xã.

Triển khai việc công bố, cắm mốc các quy hoạch NTM của các xã đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để quản lý, tổ chức thực hiện theo quy hoạch và triển khai lập quy hoạch chi tiết theo bước chuẩn bị đầu tư khi có chủ trương đầu tư. Tập trung chỉ đạo hoàn thành nội dung quy hoạch sử dụng đất và hoàn thành phê duyệt đề án cho các xã mà đến nay chưa được duyệt.

4.4.2.2. Giải pháp về công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo

Các ngành, các thành viên ban chỉ đạo xây dựng NTM cần bám sát kế hoạch công tác, nội dung được phân công theo dõi để chỉ đạo các xã thực hiện các tiêu chí NTM theo chuyên ngành. Có đánh giá tổng kết theo từng giai đoạn, từng nội dung để kịp thời phát hiện những cách làm hay, những điển hình tiên tiến của các cá nhân, thôn, bản, xã để động viên, khen thưởng và có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và yêu cầu bức thiết của người dân, cần phát huy dân chủ rộng rãi, tiếp thu ý kiến của nhân dân. Có cách làm chủ động, sáng tạo, lựa chọn thôn, bản và các tiêu chí phù hợp, tiêu chí dễ, cần ít tiền, có khả năng, thế mạnh của địa phương để chủ động tổ chức thực hiện đi trước một bước. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị, của cộng đồng dân cư thôn, bản; vận động nhân dân, dòng tộc, con em địa phương làm ăn xa và các doanh nhân thành đạt tham gia xây dựng quê hương.

Đối với các thôn, bản: Triển khai xây dựng thôn, bản NTM theo đề án của tỉnh để vừa đảm bảo phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương, vừa tạo khí thế thi đua, vừa là mục tiêu phấn đấu giữa các thôn, bản, giữa các dòng họ trên địa bàn xã trong xây dựng NTM, từ đó tạo sức lan toả nhanh ra toàn xã.

Chỉ đạo các xã, thị trấn, các thôn và cụm dân cư thực hiện quy ước NTM. Bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa; duy trì và phát triển các lễ hội truyền thống. Xây dựng các phong trào văn hóa, thể thao và rèn luyện sức khỏe để toàn dân tham giạ Phát triển công tác y tế xã, xây dựng quy chế bảo vệ môi trường, quản lý và thu gom rác thảị

4.4.2.3. Giải pháp về tuyên truyền

Tổ chức thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan quản lý nhà nước, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, với các nội dung phong phú, thiết thực để nâng cao nhận thức của người dân như việc đưa vào sinh hoạt thường kỳ và tổ chức thi tìm hiểu về NTM các tổ chức đoàn thể.

Tiếp tục công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Phối hợp với MTTQ và các đoàn thể, đài truyền thanh, xây dựng nội dung tuyên truyền giới thiệu các điển hình trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nông dân. Chỉ đạo các xã tiếp tục phát động toàn dân chung sức xây dựng NTM với cách làm mới, mô hình mớị

Tổ chức tuyên truyền thường xuyên, đa dạng về hình thức, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hộị Nội dung tuyên truyền phải phong phú, cập nhật những chủ trương, chính sách mới của Đảng về xây dựng NTM và những điển hình tiên tiến, những gương người tốt, việc tốt trong phong trào xây dựng NTM. Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động về quan điểm, nội dung, phương pháp, cách làm.

4.4.2.4. Giải pháp về tập trung phát triển sản xuất

Kết quả nghiên cứu cho thấy các tiêu chí liên quan đến sản xuất, thu nhập, tỉ lệ hộ nghèo được đánh giá ở mức trung bình. Do vậy việc phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp giống như các nước Mỹ, Thái Lan (Tuấn Anh, 2012) là rất cần thiết. Mặt khác, việc phát triển các ngành nghề truyền thống kiểu như Thái Lan và Nhật Bản (Tuấn Anh, 2012) đồng thời tạo điều kiện để thu hút đầu tư từ doanh nghiệp là rất quan trọng. Do đó, dựa trên cơ sở quy hoạch được duyệt, các xã cần chỉ đạo tổ chức tốt công tác dồn điền đổi thửa phát triển sản xuất nông nghiệp hang hóạ Vận động nhân dân hiến đất, tạo quỹ đất sạch để xây dựng các trang trại, phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển kinh tế. Khuyến khích các chủ trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp thuê đất của các hộ gia đình, tích tụ, tập trung ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, quy mô lớn. Tạo môi trường thuận lợi về thủ tục hành chính, đất đai, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng, có an ninh trật tự tốt để thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất. Khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động sẵn có ở địa phương, đồng thời, khuyến khích, động viên nhân dân đầu tư mở rộng sản xuất;

Từng xã cần tiến hành rà soát, đánh giá lại các hình thức tổ chức sản xuất hiện có, trên cơ sở đó, có chính sách hỗ trợ để phát triển các làng nghề truyền thống, củng cố, phát triển và nâng cao năng lực quản lý và hoạt động của các HTX, làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất; xây dựng

và nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến, hiệu quả trong nông nghiệp để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo giá trị gia tăng trên đơn vị sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Ngân hàng Nhà nước cần hướng dẫn các ngân hàng thương mại tạo các điều kiện thuận lợi để người dân nông thôn được tiếp cận với nguồn vốn vay theo quy định tại Nghị định số 41/NĐ-CP của Chính phủ để phục vụ phát triển kinh tế. Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách cho các dự án phát triển sản xuất, các công trình đã và đang thực hiện để sớm đưa vào khai thác sử dụng.

Thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, gắn với giao thông thủy lợi nội đồng, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp (gieo mạ khay, cấy bằng máy).

4.4.2.5. Giải pháp về vốn đầu tư

Tiếp tục huy động có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng NTM theo hướng đa dạng hóa về hình thức và xã hội hóa về đối tượng.

Thực hiện lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình, dự án khác đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, đa dạng hoá việc huy động các nguồn lực, đặc biệt tập trung nguồn lực từ ngân sách để ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho chương trình xây dựng NTM theo hướng tập trung, có hiệu quả, không dàn trảị

Trên cơ sở nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình xây dựng NTM hàng năm của Trung ương và của tỉnh, cùng với ngân sách huy động từ các huyện và xã, các địa phương cần bám sát quy hoạch, đề án, phát huy dân chủ, công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng công trình, chống tiêu cực trong tổ chức thực hiện để tạo sự tin tưởng, đồng thuận trong việc huy động nguồn lực, phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng trong việc tham gia xây dựng NTM.

Tăng cường huy động các nguồn lực: đấu giá quyền sử dụng đất, vận động các doanh nghiệp, nhân dân tích cực tham gia đóng góp ngày công lao động, hiện vật, kinh phí vào chương trình xây dựng NTM.

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn: HĐND, UBND các cấp xây dựng cơ chế, hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt các xã tạo điều kiện để thu hút các doanh nghiệp, chủ trang trại đầu tư phát triển kinh tế; tích tụ ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, quy mô lớn. Thực hiện tốt công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng

và nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến, hiệu quả nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM.

Tập trung xây dựng thôn, làng kiểu mẫu để hình thành hạt nhân trong xây dựng NTM: Xây dựng NTM là ''cuộc vận động xã hội sâu sắc và toàn diện cả phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, cả sản xuất, đời sống, nếp sống, phong tục tập quán'', cuộc vận động này chủ yếu diễn ra ở thôn, làng do cộng đồng dân cư quyết định, gắn với thực hiện phong trào thi đua do tỉnh phát động.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Huyện Hạ Hòa là huyện nằm trong vùng trung du miền núi phía Bắc, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Ngoài ra huyện Hạ Hòa còn có Sông Hồng, đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, đường Quốc lộ 32C cùng hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi hàng hóa với các vùng lân cận.

2. Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hạ Hòa, thực trạng phát triển nông thôn phát triển theo chiều hướng tích cực, công tác quy quy hoạch và thực hiện quy hoạch đạt 100% theo bộ tiêu chí NTM, hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện rõ rệt, phần lớn các tuyến đường trục xã, liên xã; trục thôn, liên thôn; và một số đường trục chính nội đồng đã được cứng hóa, cải tạo nâng cấp đạt chuẩn theo kế hoạch. Toàn huyện đạt 383/608 tiêu chí. Bình quân toàn huyện đạt 11,97 tiêu chí/xã. Có 12 xã đạt từ 8 - 10 tiêu chí, 20 xã đạt 11 - 19 tiêu chí. Đến nay đã có 2 xã đạt xã nông thôn mới là xã Hiền Lương và xã Gia Điền.

3. Tính đến thời điểm 31/12/2015 công tác thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Minh Côi và xã Gia Điền cơ bản bám sát theo phương án quy hoạch đã được duyệt. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong công tác thực hiện. Qua kết quả nghiên cứu tại 2 xã Minh Côi và Gia Điền cho thấy: Để thực hiện NTM đạt hiệu quả, bên cạnh sự đầu tư vốn từ nguồn ngân sách các cấp, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức của Đảng bộ và chính quyền địa phương, yếu tố quan trọng không thể thiếu là phải phát huy được nội lực, sự đồng thuận, chung sức, đồng lòng của người dân cùng chung tay xây dựng nông thôn mớị

4. Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hạ Hòa đề ra một số giải pháp để hoàn thành các tiêu chí chưa đạt, 5 giải pháp để thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội (y tế, nhà văn hóa xã, sân vận động xã,…). Xây dựng các mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi,…).

2. Ban chỉ đạo, ban quản lý xây dựng NTM của huyện thực hiện chức năng nhiệm vụ được phân công, tăng cường công tác chỉ đạo cơ sở, giúp các địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Cần tiếp tục công tác tuyên truyền vận động để dân biết, dân bàn, dân làm, dân đóng góp và dân kiểm tra bởi nguồn lực từ dân đối với việc thực hiện xây dựng NTM là rất quan trọng./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Ban chấp hành TW Đảng (2008): Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2. Ban chỉ đạo trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (2014). Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2014 và phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2015.

3. Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Phú Thọ(2015): Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015.

4. Bộ công thương (2014). Quyết định về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 7 về Chợ trong bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng NTM.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013). Thông tư số 41/2013/TT- BNTPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mớị

6. Bộ Xây dựng (2009). Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về Ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn.

7. Bộ Xây dựng (2009). Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn. 8. Bộ Xây dựng (2010). Sổ tay hướng dẫn lập Quy hoạch xây dựng nông thôn của Bộ

xây dựng.

9. Chính phủ (2009). Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mớị

10. Chính phủ (2010). Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020.

11. Đoàn Công Quỳ, Nguyễn Thị Vòng, Nguyễn Quang Học, Vũ Thị Bình và Đỗ Thị Tám (2006). Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nộị

12. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nộị

13. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hạ Hòa (2015). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016.

14. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ (2015). Báo Cáo kết quả chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2014, nhiệm vụ năm 2015.

15. Tăng Minh Lộc (2010. Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nộị

16. Từ Tinh Minh và cộng sự (2010). 5 kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Triết Giang; Tạp chí Nông nghiệp & Nông thôn, số tháng 4/2011.

17. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2009). Quyết định ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Phú Thọ.

18. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2015). Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa tỉnh phú thọ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)