Về phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa tỉnh phú thọ (Trang 52 - 53)

UBND huyện Hạ Hòa đã tập trung chỉ đạo đây mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích nông dân dồn đổi ruộng đất, tạo vùng sản xuất tập trung, xây dựng cánh đồng một giống; từng bước hình thành các trang trại, gia trại có quy mô lớn.

Thực hiện và triển khai sâu rộng cơ chế, chính sách hỗ trợ các chương trình nông nghiệp trọng điểm của huyện và tỉnh đến các xã trên địa bàn. Tổng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ chương trình trong 5 năm: 14.724 triệu đồng; vốn đối ứng của người dần và các HTX: 6.560 triệu đông (có 6.135 hộ và tổ chức tham gia đối ứng). Nguồn vốn đã được sử dụng để tổ chức: 109 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật với 8.247 lượt người tham gia; hỗ trợ phân bón: 171.866 kg, 182.719

giống cây trồng; hỗ trợ giống cây lương thực (lúa): 11.018 kg; hỗ trợ 2.472 gói thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm: 9.136 con, trong đó: 460 con lợn, 7.638 con gà ri lai, 772 con vịt, 376 con bò; hỗ trợ các hộ dân và các hợp tác xã mua 2.355 máy các loại để đưa cơ giới hoá vào sản xuất.

Sau 5 năm thực hiện chương trình, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp đã được nâng lên; giá trị sản phẩm bình quân trên 01 ha đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đạt 80 triệu đồng (Mục tiêu 60 triệu đông/ha/năm). Giữ vững mục tiêu đảm bảo an toàn lương thực; sản lượng hạt lương thực đạt bình quân trên 43.000 tấn/năm.

Một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung có khối lượng sản phẩm lớn đã được hình thành: Vùng lúa và rau màu chất lượng cao tại các xã Hiền Lương, Liên Phương, Hậu Bổng, Văn Lang, Minh Hạc; vùng chè tại các xã: Yên Kỳ, Cáo Điền, Phương Viên, Hương Xạ; vùng trồng cây lâm nghiệp: Đại Phạm, Hà Lương, Ẩm Hạ, Phụ Khánh, Lệnh Khanh, Lang Sơn, Quân Khê, Xuân Áng...Đã hình thành được một số mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao: cánh đồng một giống tại xã Mai Tùng, Hiền Lương; sản xuất bí đao tại xã Văn Lang; nuôi gà ri lai thả vườn tại xã Gia Điền, Hương Xạ; trồng nấm rơm trái vụ tại xã Vĩnh Chân; sản xuất chè sao lăn tại xã Cáo Điền; nuôi lợn, gà theo quy mô công nghiệp tại xã Lâm Lợi, Lang Sơn,…

Trong điều kiện suy giảm kinh tế, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong nông thôn vẫn được duy trì. Một số ngành nghề hoạt động cho thu nhập khá: chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, gia công cơ khí, sửa chữa đồ gia dụng... Một số loại hình dịch vụ có thế mạnh như: dịch vụ sản xuất nông nghiệp, vận tải, viễn thông tiếp tục phát triển. Tỷ trọng kinh tế ngành nông nghiệp giảm, cơ cấu lao động nông thôn đang chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ; lao động qua đào tạo có trình độ chuyên môn, kỹ thuật tăng; kinh tế tập thể, liên kết trong sản xuất đã được hình thành; một số hợp tác, tổ hợp tác, tổ dịch vụ hoạt động bước đầu có hiệu quả (UBND huyện Hạ Hòa, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa tỉnh phú thọ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)