Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đông Anh - Điều kiện tự nhiên. - Điều kiện tự nhiên.

+ Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu và thủy văn. + Tài nguyên đất, tài nguyên nước.

- Điều kiện kinh tế xã hội.

+ Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.

- Đánh giá chung.

3.1.2. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Đông Anh

- Thực trạng nông thôn mới huyện Đông Anh năm 2010. + Công tác quy hoạch.

+ Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

+ Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất. + Văn hóa, xã hội và môi trường.

+ Hệ thống chính trị.

- Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2016.

3.1.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của 02 xã trên địa bàn huyện Đông Anh 02 xã trên địa bàn huyện Đông Anh

Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Uy Nỗ (xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới).

Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Dục Tú (xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới).

3.1.4. Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Anh địa bàn huyện Đông Anh

Đề xuất các giải pháp hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở các xã trong huyện Đông Anh.

Đề xuất các giải pháp duy trì và tiếp tục thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Đông Anh.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Thu thập các tài liệu, số liệu bản đồ, báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, kết quả thống kê, kiểm kê... từ các cơ quan nhà nước, các cơ sở, các phòng ban trong huyện (phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh tế, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất), bản đồ quy hoạch các xã... để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

- Số liệu thứ cấp được kế thừa, thu thập từ các phòng ban trong huyện và trong xã, từ các công trình đã được nghiên cứu công bố.

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội được chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: các xã đã được công nhận xã đạt chuẩn NTM, có 21 xã (Nguyên Khê, Bắc Hồng, Nam Hồng, Vân Nội, Đại Mạch, Võng La, Kim Chung, Hải Bối, Đông Hội, Tàm Xá, Mai Lâm, Xuân Nộn, Thụy Lâm, Vân Hà, Liên Hà, Việt Hùng, Uy Nỗ, Cổ Loa, Tiên Dương, Xuân Canh, Vĩnh Ngọc).

Nhóm 2: các xã chưa được công nhận đạt chuẩn NTM (hoàn thành 15/19 tiêu chí), có 02 xã (Dục Tú và Kim Nỗ).

Từ kết quả đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM tại huyện Đông Anh tiến hành chọn 2 xã từ 2 nhóm: nhóm đã được công nhận đạt chuẩn NTM (chọn xã Uy Nỗ) và nhóm chưa được công nhận đạt chuẩn NTM (chọn xã Dục Tú) để nghiên cứu điểm để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng NTM, nhằm tìm hiểu những tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM để từ đó đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Anh.

- Xã Uy Nỗ: là xã trung tâm của huyện Đông Anh, có tốc độ đô thị hóa nhanh và đời sống kinh tế - xã hội ở mức cao của huyện, trước khi triển khai quy hoạch xây dựng NTM (2011) xã có 12/19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt, sau 6 năm thực hiện xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.

- Xã Dục Tú: trước khi triển khai quy hoạch xây dựng NTM (2011) xã có 10/19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt, sau 5 năm thực hiện đến nay xã đã hoàn thành 15/19 tiêu chí NTM.

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Số liệu sơ cấp: thực hiện điều tra, khảo sát lấy ý kiến của cán bộ và nhân dân trên địa bàn 02 xã chọn điểm về nhận thức của cán bộ, nhân dân về chương trình xây dựng nông thôn mới, tiến độ thực hiện và sự đóng góp của nhân dân cho thực h ện chương trình . Điều tra thực địa để bổ sung các số liệu cần thiết.

- Để có thông tin về tình hình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng NTM tiến hành điều tra 60 hộ dân và 20 cán bộ trong 2 xã nghiên cứu (Uy Nỗ và Dục Tú). Tiêu chí điều tra việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đối với cán bộ: Thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện quy hoạch xây dựng NTM và giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch xây dựng NTM; còn đối với hộ dân, tiêu chí điều tra về: nhận thức của người dân và sự tham gia đóng góp của người dân cho chương trình xây dựng NTM.

3.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp và phân tích theo các tiêu chí khác nhau. Sau đó được xử lý bằng phần mềm Excel từ đó đưa ra các kết luận, nhận xét phản ánh yêu cầu nội dung trong nghiên cứu. Số liệu đã qua xử lý được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ.

3.2.5. Phương pháp so sánh

So sánh việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở 2 xã trong huyện Đông Anh theo tiêu chí điều tra quy hoạch về: thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện và cách tổ chức thực hiện.

Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của huyện được so sánh với các tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 42 - 45)