Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 45 - 48)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đông Anh

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Đông Anh là huyện ngoại thành ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 15 km theo đường quốc lộ số 3 (Hà Nội - Thái Nguyên), có tổng diện tích tự nhiên là 18.213,89 ha, với 24 đơn vị hành chính, trong đó có 23 xã và 1 thị trấn.

Huyện Đông Anh có địa giới hành chính tiếp giáp, cụ thể:

- Phía Bắc, Đông Bắc giáp huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và Thị xã Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh);

- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm (Hà Nội); - Phía Tây giáp huyện Mê Linh (Hà Nội);

- Phía Nam giáp quận Tây Hồ và quận Nam Từ Liêm.

Đông Anh được coi là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô, với nhiều tuyến đường huyết mạch nối liền Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc (QL3, QL3B, QL18, QL23, QL23B) và quốc tế đang được triển khai và hoàn thiện trên địa bàn như đường 5 kéo dài, đường dẫn cầu Nhật Tân đi sân bay quốc tế Nội Bài, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Như vậy, Đông Anh có nhiều lợi thế về vị trí, tiềm năng và thế mạnh có khả năng thu hút thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Hình 4.1. Bản đồ hành chính - quy hoạch huyện Đông Anh đến năm 2020.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Đông Anh có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với điểm cao nhất 13,7 m (tại đồi gò Chùa xã Bắc Hồng) và điểm thấp nhất 4,3 m (tại đồng Phong Châu xã Liên Hà). Theo độ cao, địa hình ở Đông Anh được chia thành 5 vùng có diện tích khác nhau như sau:

+ Vùng ngoài bãi được ngăn cách bởi đê sông Hồng, sông Đuống và sông Cà Lồ, có độ cao địa hình từ 6,0 m đến 10,3 m, diện tích 1.263,0 ha chiếm 6,9% diện tích tự nhiên của huyện. Vùng này chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn các sông, vào mùa mưa lũ khi nước sông lên cao làm ngập lụt toàn bộ diện tích đất.

+ Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 11,0 m đến 13,7 m, diện tích 659,0 ha, chiếm 3,6% diện tích tự nhiên. Đây là vùng đất cao nhất trong huyện được phân bố ở các xã: Bắc Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn và Cổ Loa. Vùng địa hình này thường gặp hạn vào mùa khô nên việc cung cấp nước tưới gặp khá nhiều khó khăn do phải bơm 3 cấp mới có nước.

+ Vùng trong đê địa hình có độ cao từ 8,0 m - 11,0 m, được phân bố phía Tây Bắc và trung tâm huyện, bao gồm các xã: Bắc Hồng, Nam Hồng, Vân Nội, Tiên Dương, Nguyên Khê, Uy Nỗ, Cổ Loa và Xuân Nộn với diện tích 4.709,0 ha, chiếm 25,9% diện tích tự nhiên. Đây là vùng địa hình cao thứ hai của huyện nên

không bị ngập úng vào mùa mưa, còn trong mùa khô phải bơm 2 cấp mới có nước tưới cho đồng ruộng.

+ Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 6,0 m - 8,0 m, diện tích 3.786,0 ha, chiếm 20,8 % diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Nam huyện, gồm các xã: Kim Chung, Kim Nỗ, Đại Mạch, Võng La, Hải Bối và Vĩnh Ngọc, vùng này có đặc điểm là cung cấp nước tưới qua trạm bơm cấp một.

+ Vùng trong đê có độ cao địa hình 4,3 m - 6,0 m, diện tích 5.934,16 ha, chiếm 32,6 % diện tích tự nhiên, phân bố nằm ở phía Đông và Đông Nam của huyện, gồm các xã: Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm, Dục Tú, Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà và Thuỵ Lâm. Vùng này được coi là thấp nhất trong huyện, về mùa mưa những khoanh đất trũng hay bị ngập úng.

Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất huyện Đông Anh năm 2016

4.1.1.3. Khí hậu

Đông Anh có chung chế độ khí hậu thời tiết của Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 kéo dài đến tháng 4 năm sau.

Chế độ nhiệt được phân hoá theo hai mùa rõ rệt đó là mùa đông và mùa hạ. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 24,720C, trong đó nhiệt độ không khí tháng cao nhất trong năm là tháng 6 với 34,80C và tháng thấp nhất là tháng 12 với 15,70C.

Lượng mưa trung bình năm 2006 là 582,42 mm, mùa mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 chiếm đa số lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa trung

bình cao nhất là tháng 7, 8 và tháng 9 (trên 1000mm). Do lượng mưa vào các tháng này rất lớn nên nhiều diện tích đất trong đê ở chân ruộng thấp, trũng bị ảnh hưởng nặng. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau với tổng lượng mưa ít không đáng kể. Tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 1 (1,0 mm).

Độ ẩm tương đối bình quân 78%, tháng 2, 3, 4 và 8 thường có độ ẩm cao hơn 80%, tháng 12 có độ ẩm trung bình thấp nhất là 31%. Tổng số giờ nắng cả năm là 1.794 giờ, trong đó số giờ nắng trung bình ở tháng 12, 1, 2, 3, 4 là thấp. Tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 3 (79 giờ). Tháng có số giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 7 (208 giờ).

Với đặc điểm khí hậu trên thì Đông Anh thuận lợi cho sản xuất được nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa dạng.

4.1.1.4. Thủy văn

Đông Anh có hệ thống sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và sông Ngũ Huyện Khê với các lưu lượng nước rất lớn như sông Hồng là 2.309 m3/s, mực nước trung bình hàng năm khoảng 5,3m; sông Đuống có lưu lượng là 3.027 m3/s, mực nước trung bình hàng năm khoảng 9,01m… là điều kiện thuận lợi cho giao thương phát triển đường thủy cũng như cung cấp nguồn nước phong phú cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 45 - 48)