Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Đông
4.2.1. Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Đông
THÔN MỚI HUYỆN ĐÔNG ANH GIAI ĐOẠN 2011-2016
4.2.1. Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2016 Anh giai đoạn 2011-2016
Huyện Đông Anh sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới cho thấy: Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được thực hiện tương đối tốt; Đến hết năm 2016 đã có 21/23 xã được Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; tháng 10/2016, huyện Đông Anh đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Kết quả cụ thể về xây dựng nông thôn mới huyện Đông Anh được đánh giá theo 19 tiêu chí như sau:
4.2.1.1. Tiêu chí về quy hoạch
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của 23 xã đã được UBND huyện Đông Anh phê duyệt. UBND huyện đã ban hành quyết định quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt.
- Đã tổ chức công bố quy hoạch theo quy định.
4.2.1.2. Tiêu chí về giao thông
Trong 6 năm qua huyện đã đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, đường ngõ xóm, đường chục chính nội đồng, cụ thể:
Đường trục xã, liên xã đạt 177,9 km /177,9 km, đạt 100%. Đường trục thôn, liên thôn đạt 128,54/128,54 km, đạt 100%. Đường ngõ xóm đạt 592 km/ 621,4 km đường ngõ xóm, đạt 100%. Đường trục chính nội đồng đã cứng hóa được 395,5/460,4 km, đạt 86%. Tổng kinh phí thực hiện xây dựng đường giao thông 1.194 tỷ đồng. Trong đó đó, ngân sách Thành phố 137,06 tỷ đồng, ngân sách huyện 622,37 tỷ đồng, ngân sách xã 250,503 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 153,9 tỷ đồng, doanh nghiệp là 30,776 tỷ đồng.
- Đánh giá mức độ đạt tiêu chí: Theo bộ tiêu chí quốc gia 22/23 xã đạt chuẩn tiêu chí về giao thông.
Hệ thống kênh mương cấp 3 hiện có 780,9 km phục vụ tưới cho 8100 ha, đã kiên cố hóa được 663 km đạt 85%.
Đánh giá mức độ đạt tiêu chí: Theo bộ tiêu chí quốc gia 22/23 xã đạt chuẩn tiêu chí về thủy lợi.
4.2.1.4. Tiêu chí về điện nông thôn
Trong 5 năm qua ngành điện và các xã đã đầu tư xây dựng 450 km điện trung thế; 246 km điện hạ thế; 45 trạm biến áp, nâng tổng số trạm biến áp trên địa bàn là 321 trạm. Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở ngành điện được thiết kế xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn của ngành điện. Tỷ lệ hộ có điện sử dụng trên địa bàn huyện đạt trên 99%.
Đánh giá mức độ đạt tiêu chí: Theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia 23/23 xã đạt chuẩn tiêu chí về điện.
4.2.1.5. Tiêu chí về trường học
Năm 2010, toàn huyện có 84 trường học các cấp, trong đó có 25 trường đạt chuẩn quốc gia đạt 29%. Từ năm 2011 đến nay, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy và học tập.
Đến nay có 42/84 trường đạt chuẩn (đạt 50%), gồm: 10/32 trường mầm non đạt chuẩn, 20/28 trường tiểu học đạt chuẩn, 12/24 trường THCS đạt chuẩn. Các
trường còn lại đều được đầu tư về cơ sở vật chất, thường xuyên được cải tạo, nâng cấp, cơ bản đáp ứng đầy đủ nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh.
Từ 2010 đến nay toàn huyện đã đầu tư xây dựng, cải tạo được 42 dự án tại trường học các cấp, với tổng kinh phí 517,9 tỷ đồng.
Đánh giá mức độ đạt tiêu chí: Có 21/23 xã đạt tiêu chí số 5 về trường học theo quy định.
4.2.1.6. Tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa
Trung tâm VH-TT xã: Năm 2010 trên địa bàn huyện chưa có xã nào có Trung tâm VH-TT xã, đến nay đã có 23 xã đã quy hoạch đầu tư xây dựng Trung tâm VH xã và 23 xã đã có sân thể thao xã.
Nhà văn hóa - khu thể thao thôn: Năm 2010 trên địa bàn toàn huyện có 23/156 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn (đạt 15%) đến nay đã có 107 nhà văn hóa thôn được đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo đạt chuẩn (đạt 68%) với tổng kinh phí 242,9 tỷ đồng. Các thôn đều có sân thể thao để phục vụ hoạt động thể thao, rèn luyện sức khỏe của nhân dân.
Đánh giá mức độ đạt tiêu chí: có 21/23 xã đạt tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa theo quy định.
4.2.1.7. Tiêu chí chợ nông thôn
Toàn huyện có 21 chợ trên địa bàn 17 xã (6 xã không có quy hoạch xây dựng chợ theo quyết định 5058/QĐ-UBND của UBND Thành phố), năm 2010 mới chỉ có 3 chợ đạt chuẩn, thì đến nay đã có 17 chợ cơ bản đạt chuẩn.
Thực hiện chủ trương XHH trong việc đầu tư, quản lý, khai thác chợ, trong những năm qua đã có 21/21 chợ được xã hội hoá, giao cho các doanh nghiệp tiếp nhận quản lý, đầu tư XD, cải tạo với kinh phí 128,25 tỷ đồng, các chợ còn lại đang tiếp tục thực hiện xã hội hoá.
Công tác kiểm tra các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại các chợ được thực hiện thường xuyên đảm bảo hàng hóa kinh doanh tại các chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định.
Đánh giá mức độ đạt tiêu chí: theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia 23/23 xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về chợ.
4.2.1.8. Tiêu chí về bưu điện
Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp các xã trên địa bàn huyện đáp ứng nhu cầu về thông tin của nhân dân. Việc phát triển mạng lưới
truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều hành lãnh đạo thực hiện công việc, tạo ra bước thay đổi mới trong quy trình xử lý thông tin, giải quyết công việc chuyên môn góp phần giảm được thời gian, công sức, tiết kiệm được nhân lực và giải quyết nhanh, kịp thời công việc hàng ngày, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Đánh giá mức độ đạt tiêu chí: theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia 23/23 xã đạt chuẩn tiêu chí số 8 về bưu điện.
4.2.1.9. Tiêu chí về nhà ở dân cư
Trong những năm qua, thực hiện tiêu chí nhà ở nông thôn, huyện đã khuyến khích nhân dân đầu tư xây dựng nhà ở đồng thời xây dựng nhà đại đoàn kết. Kết quả ở 23 xã nhân dân đã xây dựng mới được 4.500 nhà, nâng cấp 2.150 nhà với tổng kinh phí khoảng 2.000 tỷ đồng. Qua tổng hợp kết quả điều ra khảo sát nhà ở nông thôn, tổng số nhà đạt chuẩn là 88.200/90.000 nhà đạt 98%.
Đánh giá mức độ đạt tiêu chí: theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia 23/23 xã đạt chuẩn tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư.
4.2.1.10. Tiêu chí về thu nhập
Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn Huyện đạt 20 triệu đồng/người/năm. Trong những năm qua toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân từ Huyện tới xã đã tập trung phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân, đến nay thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn Huyện đã được nâng lên, ước đạt 31 triệu đồng/người/năm.
Đánh giá mức độ đạt tiêu chí: theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia 23/23 xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về thu nhập.
4.2.1.11. Tiêu chí hộ nghèo
Qua 05 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo từ năm 2010 là 5,9%; đến năm 2015 hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,24%, 23/23 xã đều có tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%.
Đánh giá mức độ đạt tiêu chí: theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia và Thành phố Hà Nội 23/23 xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 về hộ nghèo.
4.2.1.12. Tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên
Với quan điểm chỉ đạo giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ chính trị, có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời
sống nhân dân góp phần giảm hộ nghèo, thu hút tạo thêm nhiều chỗ làm mới trên địa bàn huyện. Trong giai đoạn 2010- 2015 đã giải quyết việc làm cho 25.000 lượt lao động, đặc biệt tập trung chủ yếu tại khu công nghiệp Thăng Long, các doanh nghiệp, các làng nghề truyền thống. Môi trường làm việc tại các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng được cải thiện, hoạt động công đoàn ngày càng phát huy, từ đó quyền lợi người lao động luôn được quan tâm bảo vệ, góp phần gắn kết mối quan hệ giữa người lao động và chủ cơ sở.
Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên toàn huyện đạt 94%.
Đánh giá mức độ đạt tiêu chí: theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia 23/23 xã đạt chuẩn tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.
4.2.1.13. Về hình thức tổ chức sản xuất
Hiện nay trên địa bàn toàn Huyện có 125 HTX dịch vụ Nông nghiệp và phi nông nghiệp. Các HTX phi nông nghiệp và một số HTX dịch vụ nông nghiệp hoạt động hiệu quả, hàng năm tạo việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân.
Tuy nhiên hiện nay còn một số HTX dịch vụ nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả do đây là các hình thức liên kết sản xuất cũ, không đổi mới trong hoạt động, chỉ phục vụ một số khâu trong sản xuất nông nghiệp như giống, làm đất, phân bón.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng thu nhập cho bà con xã viên, thực hiện Luật HTX năm 2012, sự chỉ đạo của UBND thành phố, UBND Huyện đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND các xã chỉ đạo các HTX hoạt động kém hiệu quả tiến hành củng cố, tổ chức lại HTX theo luật HTX năm 2012. Từ đầu năm 2015 đến 31/12/2015 đã tổ chức củng cố, kiện toàn, tổ chức lại hoạt động được 46 HTX trên địa bàn Huyện, dự kiến kiến trong năm 2016 hoàn thành kiện toàn 100% số HTX trên địa bàn Huyện.
Ngoài ra hàng năm Huyện còn tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức về quản lý, đổi mới phương án hoạt động SXKD, phát triển. Từ năm 2010 đến nay đã tổ chức được 11 lớp tập huấn về HTX cho cán bộ từ Huyện tới xã, ban chủ nhiệm các HTX với tổng số 840 người tham dự.
Đánh giá mức độ đạt tiêu chí: theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia và Thành phố Hà Nội 23/23 xã đạt chuẩn tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất.
4.2.1.14. Tiêu chí về giáo dục
Từ năm 2002 đến nay Huyện vẫn duy trì được kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại 23/23 xã.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học đạt 98,6% (cả 23/23 xã đều đạt trên 90%).
Trong những năm qua, giáo dục đào tạo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện chất lượng giáo dục ngày càng đuợc nâng lên, luôn ở cao như: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS 99,1%; Tỷ lệ giáo viên các cấp đạt chuẩn 100% (trên chuẩn 68%); Tỷ lệ học sinh các cấp đạt danh hiệu khá, giỏi đạt 75,6%.
Đánh giá mức độ đạt tiêu chí: theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia 23/23 xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về giáo dục.
4.2.1.15. Tiêu chí về y tế
Trên địa bàn huyện có 2 bệnh viện, 01 trung tâm y tế, 23 trạm y tế xã và 200 cơ sở y tế tư nhân với 206 bác sỹ (5,5 bác sỹ/10.000 dân), cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Năm 2010 cả 23/23 xã trên địa bàn Huyện đạt chuẩn QG về y tế theo chuẩn cũ, thực hiện kế hoạch nâng cấp các trạm y tế, củng cố, nâng cao đội ngũ khám chữa bệnh cho các trạm y tế thì tới nay có 21/23 xã đã đạt chuẩn QG theo chuẩn mới sau, còn 02 xã đạt chuẩn cũ là xã Đại Mạch, xã Kim Chung.
Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 75% (năm 2010 đạt 49%).
Các hộ nghèo được cấp BHYT theo quy định. Huyện đã dùng kinh phí của huyện để hỗ trợ mua BHYT 3 năm cho 100% hộ cận nghèo (4.713 người của 1.436 hộ cận nghèo) khoảng 1,78 tỷ đồng.
Đánh giá mức độ đạt tiêu chí: theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia 23/23 xã đạt chuẩn tiêu chí số 15 về y tế.
4.2.1.16. Tiêu chí về văn hóa
Để tạo được sự đồng thuận và nâng cao nhận thức cho người dân, công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, triển khai đến từng thôn, cụm dân cư, từng hộ gia đình bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Huyện ủy, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; Quyết định số 22/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án: Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”… Tổ
chức tốt công tác thông tin tuyên truyền phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thông qua các hoạt động tuyên truyền vận động nhân dân sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh, chống tệ nạn xã hội; tích cực hưởng ứng và thực hiện đạt hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Qua đó nâng tỷ lệ thôn, làng đạt chuẩn văn hoá tăng từ 66/156 thôn, làng năm 2010 (đạt 42%) đến nay đã tăng lên 146/156 thôn, làng đạt chuẩn văn hóa (đạt 93%).
* Về kết quả hoạt động các thiết chế văn hóa:
Công tác tổ chức hoạt động và khai thác công năng sử dụng các nhà văn hóa, khu thể thao rất hiệu quả: là nơi tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phát triển kinh tế, thông tin khoa học công nghệ, là địa điểm để nhân dân phản ánh những tâm tư, nguyện vọng chính đáng đối với Hội đồng nhân dân các cấp; tổ chức hội họp, sinh hoạt chi bộ thôn, Ban Công tác Mặt trận, cũng là nơi giao lưu văn hóa, họp mặt của các chi hội chi đoàn thôn và diễn ra các sự kiện của địa phương.
Hàng năm hoạt động của thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện phát triển khởi sắc, ngành văn hóa huyện tổ chức thường xuyên các liên hoan, hội thi, hội diễn, các giải thể thao, thu hút ngày càng đông người dân tham gia. Giai đoạn 2010- 2015 tổ chức trên 300 hội thi, hội diễn, biểu diễn văn nghệ quần chúng, tổ chức trên 100 giải thể thao quần chúng, xây dựng trên 15 kịch bản tuyên truyền an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma túy tại các thiết chế văn hóa, trong đó nổi bật là thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh; gương người tốt, việc tốt; liên hoan văn nghệ quần chúng đã trở thành phong trào rộng lớn.
Hàng năm có trên 45% người dân thường xuyên tham gia rèn luyện thể thao tại các thiết chế văn hóa, các câu lạc bộ thơ ca, thể dục dưỡng sinh, võ thuật, các đội văn nghệ cũng từ đây hình thành và phát triển…. Hệ thống tủ sách được trang bị đồng bộ tại các thiết chế văn hóa đảm bảo người dân đến nghiên cứu, tham khảo. Đồng thời kêu gọi tư nhân tham gia xã hội hóa, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các bộ môn thể thao đơn giản như: phòng tập thể hình, sân bóng đá, cầu lông, bóng bàn để thu hút ngày càng nhiều hơn người dân đến rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe. Toàn huyện hiện có 42 sân bóng đá, 25 sân bóng chuyền, 75 sân cầu lông, 11 sân tennis, 2 bể bơi của tư nhân đang hoạt động có hiệu quả.