Xuất các giải pháp duy trì và tiếp tục thực hiện quy hoạch xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 99 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.2.xuất các giải pháp duy trì và tiếp tục thực hiện quy hoạch xây dựng

4.4. Đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

4.4.2.xuất các giải pháp duy trì và tiếp tục thực hiện quy hoạch xây dựng

nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện

4.4.2.1. Việc tổ chức thực hiện Quy hoạch xây dựng nông thôn mới a. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, tuyên truyền, vận động

- Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức để toàn thể nhân dân hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ trong xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

- Đôn đốc, hướng dẫn các xã còn lại đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện xây dựng nông thôn mới, đặc biệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn.

- Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới. Vận động doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức.

b. Phát triển nông nghiệp.

- Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng chuyển đổi như: kênh mương, đường giao thông nội đồng, hệ thống điện, trạm bơm... nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho nông dân tiếp thu các tiến bộ KHKT mới như: mua các loại giống mới, có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao áp dụng vào sản xuất; Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân.

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất như: Hỗ trợ thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp; Xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường; Khuyến khích hình thành các cơ sở chế biến nông sản, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo quy hoạch; Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, phòng chống úng, chống hạn phục vụ sản xuất.

- Tiếp tục tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, xã viên HTX, khuyến khích thành lập HTX mới, mở rộng phạm vi, lĩnh vực hoạt động, phát huy vai trò của kinh tế tập thể trong sự nghiệp phát triển KT-XH chung của huyện.

c. Xây dựng nông thôn mới.

- Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân thấy được việc thực hiện Chương trình là do mình làm chủ.

- Công khai sâu rộng quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân để cùng tham gia thực hiện.

- Tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là nguồn đấu giá QSD đất, nguồn vốn tài trợ, xã hội hoá của các doanh nghiệp, tổ chức KT, nguồn lực huy động nhân dân đóng góp.

- Chỉ đạo UBND, các phòng ban huyện tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho các xã các nội dung theo chuyên đề như: cách đánh giá, chấm điểm các tiêu chí XD NTM; lập hồ sơ, thủ tục chuẩn bị đấu giá QSD đất kẹt; Ghi thu, ghi chi các nguồn vốn huy động, phân bổ; mở mã các dự án...

- Tập trung các nguồn lực thực hiện các dự án phát triển sản xuất, ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh bức xúc.

- Chỉ đạo các xã tập trung thực hiện: đến hết năm 2017 hoàn thành 2 xã đạt chuẩn NTM, để huyện có 100% số xã đạt chuẩn NTM.

- Duy trì kết quả đạt được và thực hiện xây dựng NTM theo chuẩn mới giai đoạn 2016-2020.

d. Nâng cao đời sống nông dân.

- Thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết BCH Đảng bộ, HĐND huyện đã đề ra, chú trọng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người lao động.

- Nâng cao chất lượng các hoạt động phục vụ dân sinh như: giáo dục và đào tạo, y tế, BHXH, điện, nước sạch, bưu điện, chợ nông thôn, đường giao thông, VSMT, xoá nghèo... đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

- Vận động nhân dân hưởng ứng tích cực, đóng góp vật chất, công lao động đầu tư xây dựng hệ thống đường làng, ngõ xóm; thực hiện có hiệu quả phong trào giữ gìn vệ sinh trong thôn xóm.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân chung sức XD NTM" gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, duy trì và nâng cao chất lượng

các phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT, bảo tồn và phát huy tốt các bộ môn TDTT và nghệ thuật cổ truyền...

- Đảm bảo ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. e. Các giải pháp khác

Đẩy mạnhtổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại xã trên địa bàn tăng nguồn thu thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Tập trung khai thác tốt nguồn thu, thực hiện tiết kiệm chi, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, kịp thời đáp ứng các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ Huyện đến cơ sở. Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ. Làm tốt công tác đánh giá cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển và thực hiện chính sách cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

4.4.2.2. Giải pháp về vốn

a. Giải pháp huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước

Để huy động nguồn ngân sách Nhà nước phục vụ cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Anh, thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

- Xây dựng chi tiết phương án chi tiêu tài chính đối với từng hạng mục công trình đầu tư cho xây dựng nông thôn mới trên cơ sở xác định đúng nhu cầu thực tế của các địa phương. Thông qua đó xác định lượng vốn ngân sách Nhà nước cần thiết đầu tư;

- Có kế hoạch bố trí sử dụng ngân sách Nhà nước theo từng giai đoạn cụ thể; - Xác định quan điểm, ngân sách Nhà nước chỉ đóng vai trò tổ chức, khuyến khích và hỗ trợ cho chương trình xây dựng nông thôn mới.

b. Giải pháp huy động nguồn lực từ sức dân

Việc xây dựng nông thôn mới phải xác định dựa vào nội lực của cộng đồng là chính, nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ, vì vậy, ngoài việc hỗ trợ kinh phí của cấp trên, chính quyền cơ sở cần chủ động huy động vốn trong nhân dân,

con em địa phương có khả năng đóng góp xây dựng; huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn và các thành phần kinh tế khác.

Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo dân chủ, công khai về tài chính các khoản thu chi đầu tư cho xây dựng. Cần thực hiện đúng tiến độ đề ra, có vốn đến đâu thực hiện đến đó, tránh tình trạng hạng mục nào cũng làm kể cả khi chưa có vốn, hạng mục nào cũng dở dang, gây lãng phí kinh phí đầu tư, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và dễ phát sinh thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân.

c. Giải pháp huy động nguồn lực từ các tổ chức đoàn thể trong xã hội Để nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới đến được với người dân thông qua các tổ chức đoàn thể trong xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... thì công tác tuyên truyền đóng một vai trò rất quan trọng. Tuyên truyền để các cán bộ của các tổ chức đoàn thể nắm được mục tiêu, nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới; và thông qua đó tuyên truyền đến các thành viên trong các tổ chức hội về nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó các tổ chức đoàn thể tự tổ chức huy động nguồn lực của tổ chức mình để đóng góp cho xây dựng nông thôn mới. Làm sao tạo ra một phong trào sâu rộng về xây dựng nông thôn mới để mọi tầng lớp nhân dân đều có thể hiểu thông suốt và tham gia ủng hộ.

Để làm tốt điều này đòi hỏi phải có hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, việc tuyên truyền phải được tổ chức thường xuyên, liên tục với các hình thức tuyên truyền phổ biến thông qua các phương tiện thông tin địa chúng, tổ chức các lớp tập huấn và hình thức tuyên truyền bằng miệng (đây là hình thức tuyên truyền đang được thực tiễn đánh giá là có hiệu quả nhất).

Thông qua các đồng chí cán bộ chủ chốt của các tổ chức đoàn thể ở các thôn trực tiếp gặp gỡ người dân, vận động nhân dân và lắng nghe, trả lời mọi yêu cầu, thắc mắc của người dân, để người dân nhận thức sâu sắc về việc xây dựng nông thôn mới là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, mang lại nhiều lợi ích cho người dân và cần có sự tham gia đóng góp của mỗi gia đình, mỗi cá nhân thì mới thành công.

d. Giải pháp sử dụng nguồn lực hiệu quả và hợp lý

Để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới thì việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả và hợp lý là điều rất quan trọng. Để làm tốt điều này cần

sự tham gia của cả hệ thống chính trị, công tác chỉ đạo thực hiện việc sử dụng nguồn lực phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện việc quản lý và sử dụng nguồn lực cần phải thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát, theo dõi để kịp thời phát hiện những biểu hiện tham nhũng, lãng phí làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phân bổ và sử dụng nguồn lực.

Để làm tốt điều này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới ở các xã phải được lựa chọn những người có trình độ, năng lực và tâm huyết với công việc để chắc chắn rằng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới được sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích.

Việc quản lý và sử dụng nguồn lực phải được thực hiện một cách công khai, dân chủ trong từng hoạt động.

Mọi hoạt động trong huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới phải dựa trên cơ sở nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát huy tinh thần dân chủ của nhân dân, phát huy cao nhất cộng đồng trách nhiệm tham gia xây dựng nông thôn mới, thực hiện triệt để nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 99 - 104)