Thực trạng môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 51 - 54)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đông Anh

4.1.3. Thực trạng môi trường

Huyện Đông Anh có nhiều sông, ngòi lớn và hồ nước, cây xanh cũng được trồng nhiều không chỉ tại những nơi công sở, khu công cộng mà còn được trồng trong các khu dân cư nông thôn đã mang đến sự mát mẻ và bầu không khí trong lành. Đối với các chất thải sinh hoạt đã được thu gom, tập trung theo các điểm quy hoạch đến từng xã đảm bảo vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện cũng có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường (nhất là môi trường nước và không khí) do thiếu hệ thống xử lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cộng đồng và một số diện tích đất canh tác bị ảnh hưởng do nguồn nước. Chất thải trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long cũng đã được đầu tư và xử lý triệt để trước khi đưa ra môi trường bên ngoài.

4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.3.1. Sản xuất nông nghiệp

Giá trị sản xuất NLN thuỷ sản trên địa bàn ước đạt 2.134 tỷ 944 triệu đồng, tăng 2,8% so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch đúng hướng (tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 42,5%, giảm 1,39%; tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 57,5%).

Tổng diện tích gieo trồng năm 2016 đạt 18.135 ha, giảm 99,5 ha so với năm trước (diện tích giảm do nằm trong trong phạm vi GPMB của một số dự án, không có tình trạng bỏ ruộng hoang hóa không sản xuất). Năng suất lúa ước đạt 51,6 tạ/ha, tăng 1,4 tạ/ha; ngô năng suất đạt 39,5 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha; rau các loại năng suất đạt 242,0 tạ/ha giảm 6,8 tạ ha. Nhiều mô hình chuyển đổi có giá trị kinh tế cao được khuyến khích nhân dân đưa vào sản xuất (sản xuất rau an toàn, hoa, cây cảnh, cây ăn quả...). Đã hoàn thành xây dựng nhãn hiệu tập thể: "Nếp cái hoa vàng Đông Anh". Bước đầu bảo vệ thành công Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng bản địa (Trám, Mít Cổ Loa).

Đề án đưa cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện, được nhân dân ứng dụng mạnh vào sản xuất và đạt kết quả cao với tỷ lệ sản xuất bằng cơ giới hóa ngày một tăng lên, đặc biệt ở các xã thực hiện dồn điền đổi thửa. Đề án sản xuất nấm rơm được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và đã được một bộ phận nhân dân đầu tư và cho kết quả bước đầu.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tiếp tục phát triển với tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì ổn định (6.283 con trâu, bò; 63. 920 con lợn, 3,6 triệu con gia cầm, thủy cầm). Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 13.420 tấn, tăng 536 tấn, sản lượng thịt gia cầm ước đạt 5.040 tấn tăng 9 tấn, sản lượng thủy sản ước đạt 2.705 tấn, tăng 28 tấn so với năm trước; nhiều mô hình chăn nuôi tập trung được người dân áp dụng cho hiệu quả kinh tế cao và tập trung chủ yếu vào các mô hình kinh tế trang trại: mô hình gà đẻ, mô hình sản xuất giống gia súc, gia cầm, mô hình thủy đặc sản,... Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản được tập trung chỉ đạo và giám sát chặt chẽ, do đó không có ổ dịch phát sinh trên địa bàn Huyện.

- Đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình HTX dịch vụ NN theo Luật HTX năm 2012 đối với 97 HTX (trong đó có 72 HTX dịch vụ nông nghiệp, 19 HTX chuyên ngành nông nghiệp và 6 HTX phi nông nghiệp, đạt 100% kế hoạch). Đã triển khai một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển mô hình HTX trên địa bàn theo Luật HTX: Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các HTX,...

- Triển khai có hiệu quả các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016, không có tình trạng úng ngập làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống của nhân dân xảy ra; tổ chức phát động nạo vét gần 1.300 tuyến mương với chiều dài 900 km với trên 180.00 m3 bùn rác được

nạo vét phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân; hoàn thành hồ sơ thanh quyết toán cấp bù miễn thủy lợi phí theo chỉ đạo của Thành phố.

4.1.3.2. Công tác xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt đạt kết quả cao

Đã ban hành kế hoạch “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”, đồng thời triển khai thực hiện đảm bảo đạt kết quả. Đối với các xã đã hoàn thành thì tập trung chỉ đạo, đưa ra các giải pháp để hoàn thành các tiêu chí chưa đạt, duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt; qua kiểm tra các xã đều hoàn thành kế hoạch; Đối với 2 xã chưa đạt chuẩn NTM, Huyện đã tập trung chỉ đạo và kết quả đã hoàn thành hồ sơ và trình Thành Phố công nhận đạt chuẩn trong năm 2016; Đặc biệt trong tháng 10 năm 2016, Huyện đã vinh dự được Chính phủ công nhận và trao Bằng công nhận Huyện đạt chuẩn Nông thôn mới giai đoạn 2010-2015.

4.1.3.3. Công nghiệp - TTCN được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả cao

Nhằm đẩy mạnh phát triển CN – TTCN trên địa bàn, trong năm 2016, Huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Chính Phủ, Thành phố về khuyến khích, hỗ trợ cho doanh nghiệp; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất TTCN ổn định sản xuất, kinh doanh: tạo điều kiện về mặt bằng, tổ chức hội nghị để các doanh nghiệp có thể tiếp cận với các nguồn vốn, thực hiện có hiệu quả công tác khuyến công,... do đó nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã vượt qua khó khăn và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số doanh nghiệp (DN) mới thành lập năm 2016 là 495 DN tăng so với cùng kỳ năm 2015 là 90 DN; số doanh nghiệp đang hoạt động ổn định là 3.234 DN tăng so với cùng kỳ 651 DN; Số DN tạm ngừng kinh doanh là 67DN; Số DN bỏ trốn, giải thể là 149 DN (giảm so với năm 2015 là 50 DN). Tiểu thủ công nghiệp gắn với làng nghề truyền thống ngày càng phát triển. Ngoài các xã sản xuất truyền thống như Vân Hà, Liên Hà nay được mở rộng thêm tại các xã Thụy Lâm, Dục Tú và một số xã khác. Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp với nhiều chủng loại hàng hóa có chất lượng được tiêu thụ rộng khắp tại các địa phương, nhiều sản phẩm truyền thống đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Giá trị sản xuât ước đạt 994 tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2015.

Kết quả GTSX ngành CN-XDCB trên địa bàn ước đạt 96.046 tỷ 710 triệu đồng, tăng 10%. Trong đó, loại hình công ty TNHH ước tăng 11,1%, công ty cổ

phần ước tăng 10,8%, doanh nghiệp tư nhân ước tăng 4,8%; hợp tác xã ước tăng 6,2%; hộ cá thể ước tăng 8,7%.

4.1.3.4. Thương mại, dịch vụ và du lịch ngày càng phát triển và được tăng cường quản lý chặt chẽ

Các loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ phát triển ở tất cả các thành phần kinh tế; do đó GTSX ngành thương mại - dịch vụ năm 2016 ước đạt 7.582 tỷ 654 triệu đồng, tăng 14,5% với năm trước. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 38.127tỷ 416 triệu đồng (tăng 15,2%). Giá trị hàng xuất khẩu đạt 131.210 triệu USD (tăng 0,1%). Giá trị hàng nhập khẩu đạt 489.558 triệu USD (tăng 5%).

Du lịch trên địa bàn Huyện tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển với tua du lịch Cổ Loa – Đền Sái – Rối nước Đào Thục – Trường Quay Cổ Loa và đã hoàn thành tổ chức khảo sát các điểm có tiềm năng du lịch trên địa bàn Huyện để phối hợp với các công ty du lịch của Thành phố và các tỉnh bạn quảng bá, giới thiệu. Kết quả trong năm 2016 đã đón trên 30.000 lượt du khách (cả du khách từ các địa phương khác và du khách nước ngoài) đến thăm quan tại Huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)