Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Gia Lâm

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 3.1.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Gia Lâm

3.1.2. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm trên địa bàn huyện Gia Lâm

3.1.2.1. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới

3.1.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới huyện Gia Lâm

- Nhóm tiêu chí về quy hoạch

- Nhóm tiêu chí về hạ tầng – kinh tế - xã hội - Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất - Nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường - Nhóm tiêu chí hệ thống chính trị

- Đánh giá chung

3.1.2.3. Kết quả xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới 3.1.2.4. Kết quả huy động và sử dụng nguồn vốn

3.1.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Đa Tốn và xã Ninh Hiệp

3.1.3.1. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Đa Tốn

- Khái quát chung về xã

- Khái quát tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã - Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới từng xã theo các nhóm tiêu chí

- Đánh giá chung công tác thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Đa Tốn.

3.1.3.2. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Ninh Hiệp

- Khái quát chung về xã;

- Khái quát tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã; - Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới từng xã theo các nhóm tiêu chí;

- Đánh giá chung công tác thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Ninh Hiệp.

3.1.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu, tài liệu

a. Thu thập số liệu thứ cấp

- Các thông tin về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về xây dựng NTM ở thế giới và ở Việt Nam được thu thập qua sách, tạp chí bằng phương pháp tra khảo và chọn lọc.

- Các thông tin về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, nội dung nghiên cứu: Lao động, tình hình cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi, quá trình phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa - môi trường trong 5 năm, các kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thu thập tại UBND huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội, các phòng ban chuyên môn, các xã, thông qua các báo cáo tổng kết thường kỳ, từ các công trình đã được nghiên cứu công bố bằng phương pháp ghi chép, mượn.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra nông hộ. Nội dung điều tra: + Việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại 2 xã.

+ Điều tra, khảo sát và đánh giá các số liệu có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã.

- Để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài, tôi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua 100 phiếu điều tra được thiết kế sẵn, đối tượng lựa chọn

khảo sát là người dân trên địa bàn 2 xã được chọn (bao gồm một số nội dung như hiểu biết của người dân về xây dựng nông thôn mới, sự đóng góp của người dân trong xây dựng nông thôn mới như: hiến đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng góp ngày công, nguồn vốn…). Qua việc điều tra, phỏng vấn chúng ta có thể thấy được những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện xây dựng NTM.

b. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm để lựa chọn các địa bàn nghiên cứu phù hợp. Trên địa bàn huyện Gia Lâm, phân vùng nghiên cứu đựa vào tiêu chí thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới:

- Nhóm các xã thực hiện tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chọn xã Đa Tốn là xã đại diện.

- Nhóm các xã thực hiện chưa tốt, còn nhiều tồn tại thiếu sót trong quá trình quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chọn xã Ninh Hiệp là xã đại diện.

3.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được về kinh tế, văn hóa, xã hội cùng các tài liệu liên quan đến xây dựng nông thôn mới của huyện, tiến hành phân tích, nhận xét rồi tổng hợp dưới dạng bảng biểu theo 5 nhóm với đầy đủ 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới.

3.2.3. Phương pháp so sánh

- So sánh, đối chiếu giữa tình hình địa phương trước và sau khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- So sánh giữa kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới thực tế tại địa phương với bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)