Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 50 - 53)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.2.Điều kiện kinh tế-xã hội

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Gia Lâm

4.1.2.Điều kiện kinh tế-xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế của huyện phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân những năm đạt 17,1%. Trong đó: Tốc độ tăng trưởng Công nghiệp - Xây dựng bình quân đạt 20,2%; Thương mại dịch vụ 22,4%; Nông nghiệp 0,03%. Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện năm 2015 đạt được như sau: Công nghiệp, xây dựng: 52,43%; Dịch vụ: 33,18%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 14,39%.

Hình 4.3. Cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm năm 2015

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 45,61% năm 2010 lên 52,43% năm 2015. Tỷ trọng thương mại - dịch vụ tăng từ 13,31% năm 2010 lên 33,18% năm 2015. Tỷ trọng nông nghiệp năm 2010 là 41,08%; giảm xuống 14,39% năm 2015.

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số của huyện tính đến 31/12/2015 có 247.100 người, mật độ dân số trung bình 3.155 người/km2. Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2010 – 2015 là 3,9%; tốc độ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm từ 1,25% năm 2010 xuống 1,12% năm 2013. Tốc độ tăng dân số cơ học cao (3,2%/năm) là do kết quả của quá trình đô thị hóa nhanh trong những năm gần đây.

Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 130.114 người (chiếm 58,1% dân số). Tỷ lệ lao động được đào tạo khá cao, năm 2015 là 61303 người, chiếm 38,5% nguồn lao động, đây là nhân tố rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm.

Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2010 là 15,5 triệu đồng, đến năm 2015 tăng lên 29 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ giàu tăng lên 29,9%; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,3% theo chuẩn hiện hành.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Mạng lưới các điểm dân cư đô thị huyện Gia Lâm đang trong quá trình phát triển. Huyện Gia Lâm có hai thị trấn là: Yên Viên và Trâu Quỳ. Trong đó:

Thị trấn Trâu Quỳ có diện tích 719,24 ha với quy mô dân số khoảng 19.200 người, là thị trấn huyện lỵ của huyện Gia Lâm, theo quy hoạch tổng thể Hà Nội đã được phê duyệt, thị trấn Trâu Quỳ là đô thị cấp IV.

Thị trấn Yên Viên, hiện có diện tích khoảng 98, 45 ha với quy mô dân số khoảng 12.500 người, là đô thị cấp V. Theo quy hoạch tổng thể Hà Nội đã được phê duyệt, thị trấn Yên Viên là một khu đô thị thuộc thành phố trung tâm.

Nhìn chung, hệ thống đường nội thị tại đô thị trên địa bàn huyện tương đối tốt, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng (đặc biệt là thị trấn Trâu Quỳ) đây là những đầu tàu thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tương lai.

b. Thực trạng khu dân cư nông thôn

Huyện Gia Lâm có 20 xã, trung bình mỗi xã có quy mô đất đai khoảng 550 ha, dân số khoảng 9,4 ngàn người. Các điểm dân cư nông thôn trong các xã phân bố phù hợp với việc canh tác nông nghiệp. Có xã, dân cư chủ yếu tập trung tại một điểm (ví dụ như Ninh Hiệp, Phù Đổng, Bát Tràng...), có xã, các dân cư phân tán thành nhiều điểm cách xa nhau (ví dụ như Yên Thường, Lệ Chi ...).

Quá trình đô thị hoá tại các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm diễn ra tương đối chậm. Tại đây chưa hình thành các trung tâm cụm xã, trung tâm dịch vụ nông thôn thúc đẩy các hoạt động dịch vụ và phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá.

Hiện tại đây đang có nhiều dự án xây dựng các cụm công nghiệp (Ninh Hiệp, Kim Sơn, Lệ Chi, Kiêu Kỵ..) và các dự án phát triển đô thị khác là nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và đô thị hoá trong khu vực.

Môi trường sống của người dân nông thôn đang bị đe dọa bở mức độ ô nhiễm nguồn nước thải sinh hoạt, rác thải, khói bụi…. Tại các khu dân cư nông

thôn nước thải hầu như được thải trực tiếp ra cống rãnh gần nhà rồi đổ ra ao, sông… và rác thải cũng trong tình trạng tương tự, đã và đang ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân địa phương.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn huyện Gia Lâm hiên có 3 loại hình giao thông là đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đường bộ gồm có quốc lộ 5A, Quốc Lộ 3 Hà Nội – Thái Nguyên, Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Quốc lộ 1A, 1B….các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn với tổng chiều dài là 1.560 km. Đường sắt với 02 ga là Ga Yên Viên và Ga Phú Thị đảm bảo việc trung chuyển hàng hóa. Đường thủy có đường thủy sông Hồng và đường thủy sông Đuống.

Đến nay, toàn huyện có 47 trạm bơm tưới, tổng công suất 21,560 m3/h, đảm bảo tưới chủ động cho 3163,5 ha. 3 trạm bơm tiêu, kết hợp với các công trình thuỷ lợi do xí nghiệp đầu tư phát triển thuỷ lợi đảm bảo tiêu chủ động cho 3023,2 ha gieo trồng. Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất do xã quản lý có 354,93 km, đã kiên cố hoá 94,91 km (26,74 %), trong đó 82,34 km còn tốt (86,76 %), 12,57 km xuống cấp (13,24 %) và 244,31 km là mương đất (73,26 %).

Mạng lưới điện trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cấp thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia. Trên địa bàn huyện hiện có 58 trạm phụ tải 35/0,4 KV và 10/0,4 KV với tổng dung lượng 12.140 KVA, 89,4 đường dây 35 KV, 88,6 km đường dây hạ thế. Đến nay, đã có 100% xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, 100% số hộ được dùng điện.

Mạng lưới bưu chính cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và cung ứng sách báo kịp thời. Đến nay, đã có 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa, 100% số xã có báo trong ngày. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng toàn huyện. Mạng Internet cũng ngày càng phát triển thông qua các hình thức như mạng không dây wifi, 3G, mạng cáp quang,...

Hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân từ huyện đến xã từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Tính đến năm 2015, trên địa bàn huyện có 24 cơ sở y tế (gồm 3 cơ sở y tế nhà nước và 22 trạm y tế xã, thị trấn). 100% các trạm y tế được biên chế 3 thành phần cơ bản, 100% số thôn có cán bộ y tế.

Tính đến năm học 2015, toàn huyện có 68 trường, có 35 trường đạt chuẩn quốc gia. 100% số xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Công tác

phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS thường xuyên duy trì và đảm bảo tỉ lệ đạt chuẩn 22/22 xã, thị trấn. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, việc đầu tư trang thiết bị dạy học ngày càng được quan tâm.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 50 - 53)