Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53 - 55)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Gia Lâm

4.1.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.3.1. Thuận lợi

Huyện Gia Lâm có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao và nằm trong khu vực của huyện có các cơ sở khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, các bệnh viện lớn của Trung ương, trường đại học trong tương lai...là điều kiện giúp cho huyện tiếp cận nhanh chóng với tri thức khoa học công nghệ hiện đại, là điều kiện để tiếp nhận chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

Do quá trình đô thị hóa nhanh nên kinh tế phát triển mạnh và khá toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong lĩnh vực công nghiệp đã hình thành cụm công nghiệp tập trung (cụm công nghiệp Ninh Hiệp, Cụm làng nghề Bát Tràng) và các cơ sở công nghiệp lớn của Trung ương, các cơ sở công nghiệp địa phương và làng nghề truyền thống đã tạo ra nhiều loại sản phẩm nổi tiếng; nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hóa nông sản, thực phẩm có chất lượng cao; thương mại dịch vụ đa dạng, phong phú...Do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cao nên có điều kiện phát huy nguồn lực để phát triển.

Huyện Gia Lâm trong tương lai là khu vực đô thị của thành phố Hà Nội nên được các cấp các ngành của Trung ương và thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo và đầu tư nên cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị của huyện sẽ có chuyển biến tích cực. Do vậy đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đến với huyện Gia Lâm ngày càng nhiều.

Huyện Gia Lâm là một phần cội nguồn văn hóa Thăng Long - Hà Nội, đã kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, cảnh quan thiên nhiên nên có điều kiện để phát triển du lịch, tạo dựng môi trường sinh thái bền vững.

4.1.3.2. Khó khăn

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy phát triển cao nhưng quy mô các ngành nghề kinh tế còn hạn chế, sức cạnh tranh thấp, chưa khai thác được hết những

tiềm năng và lợi thế để phát triển. Chưa hình thành vùng rau sạch, chất lượng cao; chậm triển khai xây dựng các làng nghề; hoạt động của các Hợp tác xã hiệu quả còn chưa cao.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tuy được cải thiện, song chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông nội bộ trong khu vực các xã, khu dân cư nông thôn chưa được đầu tư nâng cấp mặc dù quỹ đất còn nhiều. Cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, nhất là trường mầm non, nhà văn hóa thôn, trụ sở chính quyền xã đã xuống cấp cần được đầu tư.

- Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn. Quy hoạch chung triển khai chưa đồng bộ, quy hoạch chi tiết phát triển các khu đô thị chưa được xây dựng.

- Tốc độ phát triển đô thị còn chậm; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng kết quả chưa cao, còn nhiều vướng mắc trong xử lý.

- Là huyện có tốc độ đô thị hóa cao nên các quy hoạch, chính sách đầu tư cần có sự bổ sung, điều chỉnh kịp thời nên đã tạo ra áp lực trong xử lý điều hành của các cấp chính quyền và đồng thời cũng tạo ra yếu tố tâm lý thiếu tính ổn định cho người dân trong quá trình sử dụng đất và đầu tư phát triển. Đi đôi với quá trình đô thị hóa thì tất yếu đất nông nghiệp bị giảm trong khi việc chuyển đổi nghề, tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp cho người dân bị thu hồi đất chưa kịp thời nên sẽ phát sinh nhiều yếu tố phức tạp khác ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, an ninh trật tự xã hội...

4.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM

Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định sô 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 là căn cứ nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nói chung và quy hoạch xây dựng nông thôn mới nói riêng. Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể:

- Nhóm tiêu chí về quy hoạch;

- Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội; - Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất; - Nhóm tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường; - Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53 - 55)