Tính chất của polime

Một phần của tài liệu Sổ tay hóa học trung học - Phần III docx (Trang 60 - 61)

1. Tính cht vt lý

− Là những chất rắn tinh thể hoặc vô định hình tuỳ thuộc vào trật tự sắp xếp các phân tử polime. Khi các phân tử polime sắp xếp hỗn độn tạo thành trạng thái vô định hình.

- Các polime không bay hơi, do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết giữa các phân tử lớn

- Hợp chất polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định do một polime là hỗn hợp của nhiều phân tử có khối lượng phân tử khác nhau. Phần lớn các polime khi đun nóng thì đều mềm ra rồi chảy nhớt. Một số polime bị phân huỷ khi đun nóng.

Hóa học các hợp chất hữu cơ

- Phần nhiều polime khó tan trong các dung môi. Có loại polime hoàn toàn không tan trong các dung môi. Thí dụ : Teflon (- CF2 - CF2 -)n.

Một số polime có cấu trúc mạch thẳng thường có tính đàn hồi (cao su), có tính mềm mại và dai (tơ capron). Những polime có cấu trúc mạng không gian thường có tính bền cơ học cao, chịu được ma sát va chạm. Thí dụ: nhựa bakelit ( phenolfomađehit).

Một số polime có tính cách điện, cách nhiệt…Thí dụ: polietilen, polyvinyl clrorua, nhựa bakelit…

2. Tính cht hoá hc

Phụ thuộc thành phần và cấu tạo của polime.

− Phần lớn các polime bền vững hoá học (đối với axit, kiềm, chất oxi hoá). Có chất rất bền với nhiệt và hoá chất, ví dụ như teflon ( - CF2 - CF2 - )n.

− Một số polime kém bền với tác dụng của axit và bazơ. Ví dụ: Len, tơ tằm, tơ nilon bị thuỷ phân bởi dung dịch axit hoặc kiềm do có nhóm peptit.

− Những polime có liên kết đôi trong phân tử có thể tham gia phản ứng cộng. Ví dụ phản ứng lưu hoá cao su.

IV. Điều chế polime1. Phn ng trùng hp

Một phần của tài liệu Sổ tay hóa học trung học - Phần III docx (Trang 60 - 61)