C 2H5 – OH +H – OOH3 H3OO2H5 +H2O
1. Công thức cấu tạo
Amin là dẫn xuất của NH3 khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H bằng gốc hiđrocacbon.
Cũng có thể xem amin như dẫn xuất của hiđrocacbon khi thay thế nguyên tử H bằng nhóm NH2.
− Phân loại: bậc của amin:
Tùy theo số nhóm nguyên tử H trong phân tử NH3 được thay thế ta có các amin có bậc khác nhau:
Ví dụ:
CH3 – NH2 metyl amin (amin bậc 1) (CH3)2NH đimetyl amin (amin bậc 2) (CH3)3N trimetyl amin (amin bậc 3)
− Trong phân tử amin (giống trong phân tử NH3), nguyên tử N có 1 cặp electron chưa tham gia liên kết. Do đó, amin có khả năng kết hợp proton (H+), thể hiện tính bazơ.
Nếu R là gốc no mạch hở, có khuynh hướng đẩy electron, làm tăng điện tích âm ở N, làm tăng khả năng kết hợp H+, nghĩa là làm tăng tính bazơ. Amin bậc cao có tính bazơ mạnh hơn amin bậc thấp.
Nếu R là nhân benzen, có khuynh hướng hút electron, ngược lại làm giảm tính bazơ của amin (tính bazơ yếu hơn NH3)
2. Tính chất vật lý
a) Các amin mạch hở: Những chất đơn giản nhất (CH3 − NH2, C2H5 − NH2) là những chất khí, tan nhiều trong nước, có mùi đặc trưng giống NH3.
Khi khối lượng phân tử tăng dần, các amin chuyển dần sang lỏng và rắn, độ tan trong nước cũng giảm dần.
Ví dụ.
Chất : CH3CH2, (CH3)2NH, C2H5NH2, C2H4(NH2)2
Nhiệt độ sôi −6,3oC +6,9oC +16,6oC +116,5oC
b) Các amin thơm: là những chất lỏng hoặc chất tinh thể, có nhiệt độ sôi cao, mùi đặc trưng, ít tan trong nước.
3. Tính chất hoá học
Trong các phân tử amin, nguyên tử N còn một đôi e chưa tham gia liên kết, amin có khae năng nhận proton (H+) thể hiện tính bazơ. Nói chung amin là những bazơ yếu, có phản ứng tương tự NH3.
a) Tính bazơ
− Các amin mạch hở tan được trong nước cho dung dịch có tính bazơ, làm quỳ tím chuyển màu xanh.
CH3NH2 + HOH CH3NH4+ + OH-
− Anilin (C6H5 − NH2) và các amin thơm khác do tan ít trong nước, không làm xanh giấy quỳ.
Hóa học các hợp chất hữu cơ
− Phản ứng với axit tạo thành muối.
RCH2NH2 + HCl -> RCH2NH3Cl
Các muối của amin là chất tinh thể, tan nhiều trong nước. Khi cho các muối này tác dụng với kiềm mạnh lại giải phóng amin.
RCH2NH3Cl + NaOH -> RCH2NH2 + NaCl + H2O