VII. Este – Chất béo
d. Tính chất vật lý trạng thái tự nhiên
Monosaccarit là những chất rắn không màu, có vị ngọt, dễ tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ, có khả năng làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực.
Trong thiên nhiên, glucozơ có trong hầu hết các bộ phận cơ thể thực vật: rễ, lá, hoa… và nhất là trong quả chín. Glucozơ cũng có trong cơ thể người, động vật. Trong mật ong có trên 30% glucozơ. Trong máu người luôn chứa một tỉ lệ glucozơ không đổi là 0,1%.
Fructozơ ở trạng thái tự do trong quả cây, mật ong. Vị ngọt của mật ong chủ yếu do fructozơ.
Hóa học các hợp chất hữu cơ e. Tính chất hoá học
+ Phản ứng của nhóm anđehit − CH = O
− Tính oxi hoá nhóm chức anđehit thành nhóm chức axit. Khi đó glucozơ trở thành axit gluconic.
+ Phản ứng tráng gương.
CH2OH – (CHOH)4 – CHO + Ag2O ⎯⎯ →NH⎯3 CH2OH – (CHOH)4 – COOH + 2Ag↓ + Phản ứng với Cu(OH)2 (trong môi trường kiềm)
CH2OH – (CHOH)4 – CHO + 2Cu(OH)2 -> CH2OH – (CHOH)4 – COOH + Cu2O↓ + 2H2O
(màu đỏ gạch) + Bị oxi hoá trong môi trường trung tính và axit, ví dụ như:
CH2OH – (CHOH)4 – CHO + HOBr -> CH2OH – (CHOH)4 – COOH +HBr
- Tính khử : Khi cho monosaccarit tác dụng với H2 thu được rượu 6 lần rượu. CH2OH – (CHOH)4 – CHO + H2 -> CH2OH – (CHOH)4 – CH2OH
+ Phản ứng của các nhóm−OH (tính chất của rượu đa chức)
− Phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. - Tạo este chứa 5 gốc axit trong phân tử.
+ Phản ứng của glucozơ dạng vòng:
Nhóm OH ở nguyên tr C1 trong phân tử glucozơ dạng vòng linh động hơn các nhóm OH khác nên dễ dàng tạo ete với các phân tử rượu khác (ví dụ với CH3OH) tạo thành glucozit: CH2- OH H H O OH OH H H OH HO + HO - R CH2- OH H H O OH OH H H O - R HO + HOH
Tạo este có chứa 5 gốc axit một lần axit. Ví dụ glucozơ phản ứng với anhiđrit axetic (CH3CO)2O tạo thành pentaaxetyl glucozơ
+ Phản ứng lên men
Dưới tác dụng của các chất xúc tác men do vi sinh vật tiết ra, chất đường bị phân tích thành các sản phẩm khác. Các chất men khác nhau gây ra những quá trình lên men khác nhau.
Ví dụ:
− Lên men etylic tạo thành rượu etylic. C6H12O6 -> 2C2H5OH + 2CO2 − Lên men butyric tạo thành axit butyric:
C6H12O6 -> CH3 – CH2 – CH2 – COOH + 2H2 + 2CO2 − Lên men lactic tạo thành axit lactic:
C6H12O6 -> 2CH3 – CHOH - COOH
− Lên men limonic tạo thành axit limonic:
C6H12O6 + 3O -> HOOC – CH2 – COH(COOH) – CH2 - COOH
f. Điều chế
+ Quá trình quang hợp của cây xanh dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, tạo thành glucozơ và các monosaccarit khác:
6CO2 + 6H2O -> C6H12O6 + 6O2
+ Thuỷ phân đi, polisaccarit có trong thiên nhiên (như saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ…) dưới tác dụng của axit vô cơ hay men.
Hóa học các hợp chất hữu cơ C12H22O11 + HOH -> C6H12O6 + C6H12O6 (glucozơ) (fructozơ) (C6H10O5)n + nH2O -> nC6H12O6 + Trùng hợp anđehit fomic 6HCHO ⎯Ca⎯(OH⎯⎯)2→ C6H12O6 (glucozơ) g. Ứng dụng:
Glucozơ là thức ăn có giá trị cho người. Trong y học dùng làm thuốc tăng lực (huyết thanh glucozơ) cho người bệnh, vì glucozơ dễđược tiêu hoá và cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Glucozơ là nguyên liệu tổng hợp vitamin C.
Trong công nghiệp, glucozơđược dùng để tráng gương, tráng ruột phích (bình thuỷ).
2. Đisaccarit
Đisaccarit là loại gluxit phức tạp hơn, khi thuỷ phân cho hai phân tử monosaccarit.
Những monosaccarit tiêu biểu và quan trọng là saccarozơ, mantozơ, lactozơđều có công thức phân tử C12H22O11.
a. Tính chất vật lý
Tất cả các đisaccarit đều là những chất rắn không màu, kết tinh được và tan tốt trong nước. Saccarozơ có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường, cây thổt nốt. (Lượng Saccarozơ trong nước mía ép có khoảng 20%, trong nước củ cải đường khoảng 10 - 20%