Tổ chức báo cáo hàng tồn kho trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán hàng tồn kho tại tổng công ty cổ phần dệt may hòa thọ (Trang 35 - 77)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.5.Tổ chức báo cáo hàng tồn kho trong doanh nghiệp

Nếu nhƣ tổ chức chứng từ là khâu đầu tiên thì việc lập các báo cáo kế toán sẽ là khâu cuối cùng trong công tác kế toán HTK. Các báo cáo này đƣợc hình thành căn cứ vào sổ sách kế toán HTK đã đƣợc lập nhằm để phục vụ cung cấp thông tin HTK cho các đối tƣợng sử dụng. Tùy thuộc vào mỗi đối tƣợng mà sẽ có các báo cáo khác nhau. Bao gồm:

a. Báo áo tài hính ủ o nh nghiệp

Thông tin kế toán HTK trên BCTC chủ yếu phục vụ cung cấp thông tin cho các đối tƣợng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp. Tùy theo mô hình hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà sẽ hình thành nên BCTC hay BCTC hợp nhất. Tuy nhiên dù là báo cáo nào thì việc lập báo cáo cũng phải tuân thủ các quy định do Bộ Tài chính ban hành. Thông tin kế toán HTK trong báo cáo này đƣợc thể hiện trên:

Bảng cân đối kế toán:

HTK đƣợc trình bày trên bảng CĐKT gồm có hai chỉ tiêu:

phản ánh toàn bộ giá trị hiện có của các loại HTK dự trữ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Chỉ tiêu HTK này giúp cho những ai quan tâm có thể biết đƣợc tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, biết đƣợc lƣợng HTK nhƣ vậy có tốt và có đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không để có hƣớng đầu tƣ đúng đắn.

- Chỉ tiêu dự phòng giảm giá HTK: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tƣ, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm. (Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính). Khoản dự phòng HTK này đƣợc trích trƣớc vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tƣ, hàng hóa tồn kho không cao hơn giá cả trên thị trƣờng tại thời điểm lập BCTC.

Bảng xác định kết quả hoạt động kinh doanh:

Trên bảng xác định kết quả HĐKD thì chỉ tiêu HTK cung cấp thông tin đó là về chi phí HTK. Trình bày chi phí về HTK trên báo cáo kết quả HĐKD đƣợc phân loại chi phí theo chức năng. Phân loại chi phí theo chức năng thì HTK đƣợc trình bày trong khoản mục “Giá vốn hàng bán”. Giá vốn hàng bán trong bảng xác định kết quả HĐKD bao gồm:

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ. Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ.

- Chi phí NVL, chi phí nhân công vƣợt trên mức bình thƣờng và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ sẽ đƣợc tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

- Các khoản hao hụt, mất mát của HTK sau khi trừ phần bồi thƣờng do trách nhiệm cá nhân gây ra.

- Trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK cuối năm tài chính do lập dự phòng năm nay lớn hoặc nhỏ hơn khoản dự phòng đã lập năm trƣớc chƣa sử dụng hết.

- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho, trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho.

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính:

Thuyết minh BCTC là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của BCTC trong doanh nghiệp, đƣợc dùng để mô tả mang tính tƣờng thuật hay phân tích chi tiết các số liệu đã đƣợc trình bày trong bảng CĐKT, Báo cáo kết quả HĐKD, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cũng nhƣ các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.

Qua đó HTK đƣợc trình bày trên bảng thuyết minh BCTC nhằm giải thích rõ ràng, cụ thể số liệu HTK đã đƣợc trình bày trên bảng CĐKT, trên báo cáo HĐKD của doanh nghiệp, giúp cho những ai quan tâm đến BCTC sẽ hiểu rõ chi tiết hơn về chỉ tiêu HTK. Gồm có phần thuyết minh bằng chữ và phần thuyết minh bằng số.

- Phần thuyết minh bằng chữ sẽ giải thích rõ phƣơng pháp kế toán HTK nhƣ: Nguyên tắc ghi nhận HTK, phƣơng pháp tính giá trị HTK, phƣơng pháp hạch toán HTK, giải thích rõ phƣơng pháp lập dự phòng giảm giá HTK.

- Phần thuyết minh bằng số sẽ giải thích rõ số liệu tổng hợp của HTK đã đƣợc trình bày trên bảng CĐKT nhƣ số liệu của hàng mua đang đi đƣờng, NVL, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán,…

Ngoài ra đối với BCTC hợp nhất, điều mà các đối tƣợng bên ngoài quan tâm là phƣơng pháp hợp nhất HTK giữa các Tập đoàn, Tổng Công ty.

- Việc hợp nhất này phải đƣợc điều chỉnh loại trừ khoản giao dịch mua bán hàng hóa nội bộ giữa Công ty mẹ và Công ty con với nhau. Bởi vì khi

giao dịch mua bán vật tƣ, hàng hóa, thành phẩm thì bên mua và bên bán hạch toán trên BCTC riêng nhƣ mua bán với các Công ty khác ngoài Tổng công ty. - Để tránh trƣờng hợp giá vốn của Tổng Công ty bị phản ánh trùng khi lập BCTC hợp nhất thì giá vốn nội bộ phải đƣợc loại trừ trên BCTC hợp nhất bằng cách điều chỉnh giảm toàn bộ giá vốn hàng bán nội bộ đƣợc ghi nhận trong khoản mục "Giá vốn hàng bán" ở Tổng Công ty hoặc ở Công ty con có phát sinh doanh thu nội bộ.

b. Báo cáo ế toán quản trị hàng tồn ho trong o nh nghiệp

Nếu thông tin kế toán HTK cung cấp cho các đối tƣợng bên ngoài đƣợc thể hiện qua BCTC thì thông tin kế toán HTK cung cấp cho nhà quản trị đƣợc thể hiện trên báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp.

Các báo cáo HTK này đƣợc lập không cần phải tuân theo các quy định do Bộ Tài chính ban hành mà đƣợc lập theo yêu cầu của nhà quản trị, nó có thể đƣợc xem là các báo cáo nhanh, báo cáo nhanh này có thể đƣợc lập theo tuần, theo tháng hoặc bất kỳ thời điểm nào khi nhà quản trị có yêu cầu. Do đó, nó thƣờng khá linh hoạt, đa dạng và không có những biểu mẫu nhất định. Các báo cáo này đƣợc lập nhằm cung cấp thông tin HTK cho nhà quản trị đƣợc nhanh chóng và kịp thời.

Việc lập các báo cáo này đƣợc dựa trên sổ sách kế toán HTK đã đƣợc chi tiết một cách cụ thể, rõ ràng phù hợp với yêu cầu của nhà quản trị bên trong doanh nghiệp. Nội dung HTK trên các báo cáo này cần đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, cụ thể, đầy đủ và phải đảm bảo tính so sánh đƣợc của thông tin nhằm giúp cho nhà quản trị trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong quá trình kiểm soát cũng nhƣ ra các quyết định. Gồm có:

- Báo cáo phục vụ cho việc đánh giá:Loại báo cáo này thƣờng đƣợc trình bày dƣới hình thức so sánh giữa số liệu cần đánh giá với số liệu gốc (kỳ trƣớc

hay số kế hoạch). Từ đó, nhà quản trị có thể đƣa ra kết luận đánh giá về tình hình thực hiện trong kỳ, gồm có các báo cáo nhƣ: Tình hình dự trữ hàng hoá cuối kỳ, tốc độ lƣu chuyển HTK , báo cáo HTK chậm luân chuyển, ….

- Báo cáo phục vụ cho việc ra quyết định cung ứng NVL gồm có: Báo cáo tồn kho tại từng thời điểm, với báo cáo này khi đã đƣợc nhập liệu đầy đủ các phiếu nhập kho, xuất kho thì phần mềm sẽ tự động in ra tại bất cứ thời điểm nào nhằm mục đích phát hiện ra những loại HTK nào cần báo động để nhà quản trị biết đƣợc mà có kế hoạch mua kịp thời, phục vụ cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn.

- Báo cáo phục vụ cho quá trình kiểm soát: Tiêu biểu đó là báo cáo Nhập - xuất - tồn. Báo cáo này đƣợc lập trên cơ sở là các sổ chi tiết HTK theo từng mặt hàng hoặc có thể dựa vào th kho của thủ kho ghi chép sau khi đã đƣợc kế toán kiểm tra và đối chiếu. Thông qua báo cáo này các thông tin về tình hình nhập kho, xuất kho và tồn kho cuối kỳ của vật tƣ, hàng hoá đƣợc cung cấp một cách chi tiết về số lƣợng lẫn giá trị, từ đó giúp cho quá trình quản lý HTK đƣợc chặt chẽ hơn.

Tóm lại, các báo cáo kế toán quản trị HTK đƣợc lập chính xác và đầy đủ sẽ giúp quá trình cung cấp thông tin HTK cho nhà quản trị đƣợc nhanh chóng, kịp thời để họ có thể đƣa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất và thƣơng mại thƣờng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Hầu nhƣ vốn lƣu động của doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào hàng tồn kho này nên nó sẽ quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà thông tin về hàng tồn kho rất quan trọng cho những ai cần quan tâm, hay nói cách khác thông tin hàng tồn kho rất quan trọng cho đối tƣợng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Tuy nhiên muốn thông tin hàng tồn kho có chất lƣợng thì trong doanh nghiệp cần phải tổ chức thông tin kế toán hàng tồn kho tốt. Chính vì vậy Chƣơng 1 của luận văn đã đi vào tìm hiểu khái quát lý luận cơ bản về tổ chức thông tin kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Luận văn đã nêu cụ thể những vấn đề chung về hàng tồn kho cũng nhƣ việc tổ chức tạo lập thông tin kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở lý luận cho việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng tổ chức thông tin kế toán hàng tồn kho tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ ở nội dung Chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN

DỆT MAY HÒA THỌ

2.1. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ

 Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ đƣợc thành lập từ năm 1962, tiền thân có tên là nhà máy Dệt Hòa Thọ (SICOVINA) thuộc Công ty Kỹ nghệ bông vải Việt Nam. Năm 1975, khi Thành phố Đà Nẵng đƣợc giải phóng, nhà máy Dệt Hòa Thọ đƣợc chính quyền tiếp quản và đi vào hoạt động trở lại vào ngày 21/04/1975.

Năm 1993, Nhà máy Dệt Hòa Thọ chuyển đổi thành doanh nghiệp Nhà nƣớc với tên gọi là Công ty Dệt Hòa Thọ theo quyết định thành lập số 241/TCLĐ của Bộ công nghiệp nhẹ.

Năm 1997, Công ty đổi tên thành Công ty Dệt may Hòa Thọ theo quyết định số 433/QĐ-TCLĐ của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam.

Năm 2005, Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nƣớc một thành viên Dệt may Hòa Thọ theo quyết định số 200/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.

Thực hiện chủ trƣơng cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc của Chính phủ. Ngày 15/11/2006, Công ty chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty Cổ phần với tên gọi Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ theo quyết định số 3252/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp và chính thức đi vào hoạt động ngày 01 tháng 02 năm 2007 với số vốn điều lệ ban đầu là 45.000.000.000 đồng.

đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) thuộc Bộ Công thƣơng. Tổng diện tích của Tổng Công ty là 191.666 m2

, trong đó diện tích nhà xƣởng và kho khoảng 93.681 m2. Tổng công suất điện lắp đặt: 8.000 kW. Nguồn điện, khí nén, nƣớc sạch sẵn có và dồi dào để mở rộng quy mô sản xuất.

Hiện nay Tổng Công ty có trụ sở chính tại: 36 Ông Ích Đƣờng - Phƣờng Hòa Thuận Đông - Quận Cẩm Lệ - TP.Đà Nẵng.

Với vốn điều lệ: 150.000.000.000 VND

 Quá trình hình thành các đơn vị trực thuộc: Năm 1975: Thành lập Nhà máy sợi Hòa Thọ Năm 1997: Thành lập Nhà máy may Hòa Thọ 1 Năm 1999: Thành lập Nhà máy may Hòa Thọ 2

Năm 2002: Thành lập Nhà máy may Hòa Thọ 3, đến năm 2010 thì bắt đầu sáp nhập vào Nhà máy may Hòa Thọ 2

Năm 2001: Thành lập Công ty may Hòa Thọ - Điện Bàn Năm 2002: Thành lập Công ty may Hòa Thọ - Quảng Nam Năm 2003: Thành lập Công ty may Hòa Thọ - Hội An Năm 2007: Đầu tƣ mới hai Công ty:

- Công ty may Hòa Thọ - Duy Xuyên - Công ty may Hòa Thọ - Đông Hà

Năm 2011: Thành lập Nhà máy may Veston Hòa Thọ

Trải qua 50 năm xây dựng và trƣởng thành, Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ đã phát triển hơn về mọi mặt, từng bƣớc củng cố và mở rộng hệ thống kinh doanh, vƣơn ra thị trƣờng quốc tế, tạo dựng thƣơng hiệu, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nƣớc giao, đảm bảo việc làm cho ngƣời lao động, thực hiện tốt các công tác xã hội, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện. Sản phẩm Dệt may Hòa Thọ đã có mặt ở hầu hết các thị trƣờng trên

thế giới nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Đông, Nam Mỹ,… thông qua các nhà nhập khẩu lớn tại nhiều nƣớc. Dệt may Hoà Thọ đã thực sự trở thành một trong những doanh nghiệp may lớn nhất của ngành Dệt may Việt Nam.

 Hiện nay Tổng Công ty có tên gọi là:

Tên tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ

Tên tiếng Anh: Hoa Tho Textile - Garment Jointstock Corporation Tên viết tắt : Hoa Tho Corp

Trụ sở chính tại: 36 Ông Ích Đƣờng - Phƣờng Hòa Thuận Đông - Quận Cẩm Lệ - Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại : 0511.3846290 Fax: 0511.3846216 Website : www.hoatho.com.vn

Vốn điều lệ: 150.000.000.000 VND

 Ngành nghề kinh doanh:

- Hoạt động kinh doanh chính của Tổng Công ty là sản xuất, gia công, mua bán, xuất - nhập - khẩu sản phẩm vải, sợi, chỉ khâu, quần áo may sẵn và các loại thiết bị, NVL, phụ tùng ngành dệt may.

- Sản phẩm chính bao gồm các loại sợi: Sợi cotton chải thô, chải kỹ, sợi T/C, sợi polyester và các sản phẩm may mặc nhƣ quần tây các loại, quần chống nhăn, veston, áo jacket…

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ

Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ

Đại Hội đồng Cổ đông:

Theo luật doanh nghiệp và điều lệ Tổng Công ty, Đại Hội đồng Cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Tổng Công ty, bao gồm tất cả các Cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc ngƣời đƣợc Cổ đông ủy quyền.

Hội đồng Quản trị:

Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Tổng Công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt Tổng Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục

BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÁC ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC Công ty may Hòa Thọ Duy Xuyên Công ty may Hòa Thọ Đông Hà Công ty may Hòa Thọ Điện Bàn Nhà máy may Hòa Thọ II Nhà máy may Hòa Thọ I Nhà máy sợi Hòa Thọ Nhà máy veston Hòa Thọ CÁC CÔNG TY CON Công ty CP Thời trang Hòa Thọ Công ty CP may Hòa Thọ Qảng Nam Công ty CP may Hòa Thọ Hội An

tiêu và lợi ích của Tổng Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại Hội đồng Cổ đông. Hội đồng Quản trị do Đại Hội đồng Cổ đông bầu ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán hàng tồn kho tại tổng công ty cổ phần dệt may hòa thọ (Trang 35 - 77)