Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 42)

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2020 đã được tỉnh Điện Biên phê duyệt;

- Các văn bản liên quan đến quy hoạch sử dụng đất.

Quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Điện Biên Phủ.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành chính thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên;

- Phạm vi thời gian: Số liệu thống kê được lấy từ 2010 -2015; hiện trạng sử dụng đất và kinh tế xã hội lấy đến 31/12/2015.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Điện Biên Phủ

- Đánh giá điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, đất đai, địa hình, khí hậu và thuỷ văn;

- Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội: cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ và cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp (hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc…).

3.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai thành phố Điện Biên Phủ

- Tình hình quản lý đất đai được đánh giá theo 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

- Hiện trạng sử dụng đất thành phố Điện Biên Phủ năm 2015, bao gồm hiện trạng sử dụng đất theo 3 nhóm đất chính: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

3.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Điện Biên Phủ Biên Phủ

- Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất từ năm 2010-2020: Việc đánh giá được tiến hành theo 3 nhóm đất chính là đất nông nghịêp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

- Tìm hiểu một số công trình theo phương án quy hoạch sử dụng đất nhưng triển khai không đúng tiến độ.

- Đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch trên điạ bàn thành phố Điện Biên Phủ.

+ Đánh giá những mặt được và những mặt tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

+ Tìm những nguyên nhân của những tồn tại đó.

3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất

Trên cơ sở đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch và xác định những nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

Điều tra thu thập thông tin tại phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Điện Biên Phủ, văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố Điện Biên Phủ, Ban Giải phóng mặt bằng thành phố Điện Biên Phủ; điều tra các thông tin, số liệu về diện tích đất đai giai đoạn 2010 – 2015, số liệu chỉ tiêu kiểm kê đất đai năm 2015, bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Điện Biên Phủ năm 2010 và 2015, số liệu các chỉ tiêu trong kế hoạch sử dụng đất năm 2015 và phương án quy hoạch sử dụng đất năm 2020. Điều tra, thu thập tình hình triển khai thực hiện một số công trình, dự án nằm trong danh mục và điều tra các dự án đang xin chủ trương thực hiện mà không nằm trong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của thành phố.

Điều tra, thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tại văn phòng Thống kê thành phố Điện Biên Phủ và một số tài liệu, số liệu tại các phòng ban có liên quan đến việc đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch.

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích: trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích các công trình, dự án đã

và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án QHSDĐ. Các số liệu trên được tổng hợp và xử lý bằng Excel.

- Số liệu không gian được xử lý bằng Micro staion, Mapinfo,....

3.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu đã điều tra thu thập được, phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài và rút ra các kết luận. Phân tích, đánh giá một số nội dung :

- Phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường thành phố Điện Biên Phủ.

- Phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.

- Phân tích, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.

- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các công trình, dự án theo phương án quy hoạch sử dụng đất.

3.3.4. Phương pháp so sánh, đánh giá

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất được đánh giá thông qua việc so sánh giữa kết quả thực hiện quy hoạch với kế hoạch đề ra khi xây dựng phương án. Các tiêu chí đánh giá gồm:

- Chỉ tiêu sử dụng đất (tính theo diện tích): tỷ lệ thực hiện tính theo đơn vị %, tỷ lệ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp.

- Vị trí quy hoạch (theo không gian) - Sự phát sinh các công trình mới

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ BIÊN PHỦ

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - văn hóa của tỉnh Điện Biên. Có tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 6.444,1 ha (kết quả kiểm kê đất đai năm 2015). Có toạ độ địa lý từ 21024' 52” vĩ độ trung tâm vùng hành chính và 103002' 31'' kinh độ trung tâm vùng hành chính. Về địa giới hành chính:

- Phía Bắc giáp xã Thanh Nưa, Nà Nhạn và xã Mường Phăng huyện Điện Biên.

- Phía Nam giáp xã Thanh Xương huyện Điện Biên, xã Pú Nhi huyện Điện Biên Đông.

- Phía Đông giáp xã Mường Phăng huyện Điện Biên và xã Pú Nhi huyện Điện Biên Đông.

- Phía Tây giáp các xã Thanh Nưa, Thanh Hưng và Thanh Luông huyện Điện Biên.

Là thành phố miền núi có các tuyến Quốc lộ 12 và Quốc lộ 279 chạy qua thông suốt với tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị và Quốc phòng - An ninh, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng giao thông với các huyện, tỉnh lân cận.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình thành phố chủ yếu là dạng địa hình đồi núi và đồng bằng nghiêng dần theo hướng Bắc - Nam, Đông - Tây. Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo địa chất nên địa hình bị chia cắt, cấu trúc núi cao, đồi và đồng bằng. Độ cao trung bình từ 488 - 1.130m so với mực nước biển. Núi ở đây bị bào mòn mạnh thành những thung lũng và đồng bằng: Địa hình của thành phố Điện Biên Phủ dốc thoải dọc theo hướng Bắc - Nam, Đông - Tây, địa hình Điện Biên Phủ có 2 dạng chính: - Địa hình đồi núi cao trên 600m: Đây là kiểu địa hình đặc trưng của thành phố Điện Biên Phủ, chiếm đến 70% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn thành phố. Đỉnh cao nhất (1.137m) nằm ở dãy núi phía Đông Bắc

khu vực giáp ranh giữa xã Thanh Minh và xã Tà Lèng. Nhìn chung dạng địa hình này phức tạp, gây khó khăn trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Địa hình thung lũng và đồng bằng: Đây là loại địa hình nằm dọc theo sông Nậm Rốm ở phía Tây Nam thành phố, có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt có cánh đồng bằng phẳng có quy mô từ 50 - 100 ha thuộc địa bàn các phường Nam Thanh và Thanh Trường. Đây là nơi tập trung dân cư và sản xuất lương thực (lúa nước) của toàn thành phố.

Nhìn chung địa hình thành phố Điện Biên Phủ khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế của thành phố (năm 2015) phát triển theo hướng thương mại và dịch vụ (78,51%), công nghiệp - xây dựng chưa phát triển mạnh (18,40%), sản xuất nông nghiệp (3,09%).

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu thành phố Điện Biên Phủ là khí hậu nhiệt đới, gió mùa vùng cao, mùa Đông lạnh mưa ít; mùa Hè nóng mưa nhiều.

a) Chế độ nhiệt

Nhiệt độ không khí bình quân năm là 23oC, nhiệt độ không khí bình quân cao nhất vào tháng 6 là 26,3oC và thấp nhất vào tháng 1 là 11oC. Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối là 40,9 oC (tháng 5). Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối là 3,9oC (tháng 1). Trong năm có khoảng 170 ngày nóng và 100 ngày lạnh. Tổng tích ôn cả năm là 8.021oC. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 9-100C ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người cũng như cây trồng và vật nuôi.

b) Chế độ mưa

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa bình quân năm 1.800 mm, phân bố không đều, vùng núi lượng mưa có thể lên đến 1.900 mm/năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 6 đến tháng 10. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau.

c) Chế độ gió

Trên địa bàn thành phố xuất hiện nhiều hướng gió trong năm. Trong đó thịnh hành là hướng gió Tây và Tây - Bắc, thường xuất hiện trong các tháng: 10, 11, 12, 1, 2, 4, 5, 7. Tốc độ gió trung bình từ 0,4 đến 0,7 m/s. Gió Tây thường gây ra khô nóng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người, cây trồng, gia súc.

4.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống sông suối trên địa bàn thành phố thuộc lưu vực sông Mê Kông, do chịu ảnh hưởng của địa hình nên các suối không liên tục mà bị chia cắt thành từng đoạn, hệ thống các suối chính ở đây có hướng chảy phụ thuộc theo địa hình từng khu vực. Trên địa bàn thành phố có sông Nậm Rốm, suối Nậm Khâu Hũ có lưu lượng dòng chảy lớn nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10.

Ngoài ra trên địa bàn còn có hệ thống các suối nhỏ phân bố theo các khe hợp thủy của các dãy núi, các suối này bắt nguồn từ các đồi núi cao đổ ra suối chính, tuy nhiên do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém, vào mùa khô mực nước ở các suối lớn thường xuống rất thấp. Vào mùa khô hệ thống các suối trên địa bàn có lượng nước dự trữ thấp, việc thiếu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thường xuyên xảy ra, cần thiết phải có sự đầu tư cho các hệ thống hồ, đập thủy lợi để tích trữ các nguồn tự nhiên, khai thác và sử dụng nguồn nước một cách khoa học và tiết kiệm mới đem lại hiệu quả.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất

Thành phố Điện Biên Phủ có tổng diện tích tự nhiên là: 6444.10 ha; bao gồm 03 nhóm đất chính với 17 loại đất, trong đó 8 loại đất có ý nghĩa cho việc phát triển nông, lâm nghiệp của thành phố:

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi:

Diện tích: 1.350 ha, nhóm đất này phân bố ở độ cao từ 700 - 1.130m, có khí hậu lạnh và ẩm, thảm thực vật nhìn chung còn tốt so với vùng thấp. Địa hình cao dốc, chia cắt mạnh (> 60% diện tích nhóm đất ở độ dốc > 250) nên đất bị xói mòn vào mùa mưa. Nhóm đất này có 2 loại đất chính: Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (Ký hiệu Hs) và đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq).

- Nhóm đất đỏ vàng:

Diện tích: 1.200 ha; Phân bố rộng khắp trên các đồi - núi thấp, ở độ cao < 700m. Đất hình thành trên sản phẩm phong hoá của nhiều loại đá mẹ khác nhau. Nhóm đất này có 4 loại đất chính: Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk), đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv), đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) và đất vàng nhạt trên đá cát (Fq).

Đất phù sa ngòi suối (Py): Diện tích 3.894.1 ha; Tính chất: Đất hình thành do quá trình bồi tụ của các suối lớn. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình. Phản ứng của đất chua ở tầng mặt, các tầng dưới ít chua - trung tính. Hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt trung bình, các tầng dưới thấp. Các chất tổng số: đạm trung bình, lân giàu, ka li nghèo. Các chất dễ tiêu đều nghèo. Tổng lượng cation kiềm trao đổi thấp.

b) Tài nguyên nước

- Nước mặt:

Phụ thuộc vào nguồn nước mưa và lượng nước ở các sông suối, hồ Huổi Phạ và hề thống kênh thủy nông Nậm Rốm đã được đầu tư đưa vào sử dụng ... Lượng nước khai thác sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt chủ yếu được lấy từ nguồn nước mặt này. Địa bàn thành phố Điện Biên Phủ nằm trong phạm vi đầu nguồn của lưu vực sông Mê Kông.

- Nước ngầm:

Có trữ lượng khá, chất lượng tốt, là nước khe mạch nứt trong các khe đá, nước có độ tổng khoáng hoá nhỏ và ít biến động theo mùa loại hình hoá học của nước phổ biến là bicacbonat-clorua hoặc clorua-bicacbonat, nồng độ các vi nguyên tố đều rất nhỏ và nhỏ hơn giới hạn cho phép. Nguồn nước ngầm được nhân dân sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

c) Tài nguyên rừng

* Theo kết quả kiêm kê đất đai năm 2015 rà soát 2 loại rừng cho thấy: Tổng diện tích đất rừng toàn thành phố Điện Biên Phủ theo số liệu kiểm kê năm 2015 là: 2.155,95 ha, độ che phủ rừng của thành phố là 35,40% (trong đó: đất rừng phòng hộ: 1.678,69 ha, rừng sản xuất: 477,26 ha).

Rừng trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ không còn gỗ quý và có giá trị kinh tế, rừng ở thành phố chủ yếu là rừng trồng sản suất là những cây keo, tre, bương ..., một số diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn thì có nhiều loại cây tạp. Ngoài ra còn các loại hình cây bụi, cây gỗ rải rác, tre nứa. Động vật rừng trên địa bàn hầu như không còn như: khỉ, hoẵng, lợn rừng, một số loài chim quý mà chỉ còn một số loài chim, gà rừng. Cùng với việc mất rừng do nhân dân khai thác và chuyển sang trồng cây ăn quả lâu, dẫn đến mất cân bằng sinh thái rừng, diện tích đất rừng trên địa bàn thành phố giảm và giá trị rừng thấp. Tuy nhiên cho tới nay,

thành phố đã làm tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ, giao đất giao rừng cho các hộ gia đình. Trong những năm tới cần có sự quản lý giữa đất di tích với việc trồng rừng, bảo vệ rừng, trồng cây rừng có giá trị và hiệu quả kinh tế.

d) Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả tài liệu điều tra trong lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 (nhóm tờ Điện Biên) trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ có điểm quặng khoáng sản chì, kẽm Tà Lèng, xã Noong Bua (nay là xã Tà Lèng), đây là điểm khoáng sản, chưa được điều tra, khảo sát đánh giá tiềm năng trữ lượng khoáng sản để đưa vào khai thác, sử dụng.

Tiềm năng về vật liệu xây dựng: Các mỏ đá xây dựng thuộc xã Thanh Minh, Tà Lèng, có trữ lượng khá song việc khai thác chủ yếu phục vụ cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố.

e) Tài nguyên nhân văn

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc trên địa bàn thành phố luôn kề vai sát cánh với quân dân cả nước chống giặc ngoại xâm, đồng thời năng động sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 42)