Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội gây áp lực đối với đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 50 - 55)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2.Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội gây áp lực đối với đất đai

4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Giai đoạn tăng trưởng bình quân 3,87%/năm vượt 1,80% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội IV. Trong đó: Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản đạt 155 tỷ đồng, giảm bình quân 1,12%/năm; giá trị sản xuất CN - TTCN đạt 921,50 tỷ đồng, giảm bình quân 2,27%/năm; giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 3931,90 tỷ đồng, tăng bình quân 3,71%/năm.

Năm 2010 và năm 2011 do ảnh hưởng tình hình suy thối kinh tế trong nước, dẫn đến kinh tế trong thành phố gặp khó khăn. Nhưng dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố và các phòng, ban ngành của thành phố trong những năm gần đây đã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh dịch vụ; các cơng trình xây dựng chung, quy hoạch các khu tái định cư và các công trình xây dựng của Nhà nước, tỉnh trên địa bàn thành phố … đảm bảo tốc độ tăng trưởng chung của thành phố đạt được mục tiêu nghị quyết của Đảng bộ thành phố lần thứ V đề ra.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng, thương mại và dịch vụ. Trong đó: Nơng lâm nghiệp chiếm 3,09%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 18,40%; Thương mại - Dịch vụ chiếm: 78,51%.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Điện Biên Phủ tuy có bước phát triển tốt nhưng vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện: Ngành công nghiệp sản xuất chưa thể hiện được sự tương xứng với tốc độ phát triển chung của thành phố, chưa sản xuất ra hàng hóa phục vụ tiêu dùng của nhân dân. Thương mại - dịch vụ trên địa bàn tuy có những bước phát triển tốt nhưng hàng hóa phụ thuộc vào khả năng luân chuyển hàng hóa, sản xuất nơng nghiệp chưa có sự đầu tư của cơ giới hóa vẫn phụ thuộc vào sức lao động trực tiếp của con người …

Bảng 4.1. Cơ cấu tổng giá trị sản xuất theo ngành kinh tế

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

I Giá trị sản xuất Tỷ đồng 2.267,00 3.013,00 3.363,75 3.628,40 4.428,00 5.008,40

1 Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷ đồng 112,00 132,00 137,00 146,83 155,00 155,00

2 Công nghiệp, xây

dựng Tỷ đồng 547,00 707,00 766,00 803,40 818,00 921,50

3 Thương mại - dịch vụ Tỷ đồng 1.608,00 2.174,00 2.460,00 2.825,00 3.455,00 3.931,90

II

Cơ cấu tổng giá trị

sản xuất theo ngành

kinh tế

100 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

1 Nông, lâm, ngư nghiệp % 4,94 4,38 4,07 4.05 3,50 3,09

2 Công nghiệp, xây

dựng % 24,13 23,46 22.77 22,14 18,47 18,40

3 Thương mại - Dịch vụ % 70,93 72,16 73.16 73,81 78,03 78,51

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a) Kinh tế nông nghiệp

Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp của thành phố Điện Biên Phủ năm 2015 là 5.109,81 ha (chiếm 79,29% diện tích tự nhiên của thành phố), tiềm năng đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp là rất lớn, sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ phục vụ chủ yếu cho nhân dân thành phố, trong những năm qua nền nơng nghiệp của thành phố đã có sự phát triển đáng kể theo hướng sản xuất hàng hóa; năng suất chất lượng các loại cây trồng vật nuôi tăng, sản xuất lương thực dần đi vào ổn định; công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với quy hoạch chung; công tác chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ đang được đầu tư phát triển; đã có những mơ hình sản xuất có hiệu quả được nhân rộng; kinh tế gia trại ngày càng được phát triển; hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư đáp ứng tốt cho công tác tưới tiêu. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản phát triển khá.

Tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2015 là 155,00 tỷ đồng, tăng 1,38 lần so với năm 2010.

* Trồng trọt

- Cây hàng năm: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng của thành phố năm sau tăng cao hơn năm trước, do nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, đưa những loại cây trồng có năng

suất và chất lượng vào sản xuất. Tổng sản lượng lương thực năm 2015 đạt 7.570,60 tấn.

- Cây công nghiệp lâu năm

+ Cây cao su: Diện tích trồng cao su được trồng từ năm 2014 đến năm 2015 trồng được 103,62 ha, diện tích cao su trên địa bàn thành phố chưa cho thu hoạch. Diện tích trồng cao su biến động tăng những năm tới do Công ty cao su Điện Biên tiến hành đầu tư trồng trên những diện tích theo quy hoạch đã được UBND tỉnh xét duyệt và chuyển một số diện tích rừng nghèo sang trồng cao su.

+ Cây ca phê: Diện tích trồng cà phê năm 2012 là 32 ha, sản lượng nhân 40 tấn. Năm 2015 là 30,78 ha, sản lượng nhân 71,10 tấn.

* Chăn nuôi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chăn ni gia súc là có tiềm năng để phát triển, nhưng chưa được đầu tư phát triển đúng mức. Chăn ni cịn mang nặng tính tự cung, tự cấp; chưa có các cơ sở chăn ni tập trung mang tính sản xuất hàng hóa.

+ Đàn trâu: Tổng đàn năm 2015 có 960 con so với năm 2011 là 1.025 con giảm 65 con. Tuy nhiên hiện do trâu được nuôi để dùng làm sức kéo đồng thời được nuôi lấy thịt nên đàn trâu của thành phố phát triển hạn chế.

+ Đàn bị: Tổng đàn năm 2015 có 322 con sản lượng 7,75 tấn so với năm 2011 là 284 con sản lượng 17 tấn. Bị được ni chủ yếu để lấy thịt nhưng chưa có sự đầu tư phát triển.

+ Đàn lợn: Tổng đàn năm 2015 đạt 10.154 con sản lượng 610 tấn so với

năm 2011 là 16.485 con sản lượng 594 tấn. Đàn lợn tốc độ phát triển không cao nhưng sản lượng thịt ngày một tăng do được đầu tư.

+ Đàn dê: Năm 2015 có 117 con so với năm 2012 là 577 con giảm 409 con. + Gia cầm: Tổng đàn năm 2015 có 231 nghìn con so với năm 2011 là 219,9 nghìn con tăng 11,1 nghìn con, vịt, gà của thành phố chủ yếu nuôi lấy thịt, trong những năm tới cần tiến tới nuôi thành những trang trại tạo ra thế mạnh phát triển chăn nuôi .

+ Thủy sản: Tổng diện tích năm 2015 là 87,15 ha sản lượng ước đạt 205,4

tấn tăng 40,9 tấn so với năm 2011. Diện tích mặt nước ni trồng thủy sản trên địa bàn thành phố manh mún, nhỏ lẻ nằm dải rác được nhân dân khai thác để nuôi trồng thủy sản, trong những năm tới cần tăng diện tích và phát triển thành những trang trại tạo ra thế mạnh chăn ni của thành phố.

Nhìn chung, ngành chăn ni của thành phố nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình trang trại mà sản lượng trong những năm vừa qua có xu hướng tăng cao. Dự báo trong những năm tới sẽ tiếp tục ứng dụng thêm nhiều phương pháp tiên tiến trong chăn ni để có thể nâng cao năng suất hơn nữa.

* Lâm nghiệp:

Diện tích lâm nghiệp của thành phố là 2.155,95 ha, chiếm 33,46% diện tích tự nhiên (theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015: - Đất rừng phòng hộ là:

1.678,69 ha; - Đất rừng sản xuất là: 477,36 ha) đạt 100% so với chỉ tiêu Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VI đề ra. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 35,40%. Trong những năm tới việc thực hiện trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng theo quy hoạch 2 loại rừng đã được UBND tỉnh xét duyệt, phát huy khả năng đầu tư trồng rừng của các doanh nghiệp, khai thác rừng theo chu kỳ đảm bảo độ che phủ của rừng, phịng ngừa thiên tai do khơng có rừng tre phủ là rất cần thiết, đây là một trong những yếu tố quan trong nhằm phát triển kinh tế lâm nghiệp một cách bền vững.

b) Kinh tế Cơng nghiệp-xây dựng

Tồn thành phố trong những năm qua số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trên 9 phường, xã; Trong đó bao gồm các ngành sản xuất như: sản xuất nước đá, dịch vụ sửa chữa cơ khí, chế biến gỗ, sản xuất hàng mộc dân dụng, khai thác vật liệu đá xây dựng, khai thác khoáng sản, sửa chữa động cơ máy nổ, sửa chữa điện cơ, cơ sở may mặc, xay xát, gia công giày da ...

Nguồn lao động của các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là nguồn nhân lực địa phương, công nhân của các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp chỉ có một số ít được đào tạo qua các trường dạy nghề ở trong và ngồi tỉnh, số cịn lại chủ yếu là vừa học, vừa làm, số được đào tạo qua trường lớp chính quy chủ yếu là các chủ cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gửi đi đào tạo.

Giá trị sản xuất năm 2015 của ngành công nghiệp - TTCN và xây dựng là 921,50 tỷ đồng, tăng 1,68 lần so với năm 2010.

c) Kinh tế Thương mại - Dịch vụ

Trong những năm qua, hoạt động thương mại - dịch vụ của thành phố đã có những bước chuyển biến tích cực, từng bước tiếp cận được với kinh tế thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức

nghiệp phát triển tương đối mạnh có nhu cầu cung ứng vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do đó tạo cho lĩnh vực thương mại phát triển đa dạng và phong phú.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa hàng năm đều tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất cho xã hội, thương mại từ khu vực trung tâm đến các xã phát triển, chợ nông thôn của 2 xã, mở rộng giao lưu hàng hóa đa dạng về ngành hàng, phong phú về chủng loại nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống sinh hoạt của nhân dân ngày càng tốt hơn.

Tập trung tổ chức sắp xếp, ổn định hoạt động kinh doanh tại các chợ; cùng với các ngành liên quan của tỉnh lập kế hoạch phát triển chợ nông thôn. Số hộ tiểu thương trên địa bàn thành phố ngày càng tăng, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mai - dịch vụ tăng.

Giá trị tổng mức luân chuyển hàng hóa và dịch vụ năm 2015 là 3931,90 tỷ đồng, tăng 2,44 lần so với năm 2010.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a) Dân số:

Theo số liệu thống kê năm 2015 dân số toàn thành phố 51.650 người, mật độ dân số là 794 người/km2, cơ cấu dân số của thành phố Điện Biên Phủ gồm: Thành thị là 48.955 người, chiếm 94,78%; Nông thôn là 2.685 người, chiếm 5,22%. Trong đó phường Tân Thanh có mật độ trung bình cao nhất với 6.328 người/km2 và xã Tà Lèng có mật độ dân số thấp nhất, chỉ có 60 người/km2. Trong những năm gần đây mức độ tăng dân số của thành phố dần đi vào ổn định do thực hiện kế hoạch hóa gia đình bằng các biện pháp tránh thai có hiệu quả, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 là 1,104% …

b) Lao động, việc làm:

Đến năm 2015 số người trong độ tuổi lao động là: 31.571 người chiếm 61,12% dân số. Số người có việc làm 28.779 lao động chiếm 91,15% tổng số lao động, số người chưa có việc làm ổn định 2.793 lao động, chiếm 8,85% tổng số lao động.

Tỷ lệ lao động theo các ngành, các lĩnh vực năm 2015 như sau: Lao động trong ngành NLN, thủy sản : 8.905 người, chiếm 28,20%; Lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng: 11.014 người, chiếm 34,89%; Lao động ngành thương mại, dịch vụ: 8.924 người, chiếm 28,27%; Lao động trong lĩnh vực khác: 2.728 người, chiếm 8,64%.

c) Thu nhập: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành tựu phát triển kinh tế trong những năm qua đã cải thiện đáng kể về đời sống nhân dân thành phố, mức thu nhập của người dân tăng qua các năm, tỷ lệ nghèo, đói giảm xuống. Bình qn thu nhập đầu người trên địa bàn thành phố ngày một tăng theo tốc độ phát triển kinh tế, năm 2015 thu nhập bình quân là 3.634 USD/người/năm.

Mặc dù đã đạt được những tiến bộ chung song mức nghèo và thiếu lương thực ở khu vực nơng thơn vẫn cịn xảy ra. Theo báo cáo tổng hợp tồn thành phố đến năm 2015 có 1,09% hộ nghèo trong tổng số hộ của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 50 - 55)