Quản lý chi BHXH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng nam (Trang 33 - 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢNLÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.2.2. Quản lý chi BHXH

a. Khái niệm quản lý chi BHXH

“Quản lý diễn ra trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời khi có nhiều ngƣời liên kết, hợp tác với nhau, diễn ra trên nhiều cấp độ khác nhau, đƣợc vận dụng khái niệm chung về quản lý” [11]. Đối với công tác chi BHXH cũng cần có quản lý, hoạt động đó đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Quản lý chi BHXH là các hoạt động có tổ chức, theo quy định củapháp luật để thực hiện công tác chi các chế độ BHXH. Các hoạt động đó đƣợc thực hiện bằng hệ thống pháp luật của nhà nƣớc và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức,

kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt đƣợc mục tiêu chi đúng đối tƣợng, chi đủ số lƣợng và đảm bảo tiền tới tận tay đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng đúng thời gian quy định” [16].

b. Đặc điểm của quản lý chi BHXH

- Nhà nƣớc là chủ thể tổ chức và quản lý các hoạt động chi BHXH. Cụ thể hơn, Nhà nƣớc ủy quyền cho BHXH quản lý toàn bộ hoạt động quản lý chi BHXH trên phạm vi cả nƣớc. Để công tác quản lý chi đƣợc hiệu quả, nhà nƣớc sử dụng các công cụ nhƣ: Luật, các văn bản luật, các công cụ cƣỡng chế.

- Quản lý chi BHXH mang tính đặc thù. Nguồn tài chính dùng để chi BHXH cho ngƣời hƣởng lấy từ nguồn NSNN và quỹ BHXH.Hoạt động chi BHXH đƣợc coi là trọng tâm và có vai trị quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH, tác động trực tiếp đến quyền lợi của ngƣời tham gia BHXH, khơng nhằm mục đích lợi nhuận.Đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH rất đa dạng, biến động liên tục, khó dự báo vì nhiều ngun nhân khác nhau.

- Quản lý chi BHXH gắn liền trực tiếp với chính sách BHXH và chính sách ASXH của Đảng và Nhà nƣớc. Khi chính sách BHXH và chính sách ASXH có những thay đổi để phù hợp theo điều kiện, hoàn cảnh phát triển của đất nƣớc thì cơng tác quản lý chi BHXH cũng có những thay đổi về nội dung, phƣơng pháp quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho đối tƣợng thụ hƣởng và đáp ứng chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Đồng thời, khi công tác quản lý chi BHXH đƣợc thực hiện tốt cũng góp phần khơng nhỏ vào sự thành cơng của chính sách BHXH và chính sách ASXH.

c. Mục tiêu của quản lý chi BHXH

Việc xác định mục tiêu là căn cứ đầu tiên của công tác quản lý chi BHXH nhằm đảm bảo cho công tác quản lý chi BHXH thu đƣợc kết quả tốt nhất.

Do đó, quản lý chi BHXH nhằm các mục tiêu sau:

- Đảm bảo và ổn định thu nhập cho NLĐ khi họ gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập.

- Đảm bảo sự công bằng trong việc chi các chế độ cho NLĐ, để họthấy rằng BHXH là một chính sách thật sự cần thiết trong cuộc sống.

- Đảm bảo công tác chi trả kịp thời, chính xác, đúng đối tƣợng, đúng chế độ chính sách và thực hiện theo pháp luật.

- Đảm bảo cho việc cân đối quỹ BHXH, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt quỹ.

- Đảm bảo việc chi BHXH khơng để xảy ra tình trạng trục lợi, gây thâm hụt quỹ.

d. Vai trò của quản lý chi BHXH

- Đối với đối tƣợng thụ hƣởng: Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là trực tiếp bảo đảm quyền lợi của ngƣời thụ hƣởng các chế độ BHXH. Đây là vai trò rõ nét nhất của công tác quản lý chi. Các hoạt động chi BHXH phải đảm bảo chi đúng đối tƣợng hƣởng, chi đủ số tiền họ đƣợc hƣởng và đảm bảo thời gian quy định. NLĐ khi đƣợc chi trả đảm bảo sẽ ý thức đƣợc quyền lợi và trách nhiệm của mình, tạo tâm lý yên tâm khi tham gia, điều này cũng gián tiếp ổn định quỹ, đảm bảo ổn định thu nhập của ngƣời hƣởng khi có bất cứ khó khăn, thay đổi nào trong cuộc sống.

- Đối vơi ngƣời SDLĐ: Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH cũng chính là góp phần đảm bảo, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp khi mà tâm lý NLĐ tin tƣởng, nguồn tài chính thuận lợi, mối

quan hệ ngƣời SDLĐ – NLĐ thêm bền chặt, uy tín và niềm tin về doanh nghiệp đƣợc củng cố.

- Đối với hệ thống BHXH: Thực hiện tốt cơng tác quản lý chi BHXH sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo quản lý và tăng trƣởng quỹ an toàn, khơng bị thất thốt, từ đó tăng đƣợc niềm tin, thu hút thêm nhiều nguồn đầu tƣ, tài trợ, viện trợ vào phát triển quỹ. Đồng thời, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính, chi phí đầu tƣ xây dựng cơ bản, góp phần cân đối quỹ BHXH

- Đối với hệ thống ASXH: Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là góp phần thực hiện tốt chính sách ASXH cơ bản nhất của quốc gia vào phát triển con ngƣời, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và phát triển đất nƣớc bền vững. Bởi vì BHXH là chính sách rất cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội nói chung và hệ thống ASXH nói riêng, thực hiện tốt cơng tác quản lý chi BHXH là góp phần thực hiện tốt, đảm bảo hệ số an toàn cao về đời sống cho NLĐ tham gia BHXH trong kinh tế thị trƣờng, trong và sau khi ra khỏi quá trình lao động, nhƣ vậy nó liên quan trực tiếp đến con ngƣời, tạo ra nền cơ bản tối thiểu nhất để phát triển con ngƣời.

- Đối với xã hội: góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội vì đã đáp ứng đƣợc nhu cầu cần thiết nhất của con ngƣời, giúp cân đối ngân sách quốc gia trong trƣờng hợp bù thiếu, từ đó số tiền nhàn rỗi trong quỹ và ngân sách sẽ đƣợc đầu tƣ vào những hạn mục thiết yếu cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc.

e. Các nhân tố tác động đến quản lý chi BHXH

- Thu BHXH: Công tác quản lý thu là yếu tố hàng đầu ảnh hƣởng đến việc cân đối quỹ và chi các chế độ BHXH về sau. Nếu công tác thu kém, không khai thác đƣợc hết nguồn thu, không đảm bảo số thu…chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả thu không đủ chi, quỹ sẽ bị mất cân đối.

- Nhóm yếu tố sinh học: Tuổi thọ bình quân là yếu tố tác động lớn đến các chế độ BHXH vì đi kèm với sự gia tăng của tuổi thọ là gánh nặng của quỹ BHXH. Giới tính cũng là một yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi BHXH vì với doanh nghiệp sử dụng nhiều nam giới do tính chất cơng việc địi hỏi sức khỏe thì việc khó tránh khỏi là họ phải chi trả nhiều cho chế độ TNLĐ-BNN, trong khi doanh nghiệp chỉ sử dụng lao động nữ vì những ƣu thế nhƣ bền bỉ, khéo léo…thì phải chi trả nhiều cho chế độ thai sản.

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Khi ban hành chính sách BHXH và đặc biệt là khi thiết lập các chế độ BHXH, điều kiện kinh tế - xã hội có tác động rất lớn và đơi khi đóng vai trị quyết định. Điều kiện kinh tế - xã hội biểu hiện ở trình độ dân trí và nhận thức xã hội của NLĐ cũng nhƣ ngƣời SDLĐ, ở tiềm lực và sức mạnh kinh tế của đất nƣớc, ở khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia…Những yếu tố này không chỉ quyết định một quốc gia nào đó có thể thực hiện đƣợc bao nhiêu chế độ BHXH, mà còn ảnh hƣởng đến nội dung trực tiếp của từng chế độ. Chẳng hạn, khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của NLĐ ngày càng đƣợc nâng cao thì khả năng đóng góp cho quỹ BHXH sẽ ngày càng nhiều, từ đó có thể nâng cao đƣợc các mức hƣởng trợ cấp BHXH trong từng chế độ và ngƣợc lại.

f. Nguyên tắc quản lý chi BHXH

- Đúng chế độ, chính sách hiện hành, đúng ngƣời đƣợc hƣởng. - Bảo đảm chi kịp thời và đầy đủ chế độ của ngƣời hƣởng. - Thủ tục chi đơn giản, thuận tiện.

- Đảm bảo an toàn tiền mặt trong chi.

- Chi các chế độ BHXH, BHTN đƣợc quản lý thống nhất, công khai, minh bạch.

g. Nội dung quản lý chi BHXH

Trong thực tế, các nhà quản lý thuộc mọi đối tƣợng từ công ty đến nhà nƣớc đều thực hiện các quá trình quản lý bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm sốt. Cơng tác quản lý chi BHXH cũng đƣợc tổ chức thực hiện theo quy trình trên nhƣng đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù của ngành. Công tác quản lý chi BHXH gồm: lập kế hoạch, dự toán chi BHXH; tổ chức quản lý chi BHXH; kiểm tra, kiểm soát chi BHXH, bƣớc lãnh đạo đƣợc thực hiện đan xen trong các nội dung trên của công tác quản lý chi BHXH.

 Lập kế hoạch, dự toán chi BHXH:

Kế hoạch chi BHXH đƣợc xây dựng phải sát với nhu cầu chi ở từng địa phƣơng (tỉnh, huyện), đảm bảo đủ nguồn kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho ngƣời đƣợc hƣởng, tránh tồn đọng quá lớn trên các tài khoản ở BHXH tỉnh, huyện sẽ gây lãng phí việc sử dụng vốn. Dự tốn chi BHXH phải phản ánh đầy đủ nội dung theo từng khoản mục, loại đối tƣợng, mức hƣởng, nguồn kinh phí và các quỹ thành phần. Dự toán phải kèm theo thuyết minh về sự biến động tăng, giảm đối tƣợng hƣởng và các nội dung chi khác trong năm (nếu có)

Xây dựng kế hoạch chi hằng năm của BHXH các cấp căn cứ vào: + Đối tƣợng đang hƣởng lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH

+ Dự báo tăng, giảm đối tƣợng hƣởng BHXH trong năm đối với từng loại đối tƣợng cụ thể.

+ Dự báo tăng kinh phí chi trả BHXH do Nhà nƣớc điều chỉnh tăng tiền lƣơng tối thiểu hoặc thay đổi chính sách tiền lƣơng cho ngƣời hƣởng trợ cấp BHXH.

Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chi vƣợt kế hoạch, BHXH cấp dƣới phải báo cáo, giải trình với BHXH cấp trên để xem xét, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tƣợng hƣởng.

 Tổ chức quản lý chi BHXH:

Tổ chức quản lý chi BHXH gồm những nội dung: quản lý đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH và quản lý việc chi các chế độ BHXH cho ngƣời hƣởng.

 Quản lý đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH:

Quản lý tốt đối tƣợng hƣởng là một trong những cơ sở, điều kiện nhằm đảm bảo cho công tác chi trả đƣợc thuận lợi, chính xác, đúng quy định.

Đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH có đặc thù là rất nhiều và đa dạng nên để quản lý tốt cần đƣợc phân cấp quản lý rõ ràng, cụ thể từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

Nội dung quản lý đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH:

+ Theo dõi quản lý ngƣời tăng, giảm. Ngƣời hƣởng giảm do chuyển tỉnh, huyện, chết…Ngƣời hƣởng tăng do hƣởng mới, tỉnh khác chuyển đến…

+ Theo dõi ngƣời hƣởng chuyển nơi lĩnh lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH hàng tháng gồm: chuyển tỉnh khác, chuyển trong tỉnh, chuyển hình thức nhận tiền.

+ Thu hồi kịp thời các khoản tiền chi sai, chi vƣợt của những ngƣời hƣởng do báo giảm chậm theo quy định.

+ Cung cấp các mẫu, biểu cho ngƣời hƣởng khi có nhu cầu.

+ Tuyên truyền, hƣớng dẫn ngƣời hƣởng thực hiện đúng các quyđịnh về quản lý và chi trả các chế độ BHXH.

 Quản lý việc chi các chế độ BHXH cho ngƣời đƣợc thụhƣởng

Quản lý việc chi các chế độ bao gồm: chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ– BNN, hƣu trí, tử tuất. Việc chi trả các chế độ BHXH phải phù hợp với từng loại đối tƣợng và từng loại trợ cấp, đảm bảo nguyên tắc chi trả đúng đối tƣợng, đúng chế độ, đầy đủ, kịp thời, chính xác, an tồn và phƣơng thức chi cũng phải đa dạng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời hƣởng các chế độ BHXH.

Nội dung quản lý chi các chế độ BHXH cho ngƣời thụ hƣởng gồm:

- Quản lý quy trình chi các chế độ BHXH

- Quản lý phƣơng thức chi BHXH

 Kiểm tra, kiểm soát chi BHXH

Kiểm tra, kiểm soát là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý chi BHXH. Hoạt động BHXH là việc thực hiện chế độ chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, vì vậy trong quá trình tổ chức, điều hành hoạt động BHXH cần phải đảm bảo nguyên tắc kiểm tra, nhằm đánh giá và nắm bắt đƣợc kết quả thực hiện nghiệp vụ, mặt khác kịp thời phát hiện những sai sót để khắc phục sửa chữa. Định kỳ hoặc đột xuất, cơ quan BHXH và các cơ quan chức năng khác của Nhà nƣớc thực hiện kiểm tra các vấn đề chi BHXH nhằm phát hiện những tình trạng gian lận trong q trình chi, góp phần đảm bảo an toàn cho nguồn quỹ. Đồng thời, đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động chi BHXH theo đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời thụ hƣởng các chế độBHXH và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nội dung kiểm tra, kiểm sốt thực hiện chi BHXH gồm có:

- Kiểm tra việc giải quyết, thanh toán, chi các chế độ BHXH cho ngƣời thụ hƣởng. Quá trình này liên quan trực tiếp đến ngƣời đƣợc thụ hƣởng, đến cơ quan BHXH và các cơ quan có liên quan nhƣ chủ SDLĐ, đại lý chi trả các chế độ BHXH.

- Kiểm tra việc quản lý đối tƣợng hƣởng lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH thƣờng xuyên, tình hình biến động tăng giảm đối tƣợng.

- Kiểm tra việc chấp hành công tác quyết tốn, chấp hành cơng tác kế toán – thống kê.

h. Các tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý chi BHXH

Để nghiên cứu và phân tích thực trạng cơng tác quản lý chi BHXH, đề tài đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá sau đây:

 Tổng kết quả chi tất cả các chế độ BHXH.

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ, quy mô tổng số tiền chi, tổng số ngƣời hƣởng tất cả các chế độ BHXH qua từng năm.

 Kết quả chi chế độ trợ cấp ngắn hạn: ốm đau, thai sản, nghĩ dƣỡng sức phục hồi sức khỏe (số lƣợt ngƣời đƣợc hƣởng và số tiền chi)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ, quy mô tổng số tiền, tổng số lƣợt ngƣời chi BHXH chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, nghĩ dƣỡng sức phục hồi sức khỏe qua từng năm.

 Kết quả chi chế độ trợ cấp một lần (số ngƣời đƣợc hƣởng và số tiền chi)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ, quy mô tổng số tiền, tổng số ngƣời chi BHXH chế độ trợ cấp BHXH một lần, tuất một lần, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp một lần, mai táng phí qua từng năm.

 Kết quả chi chế độ hƣu trí, MSLĐ, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng (số ngƣời đƣợc hƣởng và số tiền chi)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ, quy mô tổng số tiền, tổng số ngƣời chi BHXH chế độ hƣu trí, MSLĐ, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng qua từng năm.

 Tốc độ tăng đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng, giảm số đối tƣợng hƣởng BHXH năm sau với năm trƣớc.

Cách tính:

Tốc độ tăng đối tƣợng hƣởng năm t =

x 100  Tốc độ tăng số tiền chi BHXH

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng, giảm số tiền chi BHXH từng nhóm đối tƣợng năm sau với năm trƣớc.

Cách tính:

Tốc độ tăng số tiền chi BHXH năm t =

x 100 Ngoài những chỉ tiêu định lƣợng, thì chỉ tiêu định tính nhƣ: sự hài lòng của NLĐ, ngƣời SDLĐ, ngƣời nghỉ hƣởng các chế độ BHXH đối với công tác quản lý chi BHXH cũng là tiêu chí đƣợc sử dụng để đánh giá công tác quản lý chi BHXH. Sự hài lòng của ngƣời hƣởng các chế độ BHXH đƣợc đánh giá qua việc có bị khiếu nại trong công tác chi BHXH hay không và cách thức giải quyết các khiếu nại có thỏa mãn đƣợc ngƣời hƣởng khơng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý chi BHXH. Cụ thể, luận văn đã khái quát cơ sở lý thuyết về định chế tiết kiệm theo hợp đồng, từ đó, nêu ra cơ sở lý luận về quỹ BHXH, là một loại hình của định chế tiết kiệm theo hợp đồng. Luận văn cũng đã nêu ra đƣợc cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng nam (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)