6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SỐ VÀTÌNH
VÀTÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số
Quảng Nam là một tỉnh ven biển, đƣợc tái lập vào năm 1997, là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có 15 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; tổng diện tích tự nhiên 10.406 km2, nằm ở trung độ của cả nƣớc. Tính đến hết năm 2015, dân số Quảng Nam là 1.435.629 ngƣời, với mật độ dân số trung bình là 139 ngƣời/km2. Quảng Nam có lực lƣợng lao động dồi dào, với trên 887.000 ngƣời (chiếm 62% dân số tồn tỉnh), trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm 61,57%, ngành công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ là 21,95%.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
“Quảng Nam có sân bay Chu Lai có diện tích 2.275 ha, đƣờng băng dài trên 3.000 mét, rộng 60 mét, quy mô công suất hiện nay phục vụ khoảng 500.000 hành khách/năm và 500.000 tấn hàng/năm và đạt 1 triệu lƣợt khách/năm, 1 triệu tấn hàng/năm vào năm 2020. Là một bộ phận trong hệ thống cảng biển Việt Nam, cảng Kỳ Hà hiện tại có 2 cầu cảng. Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ tại Quảng Nam đã đƣợc phát triển đồng bộ và rộng khắp. Hệ thống điện đã đƣợc phủ rộng trên địa bàn tỉnh, mạng lƣới bƣu chính, viễn thơng phát triển khá tốt” [7]
Việc hình thành các khu, cụm cơng nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai cùng với quá trình phát triển kinh tế nhằm đƣa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp trƣớc năm 2020 sẽ đẩy nhanh q trình đơ thị hóa. Q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa cùng với lực lƣợng lao động dồi dào sẽ làm tăng mức độ di động
dân số trong nội tỉnh cũng nhƣ ngoại tỉnh. Trung bình mỗi năm ra đời khoảng 640 doanh nghiệp, nâng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lên gần 4.800, giải quyết việc làm cho 120 nghìn lao động. Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi tăng dần lên hàng năm, từ 46,5% năm 2013 lên 49% năm 2014. Các doanh nghiệp này đã đóng góp 90% thu ngân sách, trong đó các doanh nghiệp ngồi nhà nƣớc đóng góp trên 60%. Khu vực FDI cũng đóng góp đáng kể với mức đóng góp bình qn hàng năm hơn 500 tỷ đồng cho NSNN và hơn 70% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân cịn thấp. Quy mơ nền kinh tế có tăng trƣởng nhƣng chiếm tỷ trọng nhỏ. GDP bình quân đầu ngƣời còn thấp so với cả nƣớc. Thực tế công nghiệp dẫn dắt tăng trƣởng của tỉnh Quảng Nam vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và tiểu thủ công nghiệp. Thiếu công nghiệp hỗ trợ nên chƣa thể tận dụng cơ hội, chƣa hấp dẫn FDI và xuất khẩu hạn chế. Sự hạn hẹp của ngân sách không đủ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu về xã hội và môi trƣờng.