6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BHXH TỈNH QUẢNG NAM
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1995, đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn trong sự phát triển chính sách BHXH với việc triển khai thống nhất BHXH bắt buộc cho NLĐ trong mọi thành phần kinh tế và sự ra đời của tổ chức BHXH Việt Nam. Ngày 15/6/1995, BHXH tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đƣợc thành lập. Sau khi Quảng Nam – Đà Nẵng đƣợc chia tách thành 2 đơn vị hành chính là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ƣơng, ngày 16/9/1997, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1612/BHXH/QĐ-TCCB thành lập BHXH tỉnh Quảng Nam và chính thức hoạt động từ ngày 1/3/1998. Tiếp đến năm 2003, thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ, Bảo hiểm y tế
tỉnh Quảng Nam đƣợc chuyển sang Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế hộ gia đình; quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.Bảo hiểm xã hội tỉnh có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Kể từ ngày thành lập đến nay, mặc dù gặp không ít khó khăn nhƣng BHXH Quảng Nam luôn vững vàng, từng bƣớc khẳng định đƣợc vị trí của mình và đạt đƣợc nhiều thành tích xuất sắc, tạo đƣợc niềm tin của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân trong tỉnh. Với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, cùng với sự quan tâm lãnh đạo của BHXH Việt Nam, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, các đơn vị sử dụng lao động, ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh và sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ công chức viên chức ngành BHXH Quảng Nam nên hàng năm số đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT ngày càng mở rộng, số thu năm sau cao hơn năm trƣớc, giải quyết đầy đủ, kịp thời quyền lợi của ngƣời tham gia BHXH, BHYT đúng quy định của pháp luật, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và ổn định cuộc sống cho ngƣời tham gia và thụ hƣởng chính sách BHXH, BHYT. Với những thành tích đã đạt đƣợc BHXH tỉnh Quảng Nam vinh dự đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng Huân chƣơng lao động hạng nhì năm 2014.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
BHXH tỉnh Quảng Nam là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam có chức năng giúp Tổng Giám đốc thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. BHXH Quảng Nam có những chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau:
“- Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn và chƣơng trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chƣơng trình sau khi đƣợc phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng quy định.
- Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tƣợng tham gia và hƣởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định; tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức và cá nhân tham gia.
- Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện); thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyếtthủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh; chỉ đạo, hƣớng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện theo quy định.
- Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định.
- Quản lý và sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định.
- Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; bảo vệ quyền lợi ngƣời tham gia bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.
- Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
- Tổ chức quản lý, lƣu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tƣợng tham gia, hƣởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phƣơng, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
- Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lƣợng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh và chỉ đạo, hƣớng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện triển khai thực hiện theo quy định.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền đƣợc hƣởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
- Quản lý công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định” [2]
2.2.3. Mô hình tổ chức bộ máy
Căn cứ Quyết định số 99/QĐ-BHXH ngày 28/01/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phƣơng, cơ cấu tổ chức của BHXH Quảng Nam gồm có:
- Ban Giám đốc: gồm 3 ngƣời: 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc;
- 11 phòng chuyên môn nghiệp vụ tại Văn phòng BHXH tỉnh, gồm: Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Giám định BHYT, Phòng Chế độ BHXH, Phòng Quản lý thu, Phòng Khai thác - Thu nợ, Phòng Cấp sổ thẻ, Phòng Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Kiểm tra
- 18 BHXH huyện, thị xã, thành phố, gồm: BHXH Thành phố Tam Kỳ, BHXH Thành phố Hội An, BHXH Thị xã Điện Bàn, BHXH huyện Đại Lộc, BHXH huyện Duy Xuyên, BHXH huyện Núi Thành, BHXH huyện Quế Sơn, BHXH huyện Thăng Bình, BHXH huyện Phú Ninh, BHXH huyện Nông Sơn, BHXH huyện Bắc Trà My, BHXH huyện Nam Trà My, BHXH huyện Đông Giang, BHXH huyện Tây Giang, BHXH huyện Nam Giang, BHXH huyệnPhƣớc Sơn, BHXH huyện Hiệp Đức, BHXH huyện Tiên Phƣớc.
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam
Bộ máy tổ chức quản lý của BHXH tỉnh Quảng Nam đƣợc thiết lập và phối hợp hoạt động theo mô hình trực tuyến chức năng, bao gồm:
Bảng 2.1: Chức năng từng bộ phận của cơ cấu bộ máy tại BHXH tỉnh Quảng Nam Các bộ phận, phòng nghiệp vụ, BHXH huyện Chức năng Ban Giám Đốc
Giám đốc BHXH tỉnh chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của BHXH tỉnh Quảng Nam. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và trƣớc pháp luật về lĩnh vực công tác đƣợc phân công phụ trách.
Văn phòng
Quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổng hợp, hành chính, quản trị, ISO, tuyên truyền, pháp chế và công tác lƣu trữ hồ sơ nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tổ chức cán bộ
Quản lý và tổ chức thực hiện các công tác tổ chức, biên chế, công tác cán bộ, công tác kỷ luật, đào tạo, bồi dƣỡng, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thi đua khen thƣởng, công tác quân sự địa phƣơng và công tác thanh niên; tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với công chức viên chức thuộc BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật.
Kế hoạch – Tài chính
Thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán của hệ thống BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật.
Giám định bảo hiểm y
tế
Quản lý và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT trên địa bàn theo quy định của pháp luật
Chế độ, chính sách
Tổ chức thực hiện và giải quyếtcác chế độ BHXH bắt buộc và tự nguyện; quản lý đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH theo quy định
của pháp luật. Quản lý thu
Quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu BHXH; quản lý các đối tƣợng tham gia BHXH của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Khai thác - Thu nợ
Quản lý và tổ chức thực hiện công tác phát triển đối tƣợng tham gia và công tác quản lý nợ, đôn đốc thu hồi nợ BHXH của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Cấp sổ, thẻ
Quản lý, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; việc ghi, cập nhật quá trình đóng và những thay đổi trong việc đóng BHXH của đối tƣợng tham gia BHXHtheo quy định của pháp luật.
Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành
chính
Tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết; tƣ vấn chế độ chính sách về BHXH; lƣu trữ hồ sơ hƣởng BHXH theo quy định của pháp luật.
Công nghệ thông tin
Quản lý và tổ chức thực hiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra
Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện các chế độ, chính sách thu, chi BHXH, quản lý tài chính trong hệ thống BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật.
BHXH các huyện, thành
phố
Quản lý và thực hiện thu BHXH và chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã.
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BHXH TẠI BHXH TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2013 – 2016
2.3.1. Mục tiêu quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Nam
Mục tiêu quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Nam giống nhƣ mục tiêu quản lý chi BHXH nói chung đã đƣợc nêu trong phần cơ sở lý luận về công tác quản lý chi BHXH.
2.3.2. Phân cấp tổ chức công tác quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Nam
Phân cấp chi trả đƣợc BHXH Việt Nam quy định cụ thể từ việc quản lý nguồn kinh phí, phân cấp rõ trách nhiệm giữa cơ quan BHXH các cấp trong công tác quản lý chi, cấp phát kịp thời nguồn kinh phí, quy định trách nhiệm rõ ràng trong hợp đồng dịch vụ quản lý ngƣời hƣởng và chi trả các chế độ BHXH giữa cơ quan BHXH với đại lý bƣu điện. Trên cơ sở phân cấp chi trả của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Quảng Nam tổ chức công tác quản lý chi BHXH theo đúng thẩm quyền đƣợc phân cấp. Cụ thể, Quyết định 828/QĐ- BHXH quy định:
BHXH tỉnh chi trả và quyết toán các chế độ:
+ Ốm đau, thai sản, DSPHSK cho NLĐ thuộc các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh quản lý thu theo phân cấp;
+ Trợ cấp một lần khi bị TNLĐ-BNN; trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ-BNN; chi hỗ trợ phƣơng tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho ngƣời bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc thuộc đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh quản lý thu theo phân cấp;
+ Chi phí giám định thƣơng tật, bệnh tật, chi phí khám giám định y khoa đối với trƣờng hợp ngƣời lao động chủ động đi khám giám định mức suy
giảm khả năng lao động và kết quả khám giám định đủ điều kiện để hƣởng bảo hiểm xã hội;
+ Chi một lần khi nghỉ hƣu và truy lĩnh những tháng chƣa lĩnh cho ngƣời hƣởng có nhu cầu nhận tại BHXH tỉnh; BHXH một lần đối với ngƣời đang hƣởng chế độ BHXH hàng tháng ra nƣớc ngoài định cƣ;
+ Chi trả các chế độ BHXH cho ngƣời lao động bảo lƣu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trƣớc thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi trong trƣờng hợp ngƣời hƣởng có nhu cầu nhận chế độ tại BHXH tỉnh;
+ Chi trả chế độ hỗ trợ học nghề cho các cơ sở đào tạo nghề; chi hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh quản lý thu theo phân cấp.
BHXH huyện chi trả và quyết toán các chế độ:
+ Ốm đau, thai sản, DSPHSK cho NLĐ thuộc các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện quản lý thu theo phân cấp;
+ Chi trả các chế độ BHXH cho ngƣời lao động bảo lƣu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trƣớc thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi;
+ Chi hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện quản lý thu theo phân cấp;
+ Chi chế độ BHXH một lần đối với ngƣời đang hƣởng chế độ BHXH hàng tháng ra nƣớc ngoài định cƣ; chi truy lĩnh chế độ BHXH một lần khi ngƣời hƣởng nộp Giấy đề nghị tại BHXH huyện.
Ngoài ra, BHXH tỉnh ký Hợp đồng dịch vụ quản lý ngƣời hƣởng và chi trả các chế độ BHXH qua hệ thống bƣu điện với Bƣu điện tỉnh để tổ chức chi trả các chế độ:
+ Lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH hàng tháng;
+ Các chế độ BHXH một lần cho ngƣời hƣởng do BHXH tỉnh, BHXH huyện giải quyết hƣởngtheo phân cấp (trừ những nội dung BHXH tỉnh, BHXH huyện chi trả trên) gồm: Trợ cấp mai táng; trợ cấp tuất; trợ cấp khu vực; BHXH một lần; một lần khi nghỉ hƣu.
Việc phân cấp rõ ràng trách nhiệm giữa BHXH tỉnh, huyện trong công tác quản lý chi, quy định trách nhiệm rõ ràng trong hợp đồng quản lý đối