Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách huyện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 31)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách huyện

Căn cứ Quyết định của UBND thành phố và giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách, Phòng Tài chính Kế hoạch quận có trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện, quận thực hiện phương án phân bổ ngân sách cấp huyện và mức phân bổ cho ngân sách cấp dưới.

Nội dung cơ bản của cho thường xuyên: Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hoá – thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội; Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước; Chi hoạt động môi trường; Chi cho hoạt động hành chính nhà nước; Chi cho An ninh – quốc phòng và chi khác ngân sách.

- Nội dung cơ bản của chi đầu tư phát triển :Việc cấp phát thanh toán vốn đầu tư và xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch; Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi giá dự toán được duyệt;

1.2.4. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nƣớc huyện (quận)

Chấp hành chi ngân sách nhà nước là thực hiện dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hay nói cách khác là thực hiện các chỉ tiêu chi tài chính trong dự toán ngân sách nhà nước. Ở các quốc gia đều quy định thời gian là 12 tháng (thời hạn năm ngân sách). Tuy nhiên, thời hạn bắt đầu và kết thúc của năm ngân sách ở các quốc gia có thể khác nhau. Ở nước ta, năm ngân sách được pháp luật quy định tính theo năm dương lịch, bắt đầu t ngày 01/ 01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Chấp hành chi ngân sách với mục tiêu phát triển, động viên khai thác nguồn thu, đảm bảo đạt và vượt dự toán giao, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính quyền cấp huyện được hoạch định trong dự toán chi tiết kiệm, đạt hiệu quả.

Quá trình thực hiện ngân sách phải tính đến những thay đổi trong thực tế, và làm tăng hiệu suất hoạt động. Cần phải có thủ tục kiểm soát, tuy nhiên

không nên gây cản trở đến hiệu suất cũng không làm thay đổi thành phần ngân sách bên trong, và phải chú trọng vào yếu tố cần thiết trong khi đem lại sự linh hoạt và mềm dẻo cho các cơ quan chi tiêu khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

1.2.5. Công tác quyết toán ngân sách nhà nƣớc huyện (quận)

Quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Tổng kết quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách t đó rút ra ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cần thiết trong việc quản lý ngân sách cấp huyện cho những năm tiếp sau đó.

Phòng Tài chính - Kế hoạch phải là cơ quan tổng hợp báo cáo quyết toán các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước theo quy định. Công tác quyết toán ngân sách huyện phải thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật về chứng t thu, chi ngân sách nhà nước; mục lục ngân sách nhà nước; hệ thống tài khoản, sổ sách, mẫu biểu báo cáo, mã số đơn vị sử dụng ngân sách.

1.2.6. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi NS cấp huyện

Thông qua công tác thẩm định quyết toán, thanh tra, kiểm toán các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện và chấn chỉnh nhiều tồn tại trong công tác quản lý tài chính ngân sách tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, t đó đã góp phần tăng cường k luật tài chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính ngân sách trên địa bàn huyện.

Để đảm bảo việc quản lý sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện nghiêm các chế độ, chính sách quản lý chi tài chính UBND huyện, quận có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc và hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc tự kiểm tra trong nội bộ đơn vị mình và các đơn vị cấp dưới trực thuộc.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy cần phải có những thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi đầu tư vốn, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Chẳng hạn, ở địa phương có nhiều sông, lại hay xảy ra lũ lụt thì các khoản chi NSNN sẽ tập trung vào xây dựng đê, kè, và tu sửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa, bão và có những biện pháp hữu hiệu để tránh thiệt hại xảy ra nhằm đảm bảo chất lượng công trình; hoặc địa phương có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc thì chú ý đầu tư cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện địa hình đó. Vì vậy, quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản chịu ảnh hưởng nhiều t các điều kiện tự nhiên ở địa phương.

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi NSNN giảm. Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này có thể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương.

1.3.3. Cơ chế chính sách và các quy định của Nhà nƣớc về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc

Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và

quản lý chi NSNN nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chi NSNN sẽ có tác dụng kiềm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chi NSNN ở địa phương.

Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi NSNN ở địa phương. Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi NSNN, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Hay như, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý chi NSNN. Chỉ trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của t ng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi NSNN đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng như t ng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN.

1.3.4. Nhóm nhân tố ảnh hƣởng khác

- Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện:

dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý chi NSNN được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của t ng khâu, t ng bộ phận, mối quan hệ của t ng bộ phận trong quá trình thực hiện t lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi NSNN có tác động rất lớn đến quản lý chi NSNN. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi NSNN, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. T đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương.

Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi NSNN, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý chi NSNN ở địa phương. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý tài chính công ở trung ương cũng như địa phương. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi tiêu nguồn lực tài chính công sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư giàn trải, phân bổ chi thường xuyên không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…

Ngoài ra, đối với người lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành tích, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp

luật, xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình. Đây cũng có thể được coi là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây những hậu quả như thất thoát, lãng phí, tham nhũng,… trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương.

Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý các khoản chi NSNN ở địa phương lại là yếu tố quyết định hiệu quả chi NSNN. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng nguồn lực tài chính công, kiểm soát được toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính công đảm bảo theo dự toán đã đề ra.

Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đối với cán bộ công chức cũng cần phải tránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, là thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân. Thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo đức như đòi hối lộ, đưa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian lận… đây là những nhân tố ảnh hưởng không tốt tới quá trình quản lý chi NSNN, gây giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công nghiêm trọng.

- Hệ thống thông tin, phƣơng tiện quản lý NSNN huyện (quận) :

Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi NSNN ở địa phương sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi NSNN hiện đại trên địa bàn địa phương.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG HUYỆN HÒA VANG

2.1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế

Trong bối cảnh quốc tế không thuận lợi, quá trình xây dựng phát triển kinh tế ở Hòa Vang đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, t ng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong giai đoạn 2009-2013, Hòa Vang đã đạt được hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế. Cụ thể:

- Nền kinh tế thị trường với sự đa dạng hóa sở hữu đã hình thành và tạo ra những biến đổi chất lượng trong đời sống KT-XH.

- Kinh tế liên tục tăng trưởng, cơ cấu chuyển dịch đúng định hướng; kết cấu hạ tầng KT-XH được cải thiện; các công trình, dự án trọng điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ; thu hút đầu tư đạt kết quả cao.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 5,4% , tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 5.180,27 t đồng tăng 8,48% so với năm 2012.

Bảng 2.1: Tổng giá trị sản xuất của huyện (Đơn vị: tỷ đồng, %) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tăng trưởng BQ Tổng giá trị sản xuất (t đồng) 4.258,75 4.466.23 4.585,05 4.824,67 5.180,27 5,4% - Công nghiệp, xây

dựng (t đồng) 1.823 1.976 2.092 2.130 2.336 7,035% - Nông, lâm, ngư

nghiệp (t đồng) 785,75 800,23 790.45 803.67 834,27 1,54% - Dịch vụ (t đồng) 1.650 1.690 1.702,6 1891 2.010 5,45%

Cơ cấu GTSX (%) 100 100 100 100 100

- Công nghiệp, xây

dựng (%) 21,6 21,36 24,48 14,00 14,98 - Nông, lâm, ngư

nghiệp (%) 52,6 52,6 48,4 47,8 45,5 - Dịch vụ (%) 25,8 26,04 27,12 38,20 39,52

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang 2009-2013

+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng nhanh, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển dịch lao động ở khu vực nông thôn. Sản xuất công nghiệp có bước chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu sản xuất nội ngành; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 7,035% (giai đoạn 2004 - 2008 là 6,2%). T trọng ngành dịch vụ tương đối ổn định, dao động t 25,8% năm 2009 lên mức 39,52% năm 2013, trong khi vẫn tăng trưởng về giá trị với tốc độ trung bình 10% trong giai đoạn này, thấp hơn mục tiêu 15-20%.

nuôi, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 1,54%; sản lượng lương thực bình quân đạt 61,41tạ/ha. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa; nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng, góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Hòa Vang đã có những bước tiến đáng kể trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Hòa Vang là địa phương duy nhất của Thành phố Đà Nẵng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tính đến cuối năm 2013, Huyện đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 31)