TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN HÒA VANG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN HÒA VANG

2.2.1. Thực trạng quản lý Chi thƣờng xuyên

Chi ngân sách nhà nước chủ yếu là các khoản chi chi thường xuyên gắn liền với chức năng quản lý xã hội của Nhà nước, t giải quyết chế độ xã hội đến chi sự nghiệp phát triển kinh tế. Với ý nghĩa đó, chi thường xuyên chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng chi NSNN của huyện Hòa Vang.

Bảng 2.2: Tỷ lệ chi thường xuyên so với tổng chi NSNN và so với Giá trị sản xuất Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 1. Tổng chi NS huyện (t đồng) 549,998 563,762 581,656 605,920 633,572 2. Giá trị sản xuất (t đồng) 4.258,75 4.466,23 4.585,05 4.824,67 5.180,27 3. Chi thường xuyên (t đồng) 389,412 394,228 398,459 408,675 484,264 4. Chi thường xuyên/tổng chi

NS huyện (%)

70.80 69.93 68.50 67.45 76.43 5. Chi thường xuyên/ GTSX

huyện (%)

9,14 8,82 8,69 8,47 9,35

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, Niên giám thống kê huyện

T 2009 - 2013, tổng chi thường xuyên bình quân là 865,61 t đồng, chiếm 70,62% trong tổng chi ngân sách huyện, chiếm 8,9% trong tổng GTSX.

Giai đoạn t 2009-2013 phục vụ cho chủ trương của Đảng và Nhà nước như đổi mới chính sách tiền lương, tăng chi cho giáo dục đào tạo, chi khoa học công nghệ.... Quy mô chi thường xuyên đã có sự gia tăng đáng kể về số tuyệt đối, năm 2010 chi thường xuyên ngân sách đang ở mức 394,228 t đồng đến năm 2013 tăng lên với mức chi là 484,264 t đồng tăng 22,8%.

Đồ thị 2.1: Cơ cấu chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách và GTSX

Nguồn: Niên giám thống kê và báo cáo tổng kết của UBND Huyện các năm 2009,2010,2011,2012,2013

Quản lý chi thường xuyên tại huyện Hòa Vang tuân thủ theo chu trình quản lý NSNN do Nhà nước quy định, gồm các giai đoạn: Lập dự toán chi ngân sách, Chấp hành, thực hiện dự toán chi ngân sách và Quyết toán chi ngân sách.

a. Quản lý lập dự toán chi ngân sách thường xuyên giai đoạn 2004 - 2013

Giai đoạn 2004 - 2006:

Công tác lập dự toán chi NSNN thường xuyên trong các đơn vị thụ hưởng NSNN tại huyện được thực hiện theo Luật ngân sách năm 2002, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/6/2003, Thông tư số

0.00 1000.00 2000.00 3000.00 4000.00 5000.00 6000.00 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng chi NS huyện ( t đồng) Giá trị sản xuất (t đồng) Chi thường xuyên (t đồng)

59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60 quy định đối với các khoản chi thường xuyên việc lập dự toán phải tiến hành theo một quy trình t cơ sở, trên cơ sở dự kiến chi theo mục lục ngân sách.

Trong giai đoạn này các Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu đã được ban hành, tuy nhiên huyện Hòa Vang hầu như áp dụng được chưa nhiều hoặc chưa triệt để.

Phương thức quản lý chi ngân sách tại huyện trong thời gian này chủ yếu là quản lý theo yếu tố đầu vào, lập dự toán chi thường xuyên được tiến hành trong thời gian cố định mỗi năm một lần. Hàng năm, căn cứ vào nguồn ngân sách dự báo tăng trưởng một t lệ nhất định cộng với t lệ trượt giá, cơ quan dự thảo ngân sách dự kiến kế hoạch chi trên cơ sở nguồn thu có được, thông thường cũng tăng một t lệ nhất định, cộng với tăng chi do bổ sung ngân sách, kế hoạch này được gửi cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Căn cứ vào kế hoạch được phân bổ cơ quan Tài chính tiến hành lập kế hoạch cho ngân sách năm đó.

Toàn bộ quy trình này, việc xây dựng kế hoạch chi ngân sách chủ yếu dựa vào nguồn thu, nếu tăng thu thì có thể bổ sung cho các nhiệm vụ chi khác, nếu hụt thu thì có chờ bổ sung của cấp trên. Do đó, với phương thức như vậy không tạo tính chủ động cho ngân sách, việc xác định nội dung chi còn ming tính chủ quan.

Giai đoạn 2007 - 2013:

Được đánh dấu mốc bởi các quy định về quản lý tài chính ở các cơ quan thụ hưởng ngân sách, đó là: Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Các quy định này có hiệu lực t năm 2006 và áp dụng phổ biến tại huyện t năm 2007

Hòa Vang thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước (Nghị định số 130) và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định 43) ở các đơn vị về cơ bản là tốt. Các đơn vị được tự chủ biên chế và khoán chi thông qua việc giao dự toán đầu năm, UBND huyện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan quản lý hành chính trực thuộc và các đơn vị sự nghiệp.

Huyện hiện cũng đang xây dựng kế hoạch chi ngân sách cho giai

đoạn 2015 - 2020, tuy nhiên thời kỳ ổn định ngân sách, nó là bản kế hoạch

chi tiêu ngân sách, có thể được điều chỉnh và bổ sung hàng năm. Bởi xây dựng kế hoạch thời gian tương đối dài với dự kiến mang nhiều yếu tố chủ quan như vậy không mang tính khả thi và thường không đạt được kết quả như dự tính ban đầu hay những biến động ảnh hưởng đến mục tiêu hầu như không được quan tâm cập nhật nhằm điều chỉnh cho phù hợp trên địa bàn huyện Hòa Vang.

b. Quản lý chấp hành dự toán chi ngân sách thường xuyên giai đoạn 2004 - 2013

Chấp hành dự toán chi thường xuyên trong giai đoạn này tại Ngũ Hành

Sơn được quản lý theo chu trình ngân sách hay còn gọi là quản lý chi ngân sách theo kế hoạch hàng năm. Bao gồm các giai đoạn:

- Kiểm soát chi thường xuyên

- Điều chỉnh dự toán chi thường xuyên (nếu có)

Việc quản lý NSNN theo kế hoạch hàng năm cho phép tính toán các chi tiêu tương ứng với năng lực thực tế. Cách làm đó có thuận lợi là dễ làm, ít phải điều chỉnh dự toán và nếu có thì mức độ điều chỉnh không lớn so với khi xây dựng dự toán. Song trong điều hành ngân sách khó khăn vì có nhiều công việc kéo dài trong nhiều năm, nhưng kết thúc t ng năm, phải quyết toán chi tiêu năm đó trong khi công việc chưa kết thúc.

Giai đoạn 2004 - 2006:

T trọng chi NSNN cho công việc mang tính chất thường xuyên chủ yếu là chi quản lý hành chính dựa trên lao động được được giao vẫn còn mang tính chủ quan áp đặt, sau đó là chi phí đi kèm để thực hiện nhiệm vụ dựa trên chế độ chi cho t ng lĩnh vực, song cũng không có cơ chế quản lý tiên tiến hơn ngoài việc dựa theo số lượng lao động được giao.

Giai đoạn 2007 - 2013:

Quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên được thực hiện theo các nội dung chi gắn với các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán và quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và các khoản chi sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

Tính đến cuối năm 2013, rà soát lại tình hình thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Quyết định số 130 và 43 tại huyện Hòa Vang cho thấy: các cơ quan hành chính được giao quyền tự chủ là 25/25 đơn vị, trong đó, cấp xã

là 11 đơn vị, đạt 100%, hiện nay Hòa Vang đã thực hiện giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập là 21/21 đơn vị.

Các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ đã triển khai các biện pháp để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí, quản lý, sử dụng tài sản như: Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động ... t đó đã tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

Bảng 2.3: Kinh ph ti t iệm và thu nhập bình quân t ng thêm t việc thực hiện ch độ tự chủ của các đơn vị

(Đơn vị: 1000 đồng)

Năm

Đơn vị hành chính Đơn vị sự nghiệp

KP Tiết kiệm TN BQ tăng thêm(/người)/tháng KP Tiết kiệm TN BQ tăng thêm(/người)/tháng 2009 1.018.000 304 154.000 0 2010 1.224.000 362 1.016.000 62 2011 1.798.474 483 2.056.000 125 2012 2.414.429 500 1.546.000 94 2013 2.553.567 587 1.898.000 120

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch

Thông qua thực hiện cơ chế tự chủ các đơn vị chủ động sử dụng kinh phí, tài sản, nguồn nhân lực có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ; công tác quản lý, sử dụng kinh phí được thực hiện chặt chẽ, công khai, dân chủ, góp phần tăng nguồn thu, tiết kiệm chi để bổ sung nguồn kinh phí hoạt động, trích lập các quỹ, đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng thu nhập cho người lao động.

Cụ thể, quá trình chấp hành chi ngân sách ở một số lĩnh vực điển hình diễn ra như sau:

Hệ thống giáo dục huyện Hoà Vang những năm 2004 - 2013 cho thấy, ngân sách vốn đã nhỏ bé lại dàn trải t các trường mầm non đến trường THCS. T trọng khoản chi này tương đối cao, đạt bình quân là 4,05 %/GTSX/năm, 32,12%/tổng chi NSNN và 45,60% tổng chi thường xuyên. Tuy nhiên nếu xét về mặt tương đối thì khoản chi ngân sách cho giáo dục huyện Hoà Vang lại có chiều hướng tăng trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản thu ngân sách huyện hàng năm tăng, cơ chế khoán chi mang tính ổn định, đồng thời thực hiện theo Chỉ thị số 55-CT/TW, ngày 28-6-2000 của Bộ Chính trị khóa VIII, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Chỉ thị 20-CT/TW ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới nên đã làm cho t trọng chi NSNN cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo có chiều hướng tăng.

Bảng 2.4: Tình hình chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo Hòa Vang

(Đơn vị tỷ đồng, %)

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng chi GDĐT (t đồng) 183,945 185,118 187,451 190,513 194,302 T lệ chi GDĐT chiếm

trong tổng chi thường xuyên (%)

47.24 46.96 47.04 46.62 40.12

T lệ chi GDĐT chiếm trong tổng chi NS huyện (%)

33.44 32.84 32.23 31.44 30.67

T lệ chi GDĐT chiếm

trong tổng GTSX (%) 4.32 4.14 4.09 3.95 3.75

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, Niên giám thống kê huyện

t trọng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời gian qua đã góp phần đem lại một số thành tựu nhất định trong hệ thống giáo dục đào tạo của tỉnh, cụ thể là:

- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là các trường phổ thông.

- Đời sống của giáo viên được quan tâm hơn qua các bước cải cách chế độ tiền lương; đặc biệt địa phương đã thực hiện chính sách đãi ngộ cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục,...

- Hoàn thành chương trình xóa mù chữ theo đúng mục tiêu Nghị quyết Trung ương 2 đề ra đồng thời đang thực hiện triển khai chương trình phổ cập tiểu học trong cả nước.

Trong thời gian qua thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục đã và đang được triển khai mạnh mẽ nhằm mục đích xây dựng cộng đồng trách nhiệm của tất cả các tầng lớp dân cư, mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân tài vật lực trong xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục. Chủ trương này xét trên một góc độ nhất định đã góp phần giảm áp lực cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, t đó tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện những chương trình trọng điểm của ngành giáo dục như: xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, tăng quy mô chi về đào tạo và tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ ngành giáo dục, cải cách chính sách lương, phụ cấp.

Mặc dù có những chuyển biến tích cực và đóng góp nhất định cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong thời gian qua, tuy nhiên thực trạng quản lý chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo hiện đang tồn tại một số vấn đề cần giải quyết, đó là:

Thứ nhất, phân bổ ngân sách cho giáo dục - đào tạo chưa hợp lý.

Hiện nay, định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục được căn cứ theo dân số nhằm mục đích tạo sự công bằng về nhịp độ phát triển giữa các quận,

huyện, phường, xã, ngoài ra các định mức khác cũng được vận dụng như t lệ học sinh/giáo viên, t lệ chi lương và ngoài lương. Có thể nói cách phân bổ ngân sách cho giáo dục theo yêu cầu chi tiêu căn cứ trên dân số hiện nay có ưu điểm là đơn giản cho việc tính toán và phân bổ. Tuy nhiên, cơ chế phân bổ như trên hiện đang phát sinh những hạn chế đó là:

- Định mức phân bổ căn cứ theo dân số là một chỉ tiêu mang tính ước lượng khó chính xác vì tình trạng di dân ở quận hiện nay là khá phổ biến, t đó tạo ra sự thiếu minh bạch trong quá trình phân bổ.

- Không kích thích được địa phương quản lý số lượng người đi học một cách hiệu quả bởi lẽ trường hợp số lượng trẻ em trong độ tuổi đến trường của địa phương có tăng lên hay giảm đi thì cũng không ảnh hưởng đến nguồn tài chính đã được phân bổ.

Thứ hai, chế độ tiền lương hiện hành vẫn chưa đáp ứng mục tiêu nâng

cao đời sống vật chất cho đội ngũ giáo viên.

Mặc dù thời gian qua tiền lương đã có cải cách qua các thời điểm 1993 - 1997 - 2000, đặc biệt là năm 2005 áp dụng chế độ tiền lương mới, trong đó quy định lại hệ số lương cho cán bộ viên chức, sau đó mức lương tối thiểu lần lượt được tăng lên trong các năm 2008 (540.000 đồng); 2009 (650.000 đồng); 2010 (730.000 đồng); 2011 (830.000 đồng); 2012(1.050.000 đồng). Tuy nhiên, chế độ tiền lương hiện vẫn chưa là nguồn sống chủ yếu cho những người hưởng lương t NSNN nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng. Bình quân hiện nay lương giáo viên trên địa bàn quận đạt dưới 2.000 USD/năm.

T đó, những hiện tượng giáo viên phải nghỉ dạy hoặc phải làm những công việc khác để tăng thu nhập, không còn thời gian chuyên tâm vào công tác giảng dạy và nâng cao trình độ... diễn ra khá phổ biến trong ngành giáo dục.

Trong cơ chế bao cấp toàn bộ nhu cầu tài chính của các tổ chức y tế đều do NSNN đảm bảo, tuy nhiên sự tài trợ này chỉ đáp ứng khoảng 50% - 60% nhu cầu thiết yếu. Trong điều kiện xóa bỏ bao cấp của NSNN đối với sự nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)