6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên
Phần trên đã cho thấy rằng, quản lý chi NSNN của huyện thời gian qua còn những bất cập không nhỏ, bên cạnh các đóng góp nhất định tới công cuộc CNH, HĐH. Nguyên nhân của những hạn chế này là gì? Có thể khái quát theo 2 nhóm chính là các nguyên nhân chủ quan và các nguyên nhân khách quan.
Các nguyên nhân khách quan
của các văn bản pháp luật, việc điều hành, chỉ đạo, bao gồm:
- Chưa có các quy chế về khung chi tiêu trung hạn hoặc ít nhất là ngân sách nhiều năm.
- Các hướng dẫn về đánh giá trước, trong và sau chi tiêu còn lỏng lẻo. - Các quy định về thanh tra, kiểm tra, quyết toán công khai ngân sách chưa đầy đủ, kịp thời.
Chưa có các quy chế về khung chi tiêu trung hạn hoặc ít nhất là ngân sách nhiều năm. Luật NSNN hiện nay quy định việc lập dự toán ngân sách hàng năm. Tuy nhiên, trong thực tế, khi quyết định các chính sách chi hoặc quyết định các dự án chi đầu tư... có nghĩa là hình thành các nhu cầu chi nhiều năm. Như vậy, nếu không xây dựng một khung chi tiêu trung hạn hay ngân sách nhiều năm thì các cơ quan ban ngành, địa phương phải đối mặt với mâu thuẫn là nhiệm vụ thì có, nhưng không rõ nguồn tài trợ cho các nhiệm vụ này như thế nào. Không dự báo được khả năng nguồn lực cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các cơ chế, chính sách thường quá tải, không có nguồn lực đối ứng để thực hiện. Hệ quả là nguồn lực có xu hướng bị phân nhỏ, dàn trải cho mỗi cơ chế, chính sách, mỗi lĩnh vực, địa phương một phần nào đó, chứ ít căn cứ vào nhu cầu, mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ CHH- HĐH của cả nước t ng thời kỳ.
Các hướng dẫn và đánh giá truớc, trong và sau chi N NN còn lỏng lẻo:
Sự lỏng lẻo này trước hết bắt nguồn t sự tách biệt giữa chi đầu tư và chi thường xuyên. Hệ quả là các khoản chi thường xuyên về cơ bản được điều chỉnh bởi Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật NSNN; trong khi đó các khoản chi đầu tư được quản lý bởi hệ thống các văn bản pháp lý về chi đầu tư. Điều đó có nghĩa là, không có một khung thống nhất để xem xét tổng chi phí và tổng lợi ích có được t các đề án, dự án sử dụng ngân sách.
chưa đầy đủ, kịp thời: Luật NSNN chưa quy định rõ trường hợp thực hiện kiểm toán trước khi xem xét, phê chuẩn. Thời hạn phê chuẩn quyết toán ngân sách là 6-8 tháng kể t khi kết thúc năm ngân sách là quá dài nên đã hạn chế tác dụng của công tác quyết toán đối với việc quản lý và điều hành năm sau.
Các nguyên nhân chủ quan
Chưa dự trù được nguồn kinh phí thực hiện: Có thể nói việc dự trù sát thực nguồn lực là điều kiện tiền đề để quản lý chi NSNN tốt. Huyện Hòa Vang đã xác định nguồn kinh phí cho mỗi giai đoạn trong xây dựng kế hoạch, song các nguồn lực này thường bị chi phối bởi tình hình thu ngân sách của địa phương.
Áp dụng mô hình lập ngân sách hàng năm. Do vậy, việc phân bổ ngân sách giữa các năm thường không nhất quán. Khi không có một cơ sở xác định để phân bổ ngân sách thì việc phân bổ ngân sách dễ bị chi phối bởi các nhân tố chủ quan, thay đổi theo các nhân tố chi phối t ng năm.
Hệ thống định mức phân bổ kinh phí trên cơ sở phân chia ngân sách cho các ngành, lĩnh vực, không dựa trên đánh giá khách quan về chức năng, nhiệm vụ, mục đích, mục tiêu của từng ngành, lĩnh vực trong mỗi thời kỳ cũng như thay đổi về vai trò của Nhà nước trong mỗi lĩnh vực: Luật NSNN trao cho UBND thành phố quyền xây dựng và quyết định hệ thống định mức phân bổ ngân sách trên địa bàn. Tuy nhiên, hệ thống định mức phân bổ của thành phố chủ yếu dựa theo thực tế chi của các ngành, lĩnh vực giai đoạn trước đó và khả năng tăng thu trong tương lai. Nói cách khác, việc phân bổ ngân sách chưa gắn với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trong t ng giai đoạn. Phân bổ ngân sách cũng chưa gắn với những thay đổi nhất định về cơ chế, chính sách như xã hội hoá, việc phân bổ ngân sách hiện hành được xem như là phương pháp phân bổ ngân sách tăng thêm, mỗi kỳ, mỗi năm, thực chất là tăng thêm cho mỗi lĩnh vực theo kỳ một khoản nào đó,
không cần đánh giá xem các nhiệm vụ, mục tiêu và nhu cầu nguồn ngân sách đối với mỗi lĩnh vực thay đổi như thế nào.
Năng lực, trình đ quản lý, điều hành N NN từ cơ quan quản lý về mặt hành chính đến các đơn vị sử dụng N NN còn nhiều bất cập, hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu của các khâu quản lý ngày càng cao.
Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chưa được quan tâm đúng mức, khi phát hiện những sai sót việc làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý chưa nghiêm. Công tác giám sát đánh giá đầu tư, việc theo dõi, đánh giá hiệu quả dự án đang còn xem nhẹ.
Tóm lại, nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong quản lý chi NSNN ở Hòa Vang được khái quát ở những điểm chủ yếu sau:
- Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nhiều khi chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Đội ngũ cán bộ, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền có mặt còn yếu kém.
- Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước còn vướng mắc do sự bất cập, không đồng bộ. Cơ chế, chính sách của thành phố đề ra chưa đủ mạnh, còn thiếu chủ động trong việc nghiên cứu, đề xuất với trung ương những cơ chế, chính sách mang tính đột phá cho sự phát triển của thành phố.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN HÒA VANG,THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1.1. Bối cảnh và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Huyện Hoà Vang nằm ở phía Tây và Nam thành phố, phía Bắc giáp Th a Thiên Huế, phía đông giáp quận Cẩm Lệ và quận Ngũ Hành Sơn, phía Nam giáp huyện Điện Bàn. Có đường sắt và quốc lộ 1A chạy ngang qua theo chiều Bắc Nam, quốc lộ 14B nối với huyện Đại Lộc lên tận Tây Nguyên và
các tuyến đường tỉnh 601,602, 604.
Hiện tại, diện tích tự nhiên của huyện Hoà Vang là 736,9km2, gồm 11
xã: Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước, Hoà Khương, Hoà Phong, Hoà Nhơn, Hoà Phú, Hoà Ninh, Hoà Sơn, Hoà Bắc, Hoà Liên.
Dân số của huyện 116.570 người, trong đó hai xã Hoà Bắc và Hoà Phú có một bộ phận người dân tộc Cơ tu khoảng 900 người sinh sống
Bối cảnh KT-XH thời gian tới có nhiều thời cơ đan xen với những thách thức, Hoà Vang phải tập trung thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển KT-XH, đồng thời phải đảm bảo sự ổn định về an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội. Trong giai đoạn này, phải tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đưa Hoà Vang phát triển vượt bậc; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân; tạo đà cho phát triển cho những năm sau, để đến năm 2020 cơ bản trở thành huyện có nền công nghiệp phát triển; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh đều được tăng cường; Do vậy, trong chiến lược phát triển KT-
XH đến năm 2020 huyện Hoà Vang đã xác định rõ các mục tiêu:
- Đưa GDP năm 2020 tăng lên hai con số ( trên 10%). Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế. Thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tăng số lượng, chủng loại và chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển kinh tế phải gắn kết đồng bộ với các chương trình chính sách phát triển xã hội t ng bước nâng cao dân trí, giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống, không ng ng nâng cao thu nhập dân cư. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi trường xã hội an toàn, lành mạnh; môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện.
- Phát triển KH-CN hiện đại đáp ứng yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH. - Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển cân đối bền vững của nền KT-XH, quốc phòng và an ninh.
- Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. - Nâng cao chất lượng công tác y tế và các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
T phương hướng, mục tiêu tổng quát, xác định các chỉ tiêu đạt được là:
* Về Kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 11,5-12% năm.
- GDP ngành công nghiệp, xây dựng tăng trung bình 15- 15,5%/năm, Thương mại - Dịch vụ tăng 13-14%, GDP nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 5,0-5,2%/năm.
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển đổi mạnh theo hướng tăng t trọng công nghiệp và dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế có t trọng công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 45%; dịch vụ đạt khoảng 38%; nông - lâm- ngư nghiệp đạt khoảng 17%
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 19-20%/ năm
- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 19,0-20,0 triệu đồng (1145 USD), năm 2020 đạt 37-38 triệu đồng (2186 USD) ( giá hiện hành)
* Về Xã hội
- Tổ chức tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, phấn đấu giảm t lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 7-8% vào năm 2020.
- Tạo công ăn việc làm cho số lao động bổ sung hàng năm, phấn đấu giảm t lệ thất nghiệp xuống dưới 2-3%.
* Về môi trƣờng:
- Phát triển hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường bền vững. Các loại chất thải (nước thải, chất thải rắn) tại các khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp, nơi khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; khu đô thị, nơi nuôi trồng thủy sản được xử lý triệt để theo công nghệ tiên tiến.
- Tiếp tục duy trì và bảo vệ tốt r ng đầu nguồn, r ng phòng hộ, r ng đặc dụng (đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã, khu vực Bà Nà - Núi Chúa); nâng cao hiệu quả r ng sản xuất.
3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hòa Vang thời gian tới là khắc phục những nhược điểm hiện nay và t ng bước hướng tới việc quản lý nguồn lực tài chính theo các chuẩn mực hiện đại.
Quản lý chi NSNN trước hết phải nhằm thiết lập và duy trì được k luật tài khóa chặt chẽ. Muốn vậy, cần phải cải cách cơ bản công tác phân tích, dự báo tổng nguồn lực dành cho khu vực công. Trên cơ sở giới hạn tổng nguồn lực, quản lý chi phải kiểm soát được tổng nhu cầu trong phạm vi nguồn lực cho phép.
Quản lý chi NSNN phải hướng tới việc phân bổ các nguồn lực có hạn đã được xác định cho các ưu tiên phát triển KT-XH trên địa bàn, khắc phục cơ bản việc phân chia ngân sách dàn trải, không thống nhất giữa các năm. Phân bổ ngân sách phải thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhất là chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ t ng ngành. Cải cách tiền lương cũng vẫn là một trong những lĩnh vực ưu tiên cho giai đoạn tới vì đây là gốc rễ để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Lĩnh vực không kém phần quan trọng là việc nâng cao chất lượng và tính công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, hướng tới sự phát triển bền vững của địa bàn.
Quản lý chi NSNN cũng phải tập trung cải thiện cơ bản hiệu quả sử dụng ngân sách. Thực hiện phân bổ ngân sách theo các ưu tiên chiến lược địa phương, ở những góc độ nhất định, sẽ khắc phục được những bất cập về hiệu quả sử dụng vốn gắn với việc phân chia nguồn ngân sách dàn trải, không kịp thời, không gắn với các kết quả hoạt động. Tuy nhiên, để sử dụng ngân sách thực sự có hiệu quả cần phải cải tổ cơ bản cả về cơ chế, chính sách và phương thức lựa chọn các đề án, dự án chi ngân sách. Đối với những lĩnh vực khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm thì nên điều chỉnh lại phạm vi can thiệp của Nhà nước, tăng cường áp dụng các động cơ kinh tế thị trường trong t ng khâu, t ng giai đoạn của việc cung cấp dịch vụ, hàng hóa công cộng. Ngay cả đối với các lĩnh vực Nhà nước phải đứng ra cung cấp, cũng cần áp dụng các công cụ phân tích kinh tế (phân tích chi phí - lợi ích) để lựa chọn các cách thức có chi phí thấp nhất. Gắn ngân sách với các kết quả đầu ra và tạo ra các hình thức thưởng - phạt trên cơ sở kết quả đạt được cũng cần phải t ng bước áp dụng nhằm nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách...
Quản lý chi NSNN phải hướng tới mục tiêu phát triển KT-XH địa phương. Trong khi ưu tiên các lĩnh vực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế mỗi
giai đoạn, quản lý chi NSNN cần phải đứng trên mục tiêu phát triển KT-XH.
3.1.3. Những yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc huyện Hòa Vang nhà nƣớc huyện Hòa Vang
Để đạt được mục tiêu phát triển KT-XH địa phương , Hòa Vang đã xác định hướng đi cho mình và đặt ra các nhiệm vụ tương đối cao. Trong đó, quản lý chi NSNN của tỉnh cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Một là, quản lý chi NSNN địa phương phải đảm bảo kinh phí kịp thời cho tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, sứ mệnh tương ứng của mình trong công cuộc phát triển KT-XH trên địa bàn.
Để thúc đẩy kinh tế Huyện tăng trưởng và phát triển bền vững, trong khi chưa có những thay đổi mạnh ở các thành phần kinh tế khác, tất yếu phải tăng chi đầu tư công. Một mặt, tăng chi đầu tư công trực tiếp làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế. Mặt khác, tăng chi sẽ tác động, lôi kéo các thành phần kinh tế khác mở rộng SXKD. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể tăng chi NSNN trước khi tăng trưởng cao tạo ra các nguồn thu mới? Liệu có cách nào đó để tăng nguồn? Hay đổi mới phương thức can thiệp của huyện hay nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách? Hay vay nợ?....
Vì việc tăng nguồn trong ngắn và trung hạn rất hạn chế, nên yêu cầu đặt ra đầu tiên đối với quản lý chi NSNN của Hoà Vang là phải kế hoạch hóa được nhu cầu chi trên cơ sở đảm bảo các cân đối vững chắc về thu - chi, về vay nợ thì mới đảm bảo thúc đẩy KT-XH phát triển được.
Hai là, do nguồn lực hạn chế trong khi nhu cầu lại tương đối lớn, nên