Những yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 86 - 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.3.Những yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà

nhà nƣớc huyện Hòa Vang

Để đạt được mục tiêu phát triển KT-XH địa phương , Hòa Vang đã xác định hướng đi cho mình và đặt ra các nhiệm vụ tương đối cao. Trong đó, quản lý chi NSNN của tỉnh cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Một là, quản lý chi NSNN địa phương phải đảm bảo kinh phí kịp thời cho tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, sứ mệnh tương ứng của mình trong công cuộc phát triển KT-XH trên địa bàn.

Để thúc đẩy kinh tế Huyện tăng trưởng và phát triển bền vững, trong khi chưa có những thay đổi mạnh ở các thành phần kinh tế khác, tất yếu phải tăng chi đầu tư công. Một mặt, tăng chi đầu tư công trực tiếp làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế. Mặt khác, tăng chi sẽ tác động, lôi kéo các thành phần kinh tế khác mở rộng SXKD. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể tăng chi NSNN trước khi tăng trưởng cao tạo ra các nguồn thu mới? Liệu có cách nào đó để tăng nguồn? Hay đổi mới phương thức can thiệp của huyện hay nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách? Hay vay nợ?....

Vì việc tăng nguồn trong ngắn và trung hạn rất hạn chế, nên yêu cầu đặt ra đầu tiên đối với quản lý chi NSNN của Hoà Vang là phải kế hoạch hóa được nhu cầu chi trên cơ sở đảm bảo các cân đối vững chắc về thu - chi, về vay nợ thì mới đảm bảo thúc đẩy KT-XH phát triển được.

Hai là, do nguồn lực hạn chế trong khi nhu cầu lại tương đối lớn, nên quản lý chi NSNN của Huyện phải bố trí phân bổ tập trung, trực tiếp cho các nội dung và mục tiêu phát triển của địa phương. Rút kinh nghiệm giai đoạn trước, do phân bổ ngân sách địa phương phân tán, dàn trải, nhiều công trình, dự án không được phân đủ vốn theo tiến độ, hiệu quả sử dụng ngân sách hạn chế, việc phân bổ ngân sách giai đoạn tới cần thực hiện nghiêm ngặt vấn đề

ưu tiên hóa.

Ba là, khi đã lựa chọn được các ưu tiên chi tiêu, vấn đề tiếp theo của quản lý chi NSNN là phải lựa chọn các phương thức sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao nhất.

Bốn là, quản lý chi NSNN cần t ng bước tạo dựng cơ chế gắn kết kinh phí với kết quả cung cấp dịch vụ công. Gắn kết kinh phí với kết quả càng chặt chẽ thì áp lực sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả càng cao. Việc đánh giá, giám sát của người đóng thuế/người thụ hưởng cũng cụ thể hơn, rõ ràng hơn.

Năm là, quản lý chi NSNN cần phải hướng tới các mục tiêu dài hạn của địa phương. Trong khi thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của giai đoạn tới, quản lý chi NSNN đồng thời phải tính đến mục đích phát triển bền vững lâu dài trên địa bàn, ưu tiên cho chi đầu tư phát triển ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, thúc đẩy phát triển đồng đều giữa các vùng, miền trên địa bàn. Nâng cao mức sống của nhân dân các vùng này, thúc đẩy tăng trưởng, giảm dần sự chênh lệch so với các vùng đô thị, tạo môi trường sống của con người gần gũi với thiên nhiên và đảm bảo xanh, sạch, đẹp. Vấn đề không kém phần quan trọng là phải chủ động, linh hoạt trước các biến động của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh mở cửa và kinh tế thế giới đối mặt với nhiều bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 86 - 87)