Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi NSNN giảm. Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này có thể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương.

1.3.3. Cơ chế chính sách và các quy định của Nhà nƣớc về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc

Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và

quản lý chi NSNN nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chi NSNN sẽ có tác dụng kiềm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chi NSNN ở địa phương.

Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi NSNN ở địa phương. Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi NSNN, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Hay như, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý chi NSNN. Chỉ trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của t ng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi NSNN đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng như t ng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN.

1.3.4. Nhóm nhân tố ảnh hƣởng khác

- Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện:

dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý chi NSNN được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của t ng khâu, t ng bộ phận, mối quan hệ của t ng bộ phận trong quá trình thực hiện t lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi NSNN có tác động rất lớn đến quản lý chi NSNN. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi NSNN, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. T đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương.

Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi NSNN, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý chi NSNN ở địa phương. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý tài chính công ở trung ương cũng như địa phương. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi tiêu nguồn lực tài chính công sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư giàn trải, phân bổ chi thường xuyên không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…

Ngoài ra, đối với người lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành tích, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp

luật, xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình. Đây cũng có thể được coi là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây những hậu quả như thất thoát, lãng phí, tham nhũng,… trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương.

Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý các khoản chi NSNN ở địa phương lại là yếu tố quyết định hiệu quả chi NSNN. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng nguồn lực tài chính công, kiểm soát được toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính công đảm bảo theo dự toán đã đề ra.

Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đối với cán bộ công chức cũng cần phải tránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, là thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân. Thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo đức như đòi hối lộ, đưa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian lận… đây là những nhân tố ảnh hưởng không tốt tới quá trình quản lý chi NSNN, gây giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công nghiêm trọng.

- Hệ thống thông tin, phƣơng tiện quản lý NSNN huyện (quận) :

Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi NSNN ở địa phương sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi NSNN hiện đại trên địa bàn địa phương.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG HUYỆN HÒA VANG

2.1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế

Trong bối cảnh quốc tế không thuận lợi, quá trình xây dựng phát triển kinh tế ở Hòa Vang đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, t ng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong giai đoạn 2009-2013, Hòa Vang đã đạt được hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế. Cụ thể:

- Nền kinh tế thị trường với sự đa dạng hóa sở hữu đã hình thành và tạo ra những biến đổi chất lượng trong đời sống KT-XH.

- Kinh tế liên tục tăng trưởng, cơ cấu chuyển dịch đúng định hướng; kết cấu hạ tầng KT-XH được cải thiện; các công trình, dự án trọng điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ; thu hút đầu tư đạt kết quả cao.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 5,4% , tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 5.180,27 t đồng tăng 8,48% so với năm 2012.

Bảng 2.1: Tổng giá trị sản xuất của huyện (Đơn vị: tỷ đồng, %) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tăng trưởng BQ Tổng giá trị sản xuất (t đồng) 4.258,75 4.466.23 4.585,05 4.824,67 5.180,27 5,4% - Công nghiệp, xây

dựng (t đồng) 1.823 1.976 2.092 2.130 2.336 7,035% - Nông, lâm, ngư

nghiệp (t đồng) 785,75 800,23 790.45 803.67 834,27 1,54% - Dịch vụ (t đồng) 1.650 1.690 1.702,6 1891 2.010 5,45%

Cơ cấu GTSX (%) 100 100 100 100 100

- Công nghiệp, xây

dựng (%) 21,6 21,36 24,48 14,00 14,98 - Nông, lâm, ngư

nghiệp (%) 52,6 52,6 48,4 47,8 45,5 - Dịch vụ (%) 25,8 26,04 27,12 38,20 39,52

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang 2009-2013

+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng nhanh, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển dịch lao động ở khu vực nông thôn. Sản xuất công nghiệp có bước chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu sản xuất nội ngành; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 7,035% (giai đoạn 2004 - 2008 là 6,2%). T trọng ngành dịch vụ tương đối ổn định, dao động t 25,8% năm 2009 lên mức 39,52% năm 2013, trong khi vẫn tăng trưởng về giá trị với tốc độ trung bình 10% trong giai đoạn này, thấp hơn mục tiêu 15-20%.

nuôi, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 1,54%; sản lượng lương thực bình quân đạt 61,41tạ/ha. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa; nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng, góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Hòa Vang đã có những bước tiến đáng kể trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Hòa Vang là địa phương duy nhất của Thành phố Đà Nẵng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tính đến cuối năm 2013, Huyện đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng nông thôn mới gia đoạn 2011-2015 và quy hoạch chi tiết 1:500 Trung tâm hành chính 11/11 xã, đầu tư xây dựng 46,68 km giao thông với tổng kinh phí 141,5 t đồng, nâng cấp,sửa chữa, xây mới 25 nhà văn hóa thôn, tổng kinh phí 5,2 t đồng; nâng cấp, cải tạo, xây mới 29 công trình dân sinh để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng các mô hình khuyến nông, triển khai các đề án dồn điền, đổi thửa; đề án cải tạo vườn tạp, quy hoạch mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh hoa, rau sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện năm 2013 đạt 20,68 triệu đồng/người/năm, tăng 11,26% so với năm 2012

Cơ cấu kinh tế của huyện đã đi đúng hướng theo tinh thần mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện qua các nhiệm kỳ đề ra đó là tăng dần t trọng các ngành dịch vụ và giảm t trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên do nền kinh tế tăng trưởng không ổn định nên sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế cũng không ổn định, t trọng công nghiệp giảm t 25,8% năm 2009 lên 14,98% năm 2013, t trọng ngành nông nghiệp giảm t 52,6% năm 2009 xuống còn 45,5% vào năm 2013 do thu hồi đất nông nghiệp để phát triển cơ sở hạ tầng đi theo hướng đô thị loại 1 của thành phố.

trong những năm gần đây, tuy nhiên so với cơ cấu kinh tế của thành phố, cơ cấu kinh tế huyện các ngành vẫn còn chênh lệnh nhiều.

2.1.2. Tổng quan về tình hình xã hội

Cùng những thành tựu kinh tế trong giai đoạn 2009-2013, Hòa Vang đã đạt được hầu hết các mục tiêu xã hội đề ra. Nhìn chung, huyện đã có những bước tiến đáng kể trong giảm nghèo, giáo dục, chăm sóc sức khỏe. Những thành tích trên có được là nhờ đã bảo vệ và duy trì được một môi trường trong lành và hạn chế ô nhiễm t phát triển công nghiệp. T năm 2010 đến 2013, dân số Hòa Vang giảm t 122.800 người xuống còn 120.698 người.

- Các vấn đề xã hội và giảm nghèo, năm 2013, huyện Hòa Vang giảm được 1719/1350 hộ nghèo, đạt 127,33% so với kế hoạch đề ra. Dù chưa đạt được mục tiêu là xóa đói giảm nghèo hoàn toàn, trong vài năm trở lại đây tỉnh cũng đã có những bước tiến to lớn trong lĩnh vực này. Thực hiện tốt công tác bảo hiểm y tế cho người dân, đến nay có 109.940/120.698 người tham gia đạt tỉ lệ 91,08%; cấp 21.703 thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng là hộ chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tốc, hộ mắc bệnh hiểm nghèa và trẻ em dưới 6 tuổi tạo điều kiện người dân khám chữa bệnh.

- Về chăm sóc sức khỏe, năm 2013, Hòa Vang đã hoàn thành và đưa vào hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Vang, tổ chức khám chữa bệnh cho 133.358 lượt bệnh nhân; triển khai tốt công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng,; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xẩy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn ở huyện Hòa Vang * Cơ hội: * Cơ hội:

- Môi trường hòa bình, sự hợp tác, liên kết, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển tạo điều kiện để tiếp tục phát huy nội lực và lợi

thế so sánh, tranh thủ ngoại lực, nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Sự hình thành tuyến hành lang Đông Tây và đường Xuyên á: Các nước trong khu vực ASEAN,cũng như các nước phát triển đã và đang chú ý đến sự phát triển khu vực Nam Lào - Đông Bắc Thái Lan - Đông Bắc Campuchia và miền Trung Việt Nam gắn liền với việc mở đường xuyên Á và hành lang Đông Tây tạo lối ra biển gần nhất cho khu vực này. Sự quan tâm này sẽ tác động nhiều đến việc kiến thiết các cửa vào-ra ở khu vực địa bàn trọng điểm Miền Trung và ở phía Nam nước ta.

- Sự phát triển của các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ kéo theo sự phát triển của các tỉnh, thành phố, các địa phương có quan hệ với nhau trong khu vực trong đó có khu kinh tế mở Chu Lai và khu kinh tế Dung Quất.

- Nền chính trị của nước ta rất ổn định tạo sự an tâm cho các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, khách du lịch đến với địa bàn để tham quan trong đó có Khu du lịch Bà Nà- Suối mơ.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư ngày càng nhiều, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần rút ngắn khoảng cách với các quận trung tâm thành phố.

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục ổn định và được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân t ng bước được cải thiện.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 33)