Những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 73 - 78)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2.Những hạn chế

Thứ nhất, quy trình phân bổ inh ph thi u mối liên t chặt chẽ giữa hoạch phát triển KT-XH

Hiện nay thực hiện quản lý các khoản chi NSNN theo phương thức lấy kiểm soát đầu vào là chủ yếu, quản lý theo niên độ t ng năm một còn mang tính chủ quan, duy ý chí, áp đặt. Điều đó thường dẫn đến các kết cục là:

- Hiệu lực quản lý thấp

- Ít gắn kết giữa kinh phí cấp ra với mục tiêu phải đạt được - Tầm nhìn ngắn hạn và thiếu chủ động

- Bất cập ngay t khâu chuẩn bị xây dựng dự toán

- Phân bổ dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp.

Hiệu lực quản lý thấp

Trong quá lập ngân sách, kiểm soát các yếu tố đầu vào được coi trọng hơn cải thiện kết quả hoạt động của ngành thông qua thực thi các mục tiêu và nhiệm vụ của ngành. Ngân sách được lập hàng năm v a tốn thời gian, nhân lực và tiền bạc v a không dự liệu hết mọi biến cố có thể ảnh hưởng đến dự toán. Ngân sách năm sau được lập trên cơ sở ngân sách năm trước mà không xét đến việc có nên tiếp tục duy trì hoạt động đang được cung cấp hay không. Ngân sách chi thường xuyên và ngân sách chi đầu tư phát triển được lập một cách riêng rẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Ít gắn kết giữa kinh phí cấp ra với mục tiêu phải đạt được

Do quản lý chi NSNN theo kiểu đầu vào không gắn kết việc cấp phát kinh phí với việc thực hiện các mục tiêu chính trị nên đã dẫn đến trách nhiệm

giải trình trong quản lý và sử dụng ngân sách không rõ, không nêu bật được việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực đã mang lại kết quả và hiệu quả cụ thể như thế nào đối với đời sống KT-XH.

Đây chính là một trong những bất cập lớn nhất đòi hỏi phải đổi mói quản lý chi NSNN nhằm gắn kết và thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.

Tầm nhìn ngắn hạn và thiếu chủ đ ng

Quy trình xây dựng dự toán và quản lý chi NSNN dường như chỉ có thể quan tâm đến lợi ích trước mắt, t ng năm một, chưa có tầm nhìn trung hạn. Theo đó, ngân sách chỉ được xây dựng trong khoảng thời gian một năm. Cứ hết năm ngân sách thì dự toán ngân sách sẽ hết hiệu lực, và lại tiếp tục lập kế hoạch ngân sách cho (một) năm tiếp theo. Đến cuối năm, kinh phí được cấp nhưng chưa sử dụng hết (cho dù vẫn có nhu cầu chi) thì phải hu bỏ hoặc nộp lại cấp trên. Các báo cáo quyết toán ngân sách thường chỉ chú trọng đến việc thực hiện chi ngân sách có hết dự toán hay không? Những cuộc thanh tra, kiểm soát cũng chỉ xem xét việc chi tiêu có đúng định mức hay không? Có sai phạm gì về chế độ tài chính hay không? Trên thực tế, người ta ít quan tâm đánh giá xem những khoản chi đó đã tạo ra được kết quả gì phục vụ cho quá trình phát triển KT-XH? Trong hoạt động thực tiễn, đa số các nhiệm vụ, các hoạt động đều tiếp diễn t năm này qua năm khác, nhiều nhiệm vụ cần có khoảng thời gian trên một năm mới hoàn thành, nhiều khoản chi tiêu được kéo dài hơn một năm ngân sách. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý không lường được nguồn thu và không có sự bố trí ngân sách trung hạn. Các cơ quan quản lý cũng như các ban ngành địa phương cũng không được đảm bảo về tổng nguồn kinh phí sẽ được cấp trong những năm tới. Các bên đều bị động trước những diễn biến kinh tế - tài chính, trước tổng mức thu - chi trong các dự toán hàng năm.

Bất cập ngay từ khâu chuẩn bị xây dựng dự toán

Việc sử dụng cơ sở nguồn lực hiện có làm căn cứ lập dự toán tuy có tính hiện thực về mặt tài chính, dễ làm, phù hợp với tác phong và tư duy quản lý hiện thời nhưng cũng bộc lộ nhiều bất cập. Trong quá trình lập dự toán ngân sách hàng năm, luôn chịu áp lực bởi tổng số nguồn thu ngân sách. Do đó, thảo luận dự toán ngân sách thực sự và thường kết thúc bằng việc thoả hiệp giữa các bên.

Phân bổ dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp

Do không có tầm nhìn trung hạn nên không chỉ có cơ quan tài chính, UBND huyện bị động về nguồn thu mà các cơ quan ban ngành, địa phương và các đơn vị thụ hưởng cũng bị động về nguồn lực. Các đơn vị dự toán không thể và cũng không có quyền chủ động bố trí ưu tiên chi tiêu theo trọng tâm, trọng điểm. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực do vậy mà bị giảm đáng kể.

Thường do thiếu nguồn nhưng nhu cầu lại nhiều nên nguồn lực buộc phải bố trí dàn trải, nhiều khoản được chi “cầm ch ng”, nguồn kinh phí không được bố trí tới ngưỡng cần thiết.

Thứ hai, ém hiệu quả hoạt động hu vực công

Huyện Hoà Vang có 11 xã, trong đó có 5 xã miền núi. Cơ sở vật chất chưa đầy đủ, trình độ và năng suất không cải thiện, thêm vào đó điều kiện làm việc nghèo nàn làm suy yếu hiệu quả hoạt động.

Trong tổ chức thực hiện nhiều đơn vị cơ quan viện dẫn nhiều lý do để tăng biên chế trước khi nhận khoán, sau đó lại tìm cách đòi ngân sách cho số biên chế tăng thêm này. Và ngay trong cơ chế khoán cũng không có sản phẩm cụ thể cuối cùng mà chỉ có sản phẩm chung là hoàn thành chức năng nhiệm vụ được giao.

Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao như khối lượng, chất lượng công việc của đơn vị chưa được thực hiện, nên việc chi trả thu nhập tăng thêm còn mang tính bình quân.

Định mức phân bổ của Thành phố ban hành còn thấp và ổn định trong cả thời kỳ dài, trong khi giá cả thị trường biến động mạnh, vì vậy nhiều đơn vị không tiết kiệm được kinh phí hoặc tiết kiệm không đáng kể, điều đó đã hạn chế ý nghĩa của việc tự chủ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

Thứ ba, về chi ngân sách địa phương

Vẫn xảy ra tình trạng chi ngoài kế hoạch theo cơ chế xin cho. Đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách, một số đơn vị thực hiện không đúng theo quy trình quản lý chi ngân sách, chi thường xuyên không theo như dự toán nhưng lại không đề nghị điều chỉnh, giữa dự toán và thực hiện dự toán có sự chênh lệnh lớn, nhưng vẫn được chấp nhận quyết toán. Điều này là trái với quy định của Luật NSNN.

Đối với các xã thiếu chủ động trong việc bố trí sắp xếp điều hành chi theo dự toán được giao và khả năng nguồn thu cho phép, chi không có nguồn đảm bảo dẫn đến tình trạng điều chỉnh nguồn ngân sách liên tục.

Chưa coi trọng nguyên tắc chi tiêu, đặc biệt là việc lập hồ sơ chứng t không đồng bộ, thiếu tính pháp lý, quyết toán vốn đầu tư chậm, quyết toán chi thường xuyên cũng không đáp ứng thời gian quy định của Luật NSNN.

Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ ở một số đơn vị chưa tích cực, chưa triệt để nên thu nhập tăng thêm thấp, hoặc không giành phần tiết kiệm đạt được để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác và điều kiện làm việc. Vẫn còn tư tưởng xin cho ngoài khoán, ngoài chế độ. Một số đơn vị sự nghiệp chưa thực sự đổi mới cơ chế quản lý phát huy tính tự chủ,

tự chịu trách nhiệm, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động.

Chế độ, chính sách tiền lương của Nhà nước có biến động dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung nguồn. Giá cả vật tư, nguyên vật liệu trượt giá nhanh, trong khi đó vốn đầu tư không đáp ứng tiến độ thanh toán gây khó khăn cho việc đẩy nhanh tiến độ thi công, nhất là các công trình trọng điểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác quyết toán vốn đầu tư tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng một số chủ đầu tư chưa nhận thức được trách nhiệm về công tác quyết toán dự án hoàn thành, chất lượng báo cáo quyết toán thấp, phải chỉnh sửa nhiều lần; nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng cả năm mới lập hồ sơ quyết toán.

Thứ tư, trong quản lý vốn đầu tư của Nhà nước

Về công tác quản lý vốn đầu tư hiện đã có những quy định cho thấy nhà nước đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý rõ ràng và cụ thể để quản lý vốn đầu tư t khâu đầu tiên là chuẩn bị đầu tư, đến giai đoạn cuối cùng là thanh toán, quyết toán vốn đầu tư. Nói chung, những quy định hiện hành đủ để quản lý việc chi tiêu sao cho hợp pháp và không lãng phí.

Tuy nhiên, trong thực tế, những quy định đó không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ. T khâu quy hoạch, khâu thẩm định dự án, xác định nhu cầu đầu tư và khả năng đầu tư,… đến thi công, và cả thanh toán, quyết toán đều đã có sai phạm làm cho kết quả đầu tư không được như mong muốn. Những sai phạm này trong nhiều trường hợp nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các nhà quản lý.

Quy hoạch không hợp lý và đầu tư dàn trải. Các dự án đầu tư chưa được quy hoạch một cách tổng thể hợp lý có tính tới yếu tố vùng và địa phương, tính toán nhu cầu đầu tư chưa sát với thực tế, và đầu tư dàn trải cho nhiều địa phương theo địa giới hành chính.

về thủ tục pháp lý nhất định, phải phản ảnh nhu cầu của xã hội, khả năng thực hiện dự án, và phải chỉ rõ hiệu quả KT-XH dự án mang lại.

Thứ n m, một số bất cập hác còn tồn tại trong thực hiện các v n bản liên quan

Hệ thống chính sách chi NSNN chưa đầy đủ và cụ thể để làm căn cứ quản lý chi NSNN. Trước hết, Luật NSNN cần cụ thể hơn, rõ ràng hơn, đầy đủ căn cứ pháp lý hơn về lĩnh vực chi để giảm văn bản hướng dẫn. Thứ hai, các văn bản dưới Luật NSNN cần quy định chế tài mạnh hơn, cụ thể hơn trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với những vi phạm trong quản lý ngân sách như thanh quyết toán sai, duyệt chi sai, hạch toán sai dẫn đến thất thoát ngân sách,...

Quản lý chi chưa thúc đẩy cải cách hành chính, chưa gắn với quản lý biên chế và sắp xếp bộ máy. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, biên chế và tài chính

đối với đơn vị sự nghiệp công lập điều 8 Về quản lý và sử dụng cán b , viên

chức quy định rất rõ các đơn vị được quyết định việc tuyển dụng cán bộ, viên chức theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Tuy nhiên thực tế thì Sở Nội vụ và UBND huyện thường can thiệp vào việc tuyển dụng biên chế hoặc đưa ra những yêu cầu về mặt hành chính, mang tính áp đặt, làm cho việc thực thi Nghị định chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 73 - 78)