MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 99 - 103)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

- Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và không khoan nhượng. Luật tài chính đặt nền móng pháp lý cho quá trình phân phối các nguồn tài chính. Do đó, hoàn thiện luật tài chính được xem là điều kiện cần để sử dụng hiệu quả các công cụ tài chính trong quản lý kinh tế vĩ mô. Hoàn thiện luật tài chính được xem xét dưới hai góc độ: xây dựng đồng bộ hệ thống luật tài chính và tăng cường pháp chế tài chính trong đời sống KT-XH.

- Trong hệ thống luật tài chính, cần chú trọng hoàn thiện Luật NSNN vì đây là luật tài chính cơ bản.

- Tăng cường khâu thi hành luật. Cần phải hình thành thái độ không khoan nhượng trong việc bảo vệ luật pháp nói chung và pháp luật chuyên ngành nói riêng.

- Một trong những khó khăn khiến luật chậm đi vào đời sống KT-XH là các văn bản dưới luật còn thiếu đồng bộ, thể hiện ở những điểm: thời gian, quy định hướng dẫn,… Vì vậy, hoàn thiện môi trường pháp lý còn bao gồm nâng cao năng lực ban hành văn bản pháp lý của bộ máy hành pháp.

- Phổ cập hoá kiến thức pháp luật cơ bản đến mọi người dân, trước hết là công chức.

- UBND thành phố chỉ đạo các Sở Tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Cục thuế cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp cho huyện về quản lý điều hành ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản tương xứng với quy mô là đơn vị trực thuộc đô thị loại 1. Cụ thể: Trong phân cấp về ngân sách cần chú ý đến việc đẩy mạnh phân cấp nguồn thu để huyện có cơ cấu nguồn thu bền vững, chủ động cân đối được ngân sách cho chi thường xuyên và dành phần thích đáng cho chi đầu tư phát triển theo hướng sau: phân cấp toàn bộ việc quản lý thu đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn về Chi cục thuế Hoà Vang quản lý thu và điều tiết cho ngân sách thành phố, tính toán t lệ điều tiết ngân sách các cấp theo hướng đảm bảo toàn bộ các phường tự cân đối được ngân sách, hạn chế tối đa trợ cấp cân đối bổ sung; tính toán phân cấp nguồn vốn đầu tư phải phù hợp với nhiệm vụ chi đầu tư do thành phố ban hành.

- UBND thành phố cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, không nên căn cứ vào dân số bình quân để xây dựng định mức chi mà phải chú trọng đến nhiệm vụ của t ng ngành, t ng cấp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp kiến thiết thị chính, sự nghiệp bảo vệ môi trường, định mức phân bổ chi thường xuyên của cấp phường, định mức phân bổ chi hành chính cho một biên chế để tạo đông lực thực hiện khoán chi hành chính.

KẾT LUẬN

Quản lý chi NSNN phải nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả việc phân bổ ngân sách theo thứ tự ưu tiên phát triển KT-XH. Thực hiện quản lý chi NSNN trong điều kiện nguồn lực tài chính cho phát triển KT-XH còn hạn chế thì vấn đề phân bổ và quản lý có hiệu quả đặt ra yêu cầu phải thực hiện các giải pháp để thúc đẩy quá trình quản lý chi NSNN phát triển cả về quy mô và chất lượng, trong đó giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN là một vấn đề quan trọng.

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Hoà Vang là tất yếu, đó là một quá trình lâu dài và sẽ gặp không ít những khó khăn, vướng mắc, vì vậy đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của t ng cá nhân, t ng ngành. Đặc biệt mỗi cán bộ quản lý Ngân sách Nhà nước phải không ng ng học tập nâng cao nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức của mình cùng với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện và các cơ chế chính sách phù hợp.

Với nỗ lực của các cấp, các ngành trên địa bàn quận trong thời gian qua đã t ng bước cố gắng, tuy nhiên thu ngân sách vẫn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp cân đối của Ngân sách thành phố. Trong bối cảnh như vậy, luận văn đã cố gắng tổng quát một cách có hệ thống nội hàm của quản lý chi NSNN và đánh giá khái quát thực trạng quản lý chi NSNN của quận. Các nghiên cứu phân tích, đánh giá cho thấy rằng, đã có những tiến bộ nhất định trong việc phân bổ nguồn lực theo các nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế, song phân bổ ngân sách vẫn dàn trải, ngắn hạn, chưa dựa trên các ưu tiên chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, quản lý việc sử dụng nguồn vốn nhà nước về cơ bản vẫn tập trung vào xem xét các khoản tài chính công được phân bổ có được sử dụng đúng mục đích hay không? Các khoản chi có đúng chế độ, định mức hay

không? Kết quả của việc sử dụng nguồn lực tài chính công như thế nào, được quan tâm đúng mức hay chưa?

Trên cơ sở tổng hợp lý luận và phân tích thực trạng, luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp để hoàn thiện quản lý chi NSNN huyện Hoà Vang, đáp ứng yêu cầu quản lý chi ngân sách ngày càng tăng, cũng như để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách trên địa bàn và đưa ra một số kiến nghị đối với UBND thành phố. Trong đó, đáng chú ý là giải pháp quản lý chi ngân sách, đây là giải pháp giúp cho ngân sách huyện được quản lý, kế hoạch hóa ngay t khâu đầu tiên đến khâu chấp hành dự toán, qua đó ngân sách được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tránh dàn trải, lãng phí.

Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu thực tế về quản lý chi ngân sách huyện Hoà Vang, nhưng đây là vấn đề phức tạp, mới và chưa được nghiên cứu ở Hoà Vang nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong được sự tham gia, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo, các bạn học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài chính Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi

hành Luật ngân sách.

[2] Chi Cục thống kê Niên giám thống kê huyện Hoà Vang năm 2004-2012

[3] Th.s Vũ Văn Cương - PGĐ Trung tâm tư vấn PL_HLU, Đánh giá thực

trạng lập. Chấp hành, quyết toán N NN và Phương hương hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước.

[4] Hoàng Hàm (2008), “Bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất

lượng dự toán NSNN”, Tạp chí Kế toán số 11,12 năm 2008.

[5] Học viện Tài chính (2007), Giáo trình quản lý Tài chính công, NXB Tài

chính, Hà Nội.

[6] Kho bạc Nhà nước (2006), Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho

bạc (TABMI ) và những vấn đề liên quan, NXB Tài Chính, Hà Nội.

[7] TS. Vũ Như Thăng, ThS.Lê Thị Mai Liên, “Bàn về phân cấp ngân sách

ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chinh.

[8] UBND Huyện Hoà Vang, Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2004-2012

[9] UBND huyện Hoà Vang, Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương năm

2009-2012

[10] UBND huyện Hoà Vang, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)